Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Bác sĩ nhi khoa gợi ý ba mẹ nên áp dụng một chế độ dinh dưỡng phù hợp khi bé còn đang biểu hiện bệnh và thực đơn khoa học cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh lâu dài của trẻ như hướng dẫn dưới đây.
Vì sao trẻ bị rối loạn tiêu hóa?
Rối loạn tiêu hóa là biểu hiện bệnh lý thường gặp ở trẻ trong những năm đầu đời vì ở lứa tuổi này hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa hoàn thiện. Cơ thể con vì thể mà dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, … Ngoài các yếu tố như môi trường sống, thì không hấp thụ được thực phẩm, chế độ dinh dưỡng bất hợp lý cũng là một trong những nguyên chính có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
Ngay khi thấy con có các biểu hiện như nôn trớ, đau bụng quặn thắt, tiêu chảy, táo bón, đi ngoài phân sống, … ba mẹ nên theo dõi cẩn thận và đưa bé đi khám. Kết hợp với tư vấn, điều trị của bác sĩ, ba mẹ nên cải thiện chế độ dinh dưỡng cho trẻ để giúp con xây dựng một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
Ngay khi nhận thấy trẻ bị rối loạn tiêu hóa, ba mẹ nên áp dụng một chế độ ăn uống phù hợp cho trẻ trong thời gian trẻ vẫn còn biểu hiện bệnh (thực đơn cho bé hồi phục) và áp dụng các quy tắc dinh dưỡng cơ bản về lâu về dài đối với trẻ bị rối loạn tiêu hóa như sau.
Thực đơn giúp trẻ bị rối loạn tiêu hóa nhanh bình phục
Khi bé vẫn còn đang bị rối loạn tiêu hóa, con có thể cảm thấy khó chịu như đau bụng hoặc tiêu chảy, … Lúc này tốt nhất ba mẹ chỉ nên bù nước cho bé và cho bé ăn những loại thức ăn nhẹ, dễ tiêu như súp, canh, cháo loãng, … cho đến khi bé khỏi hoàn toàn. Đồ ăn cũng nên nêm nếm ít gia vị để cơ thể trẻ dễ hấp thụ hơn. Còn nếu trẻ chưa muốn ăn thì cũng không sao. Quan trọng nhất là bù nước cho con để trẻ không quá mệt và kiệt sức.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng lâu dài phù hợp cho trẻ
1. Hạn chế các loại đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ trong bữa ăn của bé
Trẻ thường xuyên có biểu hiện rối loạn tiêu hóa nên kiêng ăn đồ ăn nhanh bởi những món đồ ăn nhanh thường khó tiêu và chứa hàm lượng chất béo lớn. Khi đang bị rối loạn tiêu hóa mà ăn đồ ăn nhanh sẽ khiến bệnh nặng hơn, tình trạng đầy bụng khó chịu là không tránh được. Còn về lâu về dài, ba mẹ cũng nên tránh cho trẻ ăn những loại thức ăn này và nên thay bằng đồ ăn vặt dễ tiêu và giàu dinh dưỡng hơn.
2. Theo dõi thói quen ăn uống của trẻ để biết con nhạy cảm với loại đồ ăn nào
Rối loạn tiêu hóa thường bắt nguồn từ hệ tiêu hóa của trẻ không thể hấp thụ được một số chất trong loại thức ăn mà con ăn vào. Chẳng hạn một số trẻ cảm thấy khó chịu, bụng ấm ách khi uống sữa chua, các loại nước có đường, một số trẻ khác lại gặp tình trạng này với các món lên men như bún, bánh mì, … Là người chăm sóc con hàng ngày, ba mẹ cần quan sát biểu hiện, phản ứng của cơ thể trẻ với đồ ăn để từ đó giúp con không ăn phải những loại đồ ăn không thích hợp với cơ thể trẻ.
3. Tăng cường chất xơ trong bữa ăn của con
Chất xơ là một thành phần quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh và được xem là phương pháp hiệu quả cho việc phòng ngừa cũng như điều trị chứng táo bón và rối loạn tiêu hóa của trẻ. Nhờ bổ sung nguồn chất xơ dồi dào vào bữa ăn của trẻ, sự chuyển động của ruột trẻ sẽ diễn ra dễ dàng hơn, tăng thể tích phân, giúp trẻ tránh được tình trạng táo bón và có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
4. Bổ sung vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ bằng sữa chua
Vi khuẩn trong sữa chua còn được gọi là men vi sinh/lợi khuẩn, hay probiotic. Nói nôm na, đây là những vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Ăn sữa chua thường xuyên có thể giúp hệ thống miễn dịch của bạn được tăng cường hoạt động, từ đó giảm bớt nguy cơ nhiễm các loại bệnh do tác nhân bên ngoài. Do đó ba mẹ có thể cho trẻ ăn sữa chua hàng ngày như một cách cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ.
5. Bổ sung vitamin cho bé
Vitamin và khoáng chất có sẵn trong đồ ăn thức uống hàng ngày, vấn đề là mẹ phải biết kết hợp các nhóm thực phẩm để con có chế độ ăn hài hòa, và con cũng phải ăn uống tử tế để nạp các chất đó vào người thì mới được. Tuy nhiên, trong thực tế thì hầu hết trẻ em (và cả người lớn), đang phải chịu một chế độ ăn nghèo vitamin và khoáng chất.
Lý do thì có nhiều: ăn uống theo sở thích và thói quen hơn là theo giá trị dinh dưỡng, điều kiện làm việc và học tập không cho phép đầu tư ăn uống cho tử tế, sự thiếu hợp tác của con… Do đó, nếu không thể đảm bảo chế độ ăn khoa học thì nên cho bé bổ sung vitamin.
Thiếu vitamin hay thừa vitamin đều không tốt cho sức khỏe, do đó, để bổ sung vitamin cho bé một cách hiệu quả thì phải lưu ý hai chữ “đúng” và “đủ”. Để làm được điều này thì tốt nhất ba mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa về liều lượng và loại vitamin thích hợp với bé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!