Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng nên chế biến như thế nào để kích thích bé ăn ngon? Một số món ăn mẹ có thể tham khảo và chế biến cho bé theo 3 phương pháp phổ biến hiện nay gồm: kiểu Nhật, BLW và truyền thống.
Đối với thực đơn ăn dặm theo kiểu Nhật, mẹ có thể cho con ăn cháo đậu bắp rong biển, súp thịt đậu nành, xoài miếng nhỏ,… Với phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy, con sẽ ăn cơm nắm mè rang, bí đỏ hấp, măng tây nướng, lê, mâm xôi đen,… Trong giai đoạn này, con sẽ bắt đầu tự ăn các loại thịt nên mẹ cần lưu ý cách chế biến đúng và an toàn cho bé. Đối với ăn dặm kiểu truyền thống, con vẫn sẽ ăn các loại bột nhưng đặc và nhiều hơn tháng trước. Một số loại bột mẹ có thể tham khảo để chế biến cho bé là: bột tôm, bột thịt lợn, bột cua,…
Hãy đọc bài viết để biết đặc điểm và thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng theo:
- Kiểu Nhật
- Phương pháp BLW
- Phương pháp truyền thống
Đặc điểm và thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tháng tuổi
Thông tin về thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tháng
- Số lượng bữa ăn: 2 bữa/ngày
- Thời gian cho bé ăn: 10:00 và 17:00
- Lượng cháo: từ 40 đến 80 gram, cháo được pha theo tỷ lệ 1:7 (1 phần gạo và 7 phần nước)
- Chất đạm: từ 10 đến 15 gram. Một số thực phẩm mẹ có thể tham khảo để cho bé ăn là: trứng cá quả, đậu phụ, các chế phẩm từ sữa bò, gan gà, thịt gà, thịt cá trắng,…
- Các loại rau (25 gram) như: dưa chuột, xà lách,…
Bạn có thể chưa biết:
Giúp bé 7 tháng ăn ngon, mau lớn với thực đơn của viện dinh dưỡng
Bé 7 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa và cách ăn dặm cho trẻ trong giai đoạn này
Các thực phẩm bé 7 tháng tuổi ăn được
Bên cạnh những thực phẩm con ăn trong giai đoạn 6 tháng tuổi, bạn có thể bổ sung một số loại thực phẩm khác từ các dưỡng chất cần thiết cho bé như:
- Tinh bột: ngũ cốc, bún, phở, yến mạch, khoai sọ, bắp nghiền,…
- Chất đạm: đậu phụ, gan gà, đậu đỏ, cá ngừ,…
- Vitamin và chất xơ: rau dền, xà lách, ớt chuông, măng tây,…
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng theo kiểu Nhật
|
Bữa sáng: 10:00 |
Bữa chiều: 17:00 |
Súp khoai tây đậu Hà Lan, sữa chua |
Súp bí đỏ hạt sen, canh gà viên |
Cháo thịt bò rau dền, chuối thái lát |
Cháo khoai lang gan gà, súp bí đỏ, dâu tây nghiền |
Cháo gà bắp cải, đu đủ thái miếng nhỏ |
Cháo gà bắp cải, đu đủ thái miếng nhỏ |
Cháo đậu bắp rong biển, súp thịt đậu nành, xoài miếng nhỏ |
Súp khoai tây cá hồi, su su luộc |
Cháo bánh mì khoai lang, súp cá rau cải, sữa chua |
Cháo đậu bắp rong biển, súp thịt đậu nành, xoài miếng nhỏ |
Cháo khoai lang gan gà, súp bí đỏ, dâu tây nghiền |
Cháo trắng, cá hồi, rau ngót |
Cháo thịt đậu bắp, cải bó xôi, bí đỏ, sữa chua dâu |
Mỳ trứng gà, súp cà chua cá |
|
Súp khoai tây bí đỏ, nước hầm vỏ tôm |
Với phương pháp ăn dặm theo kiểu Nhật, mẹ nên cho bé 7 tháng tuổi ăn 2 bữa/ngày là 10:00 sáng và 17:00 chiều
Đặc điểm và thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi theo BLW
Đặc điểm của thực đơn theo BLW cho bé 7 tháng
Trong bữa ăn, mẹ nên cho bé ăn đủ các thực phẩm đến từ 3 nhóm chính là: tinh bột, đạm, vitamin và chất khoáng. Ngoài cơm, bạn có thể cho con ăn các thực phẩm khác chứa tinh bột như: khoai, nui, mì,… Bên cạnh chất đạm đến từ thịt, mẹ có thể bổ sung những thực phẩm khác cho bé như: đậu, hạt,… Ngoài ra, khi chế biến thịt, cá trong thực đơn ăn dặm của con, mẹ cần lưu ý một số điều sau:
- Các loại thịt từ gà, bò, lợn nên luộc mềm trước rồi sau đó xào với rau hoặc kho nhạt. Bên cạnh đó, mẹ có thể làm chả, giò từ thịt để cho bé ăn
- Đối với cá, mẹ mua cá được lóc xương sẵn, kiểm tra rồi bọc giấy bạc hấp, nướng, chiên hoặc áp chảo. Mỗi tuần, bạn nên cho bé ăn từ 1-2 bữa cá.
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng theo BLW
Ngày 1: Gà kho, cơm, súp lơ xanh luộc, dưa vàng
Ngày 2: Cơm, thịt lợn rim tôm, bí ngòi xào cà chua, xoài
Ngày 3: Cà rốt, dưa chuột chấm sốt Hummus, kiwi
Ngày 4: Bánh mì nướng chấm sốt bơ, gà hấp gừng, ớt chuông, mận sấy
Ngày 5: Cơm, trứng xào rau củ, cà rốt, bơ, ngô bao tử
Ngày 6: Ớt chuông hấp, táo nướng, dưa hấu
Ngày 7: Yến mạch sấy, ớt chuông hấp, kale nướng
Ngày 8: Bí xanh, khoai tây, cà chua, ngô ngọt, thịt gà luộc; sốt củ cải đỏ; bánh bí đỏ
Ngày 9: Bông cải xanh luộc, mì luộc, thịt băm nướng sả, mận sấy
Ngày 10: Nui nơ sốt bí, măng tây hấp, quả mâm xôi
Ngày 11: Cơm nắm mè rang, bí đỏ hấp, măng tây nướng, lê, mâm xôi đen
Ngày 12: Bánh táo; súp lơ, bí đỏ, bí ngòi, ớt chuông luộc
Ngày 13: Mỳ ý; bông cải, đậu hạt luộc; chả ướp thyme rán; nước dùng gà; mận
Ngày 14: Bánh mì chuối, dưa gang, cà chua bi, cho bé tập cầm thìa ăn khoai nướng
Ngày 15: Đậu ngự hầm, khoai lang mật hấp, bí phấn thơm luộc, nho, đào
Ngày 16: Cơm vừng, bơ sáp, cà rốt, dưa hấu
Ngày 17: Cơm, tôm, bí phấn thơm hấp, táo, chuối, trà lúa mạch
Theo phương pháp BLW, mẹ nên tập cho bé 7 tháng cầm thìa xúc ăn
Ngày 18: Mì sốt rau; đậu phụ áp chảo; bông cải, su su hấp; mận; nho
Ngày 19: Cơm nắm mè rang, trứng bác rau bina, cà chua, kiwi
Ngày 20: Bánh mì, chả mực, rau dền, nước luộc rau, nho, chuối, táo, hạt mít rang
Ngày 21: Bông cải xanh hấp, đậu phụ sốt cà chua, táo, nho, cho con tập cầm thìa ăn khoai nướng
Ngày 22: Khoai nướng, măng tây nướng, kiwi, sữa chua
Ngày 23: Thịt cuộn sả hấp; khoai lang, bí đỏ, bắp non, nui rau củ luộc; hồng trứng
Ngày 24: Bánh lentils, bánh ăn dặm, susu hấp, mận, mơ sấy
Ngày 25: Bánh chuối yến mạch, súp lơ hấp, cà rốt sấy, mận tươi, mận sấy, cho con tập cầm thìa ăn khoai tây nướng
Ngày 26: Bánh khoai lang; bánh ăn dặm; bông cải, cần tây hấp; dưa hấu
Ngày 27: Bánh kale bina, cá rô hấp sả, bắp, dưa hấu, dưa lê Hàn
Ngày 28: Cơm nắm vừng, thịt xiên lá mắc mật, bí đỏ luộc, dâu tây, cho bé tập xúc xoài nghiền
Ngày 29: Bánh khoai lang, bông cải hấp, cà chua bi, dưa gang, dưa hấu
Ngày 30: Thịt chiên trứng, cải tím, củ cải hấp, mơ sấy, dưa hấu
Bạn có thể chưa biết:
Bỏ túi kinh nghiệm ăn dặm đúng cách cho bé 7 tháng tuổi
Thực đơn hàng ngày cho bé 7 tháng tuổi dễ tăng cân, ngon miệng
Đặc điểm và thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng theo truyền thống
Những thông tin về thực đơn ăn dặm
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi vẫn gồm 3 dưỡng chất chính là: chất xơ (rau, củ,…), tinh bột (mì, cơm,…) và chất đạm (thịt, cá, trứng,…), nhưng lượng và hình thái thức ăn đã thay đổi. Lúc này, con đã dùng được lưỡi để đưa thức ăn xuống cổ họng nên bạn có thể cho bé ăn đặc hơn tháng trước. Thức ăn của con có thể được làm sánh, nghiền nát hoặc ninh nhừ.
Nguyên tắc khi cho bé 7 tháng ăn dặm theo truyền thống
- Vẫn cho con bú sữa mẹ. Nếu không thể cho con bú, bạn có thể bổ sung thêm sữa ngoài
- Không nên nêm gia vị vào thức ăn để tránh ảnh hưởng thận của bé
- Tỷ lệ nấu cháo 1:7 (10 gram gạo thì cần 70 ml nước)
- Nấu cháo cùng các loại thực phẩm khác như: rau, củ, thịt, cá,… để kích thích khẩu vị của con
- Bổ sung nhóm chất béo có lợi để chế biến món ăn cho bé
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng theo truyền thống
|
Giờ |
Thứ 2, 4 |
Thứ 3, 5 |
Thứ 6, Chủ Nhật |
Thứ 7 |
6:00 |
Bú sữa mẹ hoặc sữa ngoài : 150-200 ml |
9:00 |
Bột thịt lợn:
- Bột gạo: 20g
- Thịt nạc vai: 20g
- Dầu ăn (mỡ): 5g
- Lá rau xanh: 2 thìa cà phê
|
Bột thịt gà:
- Bột gạo: 20g
- Thịt gà: 20g
- Dầu ăn (mỡ): 5g
- Lá rau xanh: 2 thìa cà phê
|
Bột thịt bò:
- Bột gạo: 20g
- Thịt bò: 20g
- Dầu ăn (mỡ): 5g
- Lá rau xanh: 2 thìa cà phê
|
Bột trứng:
- Bột gạo: 20g
- Trứng gà: 1 lòng đỏ
- Dầu ăn (mỡ): 5g
- Lá rau xanh: 2 thìa cà phê
|
10:00 |
1/2 chuối tiêu |
Đu đủ: 100g |
1/2 quả hồng xiêm |
Xoài: 100g |
11:00 |
Bú mẹ |
14:00 |
Bột trứng:
- Bột gạo: 20g
- Trứng gà: 1 lòng đỏ
- Dầu ăn (mỡ): 5g
- Lá rau xanh: 2 thìa cà phê
|
Bột cua:
- Bột gạo: 20g
- Cua đồng: 4-5 con
- Dầu ăn (mỡ): 5g
- Lá rau xanh: 2 thìa cà phê
|
Bột tôm:
- Bột gạo: 20g
- Thịt tôm: 20g
- Dầu ăn (mỡ): 5g
- Lá rau xanh: 2 thìa cà phê
|
Bột thịt lợn:
- Bột gạo: 20g
- Thịt nạc vai: 20g
- Dầu ăn (mỡ): 5g
- Lá rau xanh: 2 thìa cà phê
|
16:00 |
Nước cam |
18:00 |
Bột cua:
- Bột gạo: 20g
- Cua đồng: 4-5 con
- Dầu ăn (mỡ): 5g
- Lá rau xanh: 2 thìa cà phê
|
Bột đậu xanh bí đỏ:
- Bột gạo: 20g
- Bột đậu xanh: 2 thìa
- Dầu ăn (mỡ): 5g
- Bí đỏ: 3 thìa cà phê
|
Bột thịt gà:
- Bột gạo: 20g
- Thịt gà: 20g
- Dầu ăn (mỡ): 5g
- Lá rau xanh: 2 thìa cà phê
|
Bột gan (gan lợn, gan gà)
- Bột gạo: 20g
- Gan nghiền nhỏ: 20g
- Dầu ăn (mỡ): 5g
- Bí đỏ: 3 thìa cà phê
|
Theo phương pháp truyền thống, bé 7 tháng vẫn ăn bột nhưng với lượng nhiều và bột đặc hơn
Để hành trình ăn dặm của con đạt kết quả tốt, mẹ nên bổ sung thêm kiến thức về thực phẩm ăn dặm, cách ăn dặm và cách xây dựng thực đơn cho bé 7 tháng tuổi theo phương pháp đã chọn. Đồng thời, bạn cần đa dạng các món trong mỗi bữa ăn để tăng khẩu vị, giúp con cảm thấy vui vẻ, hào hứng khi bắt đầu ăn nhé!
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!