Thực đơn cho bé 7 tháng của viện dinh dưỡng đã được khá nhiều mẹ áp dụng và nhận thấy tác dụng tích cực đến sự phát triển của con nhỏ. Thời điểm 7 tháng tuổi đánh dấu nhiều cột mốc phát triển của trẻ sơ sinh, trong đó có việc làm quen với ăn dặm và nhiều nguồn thức ăn phong phú hơn. Để cung cấp đủ dinh dưỡng cho con và lựa chọn thức ăn phù hợp, mẹ có thể tham khảo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng dưới đây.
Lưu ý về dinh dưỡng của bé 7 tháng tuổi
Bé 7 tháng tuổi chủ yếu vẫn nên bú mẹ hoặc sữa công thức đủ cữ
Trong 6 tháng đầu tiên, trẻ sơ sinh bú mẹ hay bú bình gần như hoàn toàn. Đến tháng thứ 7, nhu cầu dinh dưỡng cho các hoạt động khác tăng lên, bé cần được bổ sung thêm thực phẩm khác để cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất. Quá trình cho bé 7 tháng ăn dặm, mẹ nên lưu ý:
- Bé 7 tháng có thể bắt đầu ăn dặm 2 bữa/ngày và bú sữa mẹ hoặc sữa công thức khoảng 3 đến 4 lần tương đương 500ml – 800ml sữa một ngày. Thời điểm này sữa mẹ vẫn đóng vai trò là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của bé nên mẹ không nên bỏ qua.
- Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng được chia thành một bữa bột ngọt và một bữa bột mặn để thay đổi khẩu vị, giúp bé không chán ăn.
- Bổ sung đủ chất từ rau xanh, thịt, trứng và tập bé ăn các loại thịt từ cá, tôm, cua.
- Chỉ nên cho bé ăn trong khoảng 30 phút trở xuống, hạn chế kéo dài thời gian khiến bé chán và lười ăn.
- Cho bé ăn thêm trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất.
- Không nêm gia vị, đặc biệt không nêm muối trong thức ăn cho trẻ sơ sinh.
Đừng ép con ăn mà hãy để bé thưởng thức
Thực đơn cho bé 7 tháng của viện dinh dưỡng
Nếu đang hoang mang không biết phải bắt đầu từ đâu và cho con 7 tháng ăn gì để đủ chất và ngon, các mẹ có thể tham khảo thực đơn được Viện dinh dưỡng quốc gia gợi ý.
Mẫu thực đơn 1 ngày của bé 7 tháng
Mẫu thực đơn 1 ngày do các chuyên gia của viện dinh dưỡng gợi ý
Viện dinh dưỡng quốc gia đã lên mẫu thực đơn một ngày ăn dặm với các chất dinh dưỡng, tỷ lệ và lượng calories phù hợp nhất. Theo đó, ngày ăn dặm mẫu cho bé 7 tháng như sau:
- 6h: Cho bé bú mẹ
- 8h: Cho bé ăn khoảng 150-200ml bột thịt rau bao gồm: 2-3 thìa cà phê bột gạo tẻ, 2 thìa cà phê thịt nạc thăn, 1-2 thìa cà phê rau xanh (như rau ngót, rau cải), nấu chín xay nhuyễn cùng 2/3-1 thìa cà phê dầu ăn.
- 10h: Pha khoảng 50ml nước ép trái cây không quá chua cho bé uống
- 11h: Cho bú mẹ hoặc sữa công thức
- 14h: Cho ăn tiếp 150-200ml bột trứng gà nấu từ: 2-3 thìa cà phê bột gạo tẻ, 1 lòng đỏ trứng gà ta, 1-2 thìa cà phê rau xanh (như rau ngót, rau cải), nấu chín xay nhuyễn cùng 2/3-1 thìa cà phê dầu ăn hoặc mỡ.
- 16h: 50ml nước ép hoặc cho bé uống món sữa chua xay làm từ ½ quả chuối tiêu và 100ml sữa chua.
- 18h: Cho bú mẹ hoặc sữa công thức
- 21h: Cho bú mẹ hoặc sữa công thức
Thực đơn này cung cấp 680-710 Kcal đủ năng lượng cho bé 7 tháng, đồng thời có đủ protein, vitamin A, C, canxi, kẽm, sắt, lipit, gluxit,…
Mẫu thực đơn 1 tuần của bé 7 tháng
Tương tự như mẫu thực đơn cụ thể 1 ngày phía trên, thực đơn cho bé 7 tháng của viện dinh dưỡng cũng được các chuyên gia phát triển hẳn thành 1 tuần để các mẹ có thể có nhiều sự lựa chọn phong phú cho con. Theo đó 1 tuần của bé 7 tháng được viên dinh dưỡng đề xuất như lịch dưới đây:
Thực đơn 1 tuần cho bé 7 tháng từ Viện dinh dưỡng
Cách chế biến các món bột trong thực đơn của viện dinh dưỡng
Bột đậu xanh bí đỏ
Nguyên liệu: Bột gạo tẻ 15gam (tương đương 3 thìa cà phê), bột đậu xanh 10gam (tương đương 2 thìa cà phê), 4 miếng bí đỏ nhỏ hấp nghiền nát, 1 thìa cà phê dầu ăn, 1 bát nước.
Thực hiện: Cho bột gạo vào nấu cùng bột đậu xanh với ít nước đến khi sệt, trộn với bí đỏ nghiền rồi cuối cùng thêm ít dầu ăn vào. Tắt bếp đợi nguội là có thể cho bé ăn.
Bí đỏ là thức ăn ngon, bổ dưỡng trí não cho bé
Bột tôm
Nguyên liệu: Bột gạo tẻ 20gam (tương đương 4 thìa cà phê), 15gam (3 thìa) tôm tươi bỏ vỏ lấy thịt giã nhuyễn, 2 thìa rau xanh băm, 1 thìa dầu ăn, 1 bát nước.
Thực hiện: Cho thịt tôm xào săn với dầu. Bột gạo nấu cùng nước đến khi sệt, cho tôm và rau xanh vào nấu chín, xay nhuyễn nếu bé chưa ăn cứng được.
Thực đơn nên đa dạng và màu sắc đủ các nhóm dinh dưỡng
Bột trứng
Nguyên liệu: Bột gạo tẻ 20gam (tương đương 4 thìa cà phê), 1 lòng đỏ trứng gà hoặc 4 lòng đỏ trứng chim cút, 2 thìa rau xanh băm, 1 thìa dầu ăn, 1 bát nước.
Thực hiện: Cho thịt tôm xào săn với dầu. Bột gạo nấu cùng nước đến khi sệt, cho tôm và rau xanh vào nấu chín, xay nhuyễn nếu bé chưa ăn cứng được.
Bột thịt
Rau xanh cũng cực kỳ cần thiết trong mỗi bữa ăn của bé
Nguyên liệu: Bột gạo tẻ 20gam, 20gam thịt nạc rửa sạch, băm nhuyễn, vài cọng rau xanh (bina, rau cải, dền…) băm nhuyễn, 1 thìa dầu ăn, 1 bát nước.
Thực hiện: Cho thịt xào săn với dầu. Bột gạo nấu cùng nước đến khi sệt, cho thịt và rau xanh vào nấu chín, xay nhuyễn nếu bé chưa ăn cứng được.
Bột gan (gan gà, gan lợn)
Nguyên liệu: 20gam (tương đương 4 thìa cà phê), 10gam gan (gà, lợn) băm hoặc nghiền nát, 2 thìa rau xanh băm, 1 thìa dầu ăn, 1 bát nước.
Thực hiện: Cho gan vào xào săn với dầu. Bột gạo nấu cùng nước đến khi sệt, cho gan và rau xanh vào nấu chín, xay nhuyễn nếu bé chưa ăn cứng được.
Khi chuẩn bị thực đơn cho bé 7 tháng, mẹ nên chú ý lựa chọn nguyên liệu sạch, tươi ngon, nấu chín và làm nhuyễn, đảm bảo không có xương, vỏ cứng. Đồng thời thay đổi khẩu vị thường xuyên để con ăn ngon hơn.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!