X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Bỏ túi kinh nghiệm ăn dặm đúng cách cho bé 7 tháng tuổi

Mất 7 phút để đọc
Bỏ túi kinh nghiệm ăn dặm đúng cách cho bé 7 tháng tuổi

Ăn dặm khồng chỉ là hành trình của một mình bé. Đây là chặng đường đầy thử thách của cả bố mẹ lẫn con. Thế nào thì được xem là ăn dặm đúng cách cho bé 7 tháng tuổi?

Hiểu về ăn dặm đúng cách cho bé

Ăn dặm tự chỉ huy – BLW là gì?

Đây là phương pháp cho bé ăn dặm được nhiều mẹ chọn nhất.

BLW hay ăn dặm tự chỉ huy (Baby Led Weaning) không còn là khái niệm quá xa lạ với các mẹ nữa. Không hiếm gặp hình ảnh các em bé mũm mĩm, mới 6 hay 7 tháng tuổi đã có thể ngồi ngăn ngắn trên chiếc ghế ăn và tự bốc nhón thức ăn được chia sẻ trang mạng xã hội.

an-dam-dung-cach-cho-be-7-thang-tuoi

Về cơ bản, BLW là phương pháp ăn dặm thô ngay từ đầu. Bé được khuyến khích ăn thức ăn thô (không nghiền nát), tự bốc nhón (không đút bằng thìa) và ăn bao nhiêu tùy thích. Bên cạnh đó, bé cũng được khuyến khích ăn cùng với gia đình, tham gia vào bữa ăn chung như một thành viên thực thụ. Con cũng được tự do khám phá các hương vị và kết cấu mới mà không bị áp lực phải ăn một lượng nhất định hoặc một loại thực phẩm cụ thể nào.

Khi nào bé nên bắt đầu ăn dặm?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời gian sớm nhất và an toàn cho mọi phương pháp ăn dặm là khi bé đã đủ 6 tháng tuổi. Đối với BLW, không có thời gian xác định để bắt đầu. Bé có thể bắt đầu ăn thô từ 6 tháng, hoặc 7 tháng hoặc muộn hơn một chút, tùy thuộc vào việc em bé của bạn đã có TẤT CẢ các dấu hiệu sẵn sàng hay chưa.

Khi bé đã sẵn sàng ăn dặm, bạn sẽ thấy bé:

  • Có thể ngồi tốt mà không cần hỗ trợ. Nguyên tắc ăn an toàn hàng đầu của BLW là bé phải ngồi thẳng lưng. Ngồi thẳng giúp nhai nuốt dễ dàng và giảm thiểu nguy cơ hóc thức ăn.
  • Đã hết phản xạ đẩy lưỡi (dùng lưỡi nhè thức ăn ra ngoài).
  • Có thể cầm nắm thức ăn. Bé cần phải biết cầm thức ăn và tự đút vào miệng. Ban đầu là cầm bằng lòng bàn tay và ngón tay. Sau khoảng 7 – 12 tháng tuổi, bé sẽ biết dùng ngón trỏ và ngón cái để bóc nhón.
  • Sẵn sàng nhai, ngay cả khi em bé chưa mọc răng hoặc chỉ vài chiếc răng nhỏ.
  • Cố gắng bốc thức săn, đòi ăn, giành lấy thức ăn khi thấy cha mẹ hay anh chị ăn.

an-dam-dung-cach-cho-be-7-thang-tuoi

Làm thế nào để bắt đầu ăn dặm đúng cách cho bé 7 tháng tuổi?

Điều tuyệt vời nhất khi bắt đầu ăn dặm BLW là bạn không cần chuẩn bị gì nhiều.

Nơi ngồi ăn an toàn

Khi con biết ngồi, bạn mới có thể áp dụng phương pháp ăn dặm tự chủ. Tốt nhất là bạn chuẩn bị cho bé một chiếc ghế ăn vững chãi, có dây an toàn để bé có thể ngồi ăn an toàn cùng với gia đình. Nếu không, bạn cũng có thể cho bé ngồi tựa lưng vào lòng cha, mẹ.

Độ lớn và hình dạng của thức ăn

Hầu hết các bé BLW đều bắt đầu ở tháng thứ 7. Lúc này bé vừa mới làm quen với thức ăn thô. Món ăn cho bé cần phải được nấu mềm, nhưng vẫn có kết cấu vừa phải để bé có thể cầm nắm dễ dàng. Thông thường, bé 7 tháng tuổi nên ăn những thức ăn:

  • Có dạng thanh dài, kích cỡ bằng ngón tay cái của mẹ
  • Tránh để bé 7 tháng tuổi ăn bốc những thức ăn hình tròn, trơn nhẵn (nho nguyên trái, bánh quy tròn nhỏ, cơm viên tròn,…). Nguyên nhân là vì bé có thể nuốt trọn mà không nhai. Khi bé đã biết bốc nhón, từ khoảng 9 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé ăn những thức ăn dạng viên hoặc cắt nhỏ hơn.

an-dam-dung-cach-cho-be-7-thang-tuoi

Bắt đầu từ từ

Bạn hãy kiên nhẫn thực hiện đúng như tên gọi của phương pháp ăn dặm này: để bé chỉ huy. Hãy bắt đầu ăn dặm 1 lần mỗi ngày. Sau đó tăng dần nếu bé có dấu hiệu muốn ăn nhiều thức ăn hơn. Bạn có thể giới thiệu thức ăn mới với kết cấu, màu sắc đa dạng hơn. Tuy nhiên, hãy để bé chọn ăn món con muốn. Mẹ cần kiên trì giới thiệu thêm nhiều lần nữa nếu bé vẫn chưa chọn.

Ăn cùng với gia đình

Các gia đình ăn dặm do trẻ chỉ huy được khuyến khích tạo thói quen dùng bữa cho cả gia đình. Nhờ vậy, bé có thể học tốt nhất thông qua việc quan sát và bắt chước. Khi mọi người ăn cùng nhau và ăn cùng một loại thức ăn, bé sẽ cảm thấy được hòa nhập. Mỗi bữa ăn là một trải nghiệm thú vị hơn là một trận chiến. Nếu cả gia đình bạn không có điều kiện ngồi ăn cùng nhau, bạn có thể cân nhắc ăn một món ăn nhẹ nào đó trong lúc bé ăn bữa ăn dặm của mình để bé có thể thấy mẹ ăn và học hỏi.

Món ăn dặm BLW phù hợp cho trẻ 7 tháng tuổi

Thức ăn đầu tiên của trẻ phải là trái cây tươi, rau củ nấu mềm, thịt và chất béo lành mạnh. Hãy nghĩ đến những món ăn mềm mại và dễ nuốt. Bạn hãy giới thiệu cho bé nhiều loại thức ăn trong cùng một bữa và bé sẽ chọn món bé thích để bắt đầu.

Thực phẩm ăn dặm tốt nhất để bé 7 tháng tuổi bắt đầu theo BLW

  • Bơ, chuối, táo chín mềm
  • Cà rốt, đậu xanh, bí ngòi và củ cải đường nấu mềm
  • Đào và lê, mận và dưa chín mềm
  • Quả bí ngô, đậu xanh bỏ vỏ
  • Lòng đỏ trứng, thịt nạc hoặc gia cầm, gan
  • Bánh mì nguyên cám, mì ống nấu chín, cơm gạo lứt

an-dam-dung-cach-cho-be-7-thang-tuoi

Thực phẩm cần tránh cho trẻ ăn dặm

  • Thức ăn dạng tròn như cà chua bi, nho, hạt, xúc xích, bò viên…
  • Không thêm muối và đường vào thức ăn cho trẻ dưới 1 tuổi
  • Mật ong
  • Thực phẩm chế biến sắc không lành mạnh như khoai tây chiên, bỏng ngô, kẹo cứng, ngũ cốc ăn sáng đóng hộp,…
  • Các thức ăn có thể gây dị ứng (khi thành viên trong gia đình có tiền sử bị dị ứng với tôm, các loại hạt, trứng,…)

Lưu ý cho mẹ khi bé ăn dặm

  • Luôn lưu ý không bao giờ để bé ăn một mình.
  • Phải để cho bé tự đưa thức ăn vào miệng.
  • Bạn cũng cần tìm hiểu các dấu hiệu sặc và biết cách đối phó với chúng.

Nếu chưa thật sự tự tin, hoặc không được sự ủng hộ của gia đình khi cho bé ăn dặm BLW, bạn có thể kết hợp BLW với cháo bột truyền thống. Hãy bắt đầu từ từ theo tốc độ riêng của con bạn.

Ăn uống là một niềm vui, không phải một gánh nặng. Bạn và bé hãy cùng nhau khám phá những bữa ăn tuyệt vời và vui vẻ nhất. Hãy bắt đầu ăn dặm đúng cách cho bé 7 tháng tuổi phù hợp, mẹ nhé!

Xem thêm:

  • Kinh nghiệm giúp mẹ chuẩn bị đồ ăn dặm cho bé nhàn tênh. 10 món cháo siêu bổ dưỡng giúp con tăng cân
  • Trẻ ăn dặm ngày mấy lần: Lịch ăn dặm qua các tháng dành cho bé
  • Bé 4 tháng ăn dặm được chưa? Những lưu ý khi cho bé bắt đầu ăn dặm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Câu chuyện từ đối tác
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Bé 5 tháng tuổi biết làm những gì và cần được chăm sóc ra sao?
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
3 loại điện thoại dành cho trẻ em được đánh giá cao trên thị trường
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

Nhi Le

  • Home
  • /
  • Giai đoạn phát triển
  • /
  • Bỏ túi kinh nghiệm ăn dặm đúng cách cho bé 7 tháng tuổi
Chia sẻ:
  • Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

    Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

  • Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

    Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

  • Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

    Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

  • Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

    Cách giúp mẹ đoán sức khỏe con qua màu phân của trẻ sơ sinh

  • Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

    Tắm nắng cho trẻ sơ sinh chống vàng da và giúp hấp thụ vitamin D đúng cách

  • Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

    Khám phá 6 phản xạ đầu đời của trẻ sơ sinh

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it