Thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng tăng cân gồm những gì, lên như thế nào mới hợp lý? Để không tốn quá nhiều thời gian cũng như công sức các mẹ hãy tham khảo nhanh cách lên thực đơn theo hướng dẫn dưới đây nhé! Bảo đảm vừa dễ làm lại vừa giúp trẻ ăn ngon miệng.
Thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng tăng cân có thành phần dinh dưỡng gì?
Khi lên thực đơn cho trẻ 7 tháng, các mẹ cần phải lưu ý và bổ sung đầy đủ các dưỡng chất sau.
Chất đạm
Trẻ 7 tháng tuổi sẽ cần thêm chất đạm trong bữa ăn. Các thực phẩm giàu đạm có thể kể đến gồm thịt, cá trắng, trứng. Các mẹ nên nhớ, đây là chất cần thiết cho sự phát triển thể chất của trẻ. Vì thế, trong thực đơn ăn dặm của trẻ không thể thiếu.
Vitamin từ trái cây
Trái cây được biết đến là một kho tàng vitamin tự nhiên, đặc biệt là vitamin C. Nó giúp trẻ có sức đề kháng tốt hơn, đồng thời hỗ trợ việc hấp thu sắt trong cơ thể. Mẹ chỉ cần mua trái cây và loại bỏ hạt, vỏ, rồi nghiền nát nó và cho trẻ ăn.
Chất xơ, khoáng chất từ rau xanh
Hàm lượng chất xơ có trong rau xanh cực lớn. Chính vì thế, mẹ nên bổ sung món này vào thực đơn hàng ngày của trẻ. Rau có màu xanh đậm được khuyến khích dùng cho trẻ 7 tháng như cải bó xôi, rau ngót, rau dền…. Mẹ nên luộc hoặc hấp sau đó xay nhuyễn cùng cháo.
2 loại thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng tăng cân nhanh dễ làm tại nhà
Có 2 loại thực đơn cơ bản được áp dụng nhiều đó là ăn dặm kiểu nhật và ăn dặm truyền thống.
Thực đơn ăn dặm theo kiểu Nhật
Ban đầu, trẻ sẽ ăn cháo loãng rây. Khi đã quen, mẹ tăng dần độ thô bằng cách cho trẻ ăn cháo đặc nấu cùng với rau củ. Đến khi có thể nhai trệu trạo, trẻ sẽ bắt đầu ăn cơm nhão rồi cơm hơi đặc nấu cùng với rau, thịt, cá khác. Bất cứ giai đoạn nào của trẻ, thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cũng đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng.
Các loại thức ăn được tách riêng biệt để trẻ nếm thử từng món và ghi nhớ mùi vị khác nhau của các món. Đồng thời, mẹ sẽ biết được trẻ thích thực phẩm nào và không hảo món nào. Khi nấu món ăn dặm theo thực đơn dạng này các mẹ phải chú ý rằng:
Sữa mẹ vẫn luôn là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Mẹ chỉ nên cho trẻ ăn 2 bữa ăn dặm mỗi ngày. 10 giờ sáng và 6 giờ tối là hai khung giờ thích hợp để cho trẻ ăn nhất. Tỷ lệ nấu cháo cho trẻ lúc này sẽ là 1 phần gạo và 10 phần nước.
Lấy ví dụ, khi mẹ nấu cháo cà rốt nghiền cho trẻ:
- Nấu cháo theo tỉ lệ 1/10.
- Rây hoặc xay nhuyễn ra 2 thìa nhỏ
- Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, đem đi luộc chín rồi vớt ra nghiền nhỏ.
Theo thực đơn ăn dặm kiểu Nhật thì người ta khuyến khích mẹ nên bổ sung nhiều rau xanh, hạn chế việc lạm dụng thịt, cá, trứng trong khẩu phần ăn của trẻ. Vì giai đoạn này, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa sẵn sàng cho việc hấp thu triệt để các món ăn giàu đạm.
Thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng tăng cân kiểu truyền thống
Trong thực đơn sẽ luôn có 3 phần chính là tinh bột, chất xơ và chất đạm cho trẻ. Tuy nhiên, lượng thức ăn cũng như cách nấu món ăn sẽ thay đổi. Trẻ được cho ăn đặc nhiều hơn so với phương pháp kiểu Nhật.
Khi cho trẻ ăn theo thực đơn kiểu truyền thống thì các mẹ cần phải chú ý một số điều dưới đây:
- Luôn luôn cho trẻ bú sữa
- Mẹ không được cho quá nhiều loại gia vị vào thức ăn dặm vì nó có thể tạo gánh nặng cho thận của trẻ.
- Mẹ nấu cháo cho trẻ theo tỉ lệ 1 phần gạo 7 phần nước.
Trong thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi tăng cân mẹ cần liên tục thay đổi sự chế biến. Như vậy sẽ không làm cho trẻ chán nản và biếng ăn.
Trên đây là gợi ý 2 thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng tăng cân. Mong rằng, bài viết này sẽ giúp cho các mẹ hiểu có thêm tự tin để chế biến bữa ăn dặm ngon lành cho bé yêu.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!