Thiểu ối 3 tháng cuối là tình trạng nguy hiểm đối với mẹ bầu. Vậy làm sao để nhận biết và phòng tránh điều này?
Thiểu ối 3 tháng cuối là gì?
Trước tiên, bạn cần tìm hiểu thiểu ối là gì. Thiểu ối là tình trạng nước ối trong cơ thể mẹ ít hơn so với bình thường. Lúc này, chỉ số nước AFI nhỏ hơn 5cm, đồng thời màng ối vẫn còn nguyên vẹn.
Thiểu ối là tình trạng nước ối ít hơn so với tiêu chuẩn
Theo nghiên cứu, việc thiểu ối sớm trong thai kỳ khá hiếm gặp. Tuy nhiên, tình trạng thiểu ối 3 tháng cuối xuất hiện nhiều hơn. Đặc biệt, điều này hay xảy ra với những thai quá ngày sinh và thai chậm phát triển trong tử cung. Việc chẩn đoán thiểu ối được xác định thông qua việc siêu âm thai và nước ối.
Khi nào thì sản phụ được xác định là thiểu ối?
AFI là chỉ số nước ối. Nó được sử dụng để đánh giá tình trạng nước ối của mẹ bầu. Để có thể đo chỉ số này, bác sĩ sẽ thực hiện các bước sau:
Lấy rốn làm mốc rồi chia bụng làm 4 phần với 2 đường dọc ngang
Ở mỗi phần, chọn ra túi ối sâu nhất để đo chiều dài
Tiến hành cộng 4 chiều dài này lại để ra chỉ số ối AFI (cm)
Dựa vào thông tin trong bảng dưới đây, mẹ bầu có thể biết được chỉ số nước ối của mình bình thường hay bất thường. Tình trạng bất thường có nghĩa là thiểu ối hay thừa ối.
- 6 – 18cm: Đây là mức độ bình thường, mẹ bầu có thể an tâm.
- 12 – 25cm: Chỉ số thể hiện dư ối. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể an tâm vì dư ối này nằm trong mức cho phép.
- > 25cm: Đây là bệnh lý đa ối. Nó có thể gây ra nhiều biến chứng như mẹ bị vỡ ối sớm, sinh non, ngôi thai đảo lộn bất thường… Ngoài ra, nước ối nhiều cũng sẽ làm đờ tử cung, mẹ bầu có nguy cơ bị băng huyết sau sinh.
- <= 5cm: Con số này cho thấy mẹ bầu bị thiểu ối. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Nó làm tăng nguy cơ bị suy thai và dị tật thai nhi.
- < 3cm: Đây là dấu hiệu của vô ối. Việc thiếu nước ối trầm trọng sẽ dẫn đến vô ối. Mẹ có nguy cơ cao bị sinh non hoặc thai chết lưu.
Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng mẹ bầu bị thiểu ối 3 tháng cuối
Nguyên nhân từ mẹ
Mẹ mắc bệnh lý như cao huyết áp, tiền sản giật hoặc bệnh lý về gan, thận sẽ gây thai kém phát triển. Nó ảnh hưởng đến chức năng tái tạo nước ối. Những bệnh lý này cũng ảnh hưởng đến chức năng của rau thai và tính thấm của màng ối.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thiểu ối
Sản phụ có sử dụng một số thuốc ức chế men chuyển và thuốc ức chế tổng hợp Prostaglandin.
Nguyên nhân do thai
Trong mọi giai đoạn của thai kỳ, nguyên nhân phổ biến nhất của thiểu ối là vỡ ối sớm. Kèm theo tình trạng thiểu ối là các bất thường bẩm sinh của thai kỳ như:
- Bất thường nhiễm sắc thể
- Thai chậm phát triển trong tử cung
- Nhiễm trùng thai
- Thai quá ngày sinh
- Dị tật bẩm sinh: tiết niệu, tiêu hóa, hô hấp…
Biến chứng nguy hiểm của thiểu ối 3 tháng cuối
Tình trạng mẹ bầu bị thiểu ối trong 3 tháng cuối của thai kỳ gây nên các biến chứng nguy hiểm. Trẻ khi sinh ra có thể bị suy dinh dưỡng. Nghiêm trọng hơn là trẻ có nguy cơ tử vong.
Vì vậy nếu thai nhi được 37 tuần thì bác sĩ sẽ chỉ định sinh. Trong khi nếu thai trên 34 tuần, bác sĩ sẽ áp dụng những biện pháp can thiệp như yêu cầu mẹ uống nhiều nước, nghỉ ngơi, truyền dịch, theo dõi sát sao…
Trong thời gian đó, sản phụ sẽ được chỉ định sinh bất cứ lúc nào nếu có nguy cơ xảy ra. Thời điểm này, mẹ bầu nên thường xuyên đi siêu âm và kiểm tra thai. Điều đó giúp bạn kịp thời phát hiện các bất thường để có biện pháp điều trị kịp thời.
Biện pháp phòng tình trạng thiểu ối ở mẹ bầu
Để phòng tránh thiểu ối, mẹ nên tập thói quen uống nhiều nước mỗi ngày. Trung bình, bạn cần nạp 2 lít nước/ngày như nước khoáng, nước trái cây. Bên cạnh đó, chị em cũng chú ý chế độ dinh dưỡng thai kỳ. Một chế độ ăn uống khoa học giúp bạn ngăn ngừa tình trạng thiểu ối trong 3 tháng cuối.
Uống nhiều nước là phương pháp ngừa thiểu ối hiệu quả
Kết
Thiểu ối 3 tháng cuối của thai kỳ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì thế, mẹ bầu nên hết sức cẩn trọng. Mặc dù vậy, bạn cũng đừng nên quá lo lắng. Hãy thường xuyên kiểm tra định kỳ để bác sĩ hỗ trợ theo dõi sức khỏe nhé!
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!