Thai nhi đạp ít có sao không? Từ tuần thứ 24-28, vài mẹ bầu sẽ trải qua một đợt giảm chuyển động. Đây là cách để phát triển thai kỳ khỏe mạnh nhưng cần có sự giám sát của y bác sĩ. Sau tuần thứ 28, thai nhi chuyển động ít đều là dấu hiệu của sự bất thường.
Nội dung bài viết:
- Thai nhi chuyển động như thế nào là bình thường?
- Thai nhi ít đạp từ tuần thứ 24-28 có sao không?
- Tại sao thai nhi ít cử động sau tuần thứ 28 mẹ phải đến bệnh viện ngay?
- Chuyển động của con lại giảm sau khi xuất viện thì mẹ nên làm gì?
Thai nhi chuyển động như thế nào là bình thường?
Mỗi em bé có số lần cử động khác nhau. Việc đếm chuyển động của con mỗi ngày giúp mẹ nhận biết kiểu đạp cũng như tần suất đạp trong tam cá nguyệt cuối cùng. Ở tháng cuối của tam cá nguyệt thứ ba, bạn nên cảm nhận 10 chuyển động của thai nhi trong 1 giờ. Bên cạnh đó, em bé cần chuyển động nhiều hơn từ tuần thứ 18-24. Sau tuần thứ 32, các cú đạp của con sẽ được điều chỉnh số lần và giữ nguyên đến khi sinh.
Bạn có thể chưa biết:
BÉ ĐẠP ÍT – Làm thế nào để kích thích cho thai nhi những lúc “lười đạp”?
10 tuyệt chiêu để THAI NHI ĐẠP ÍT “quậy tưng bừng” phòng tránh thai chết lưu
Việc cảm nhận em bé đang chuyển động trong bụng là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang khỏe mạnh. Nếu các cử động của con có sự thay đổi đột ngột chứng tỏ sức khỏe em bé có vấn đề. Vì vậy, việc theo dõi những cú đạp của thai nhi là điều quan trọng trong thai kỳ. Nó giúp mẹ bầu nhận thấy sự bất thường của con để kịp thời xử lý.
Mẹ bầu nên cảm nhận 10 chuyển động của thai nhi trong 1 giờ
Nên làm gì nếu thai nhi đạp ít?
Mặc dù mỗi lần mang thai là khác nhau nhưng mẹ bầu nên lưu ý thời gian con đạp lần đầu tiên. Thông thường, bé bắt đầu chuyển động từ tuần thứ 16-24. Nếu chưa cảm nhận bất kỳ cử động nào của thai nhi trong giai đoạn này, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Thai nhi đạp ít có sao không?
Từ tuần thứ 24-28
Nếu chuyển động của thai nhi giảm trong giai đoạn này, bạn nên đến bệnh viện ngay. Khi đó, bác sĩ sẽ kiểm tra nhịp tim của con cũng như sức khỏe của mẹ bầu bằng cách:
- Đo kích thước bụng
- Kiểm tra huyết áp của thai phụ
- Thực hiện xét nghiệm nước tiểu để đo hàm lượng protein trong cơ thể mẹ bầu
Nếu kích thước của em bé quá nhỏ, bạn sẽ được thực hiện siêu âm đặc biệt. Thông thường, mẹ bầu cảm nhận chuyển động của thai nhi giảm là dấu hiệu cho thấy con không được khỏe. Tuy nhiên, vài thai phụ cho biết có một đợt giảm chuyển động là cách để phát triển thai kỳ khỏe mạnh. Mặc dù vậy, việc này phải có sự giám sát chặt chẽ của các y bác sĩ để đảm bảo an toàn cho con.
Trên 28 tuần
Bất kỳ đợt giảm chuyển động nào sau tuần thứ 28 của thai kỳ đều phải được báo cáo với bác sĩ ngay lập tức. Đồng thời, mẹ bầu cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Việc cố gắng tự giải quyết tình hình hoặc trì hoãn thêm vài giờ sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của con.
Khi em bé đạp ít hơn mọi ngày, mẹ bầu sẽ được chuyển đến khoa phụ sản để làm một số kiểm tra như:
- Đo kích thước thai nhi và kích thước bụng của mẹ bầu
- Đo nhịp tim của bé bằng máy CTG ít nhất là 20 phút
- Siêu âm
Bác sĩ sẽ siêu âm cho thai phụ nếu con ít đạp
Bạn có thể chưa biết:
Thai nhi 25 tuần tuổi đạp như thế nào trong bụng mẹ?
8 lý do của hiện tượng thai nhi không đạp trong bụng mẹ
Mẹ bầu nên làm gì nếu chuyển động của thai nhi lại giảm sau khi xuất viện?
Sau một đợt theo dõi y tế, bạn sẽ được xuất viện khi chuyển động của con trở lại bình thường. Mặc dù vậy, mẹ bầu không nên chủ quan trước bất kỳ sự thay đổi về cú đạp nào của thai nhi. Nếu thai nhi ít đạp hơn bình thường, cử động của bé giảm hoặc tăng đột ngột, thai phụ cần gặp bác sĩ ngay. Ngoài ra, mẹ bầu không nên tự ý giải quyết tình trạng của mình bằng cách sử dụng các thiết bị như máy đo nhịp tim, ứng dụng kiểm tra chuyển động thai nhi,… Việc này không giúp bạn nhận biết chính xác tình hình sức khỏe của con. Do đó, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra bằng thiết bị chuyên dụng.
Cuối cùng, bạn không nên tự ý làm cho thai nhi di chuyển. Nếu các cử động chậm dần hoặc có sự thay đổi, thai phụ cần đến bệnh viện ngay lập tức.
Nếu chuyển động của thai nhi bất thường, mẹ cần đến gặp bác sĩ ngay
Trung bình, 1 em bé khỏe mạnh có thể đạp đến 15-20 lần/ngày. Tuy vậy vẫn có 1 số trường hợp thai nhi đạp ít hơn bình thường, nếu thời gian nghỉ giữa các lần đạp của bé trong khoảng 45-50 phút thì mẹ không cần lo lắng. Sự phát triển ngày 1 lớn của em bé đồng nghĩa với việc tử cung ngày càng chật chội có thể là nguyên nhân thai nhi càng lớn càng ít đạp ở những tháng cuối thai kỳ.
Khi bé đã lâu không cử động, mẹ nên nằm nghiêng người về bên trái để tập trung cảm nhận từng chuyển động của con trong vòng 2 tiếng đồng hồ. Uống 1 cốc nước mát để đánh thức bé cũng là 1 gợi ý không tồi.
Tóm lại, từ tuần 24-28, một vài mẹ bầu sẽ chứng kiến một đợt giảm chuyển động của con. Đây là cách giúp thai kỳ phát triển khỏe mạnh nhưng cần có sự giám sát chặt chẽ của các y bác sĩ. Từ tuần 28 trở đi, nếu cú đạp của thai nhi có sự thay đổi đột ngột, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ ngay.
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!