Bảng cân nặng và kích thước trung bình của thai nhi là điều mà các mẹ bầu luôn quan tâm và thắc mắc. Để giải đáp cho các mẹ, sau đây là bảng cân nặng trung bình của thai nhi giúp mẹ bầu nắm một phần kiến thức trước khi đến tiếp nhận chẩn đoán của bác sĩ. Mời các mẹ cùng theo dõi nhé!
- Bảng cân nặng và kích thước của thai nhi
- Làm thế nào để tính được trọng lượng của thai nhi?
Kích thước và trọng lượng của mỗi thai nhi thường có sự khác biệt do phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thể chất và chế độ dinh dưỡng của người mẹ. TheAsianparent Việt Nam sẽ giới thiệu với các mẹ bầu bảng cân nặng và chiều dài thai nhi trong thời gian 40 tuần thai kỳ để các mẹ có thể tham khảo đối chiếu, nhằm kiểm tra một cách khái quát sức khỏe của thai nhi theo mỗi thời kỳ.
Bảng cân nặng và kích thước của thai nhi
|
Tuần thai kỳ |
Chiều dài |
Cân nặng |
Tuần 1 |
– |
– |
Tuần 2 |
– |
– |
Tuần 3 |
– |
– |
Tuần 4 |
– |
– |
Tuần 5 |
– |
– |
Tuần 6 |
– |
– |
Tuần 7 |
– |
– |
Tuần 8 |
1,6 cm |
1 gram |
Tuần 9 |
2,3 cm |
2 gram |
Tuần 10 |
3,1 cm |
4 gram |
Tuần 11 |
4.1 cm |
7 gram |
Tuần 12 |
5,4 cm |
14 gram |
Tuần 13 |
7,4 cm |
23 gram |
Tuần 14 |
8,7 cm |
43 gram |
Tuần 15 |
10,1 cm |
70 gram |
Tuần 16 |
11,6 cm |
100 gram |
Tuần 17 |
13 cm |
140 gram |
Tuần 18 |
14,2 cm |
190 gram |
Tuần 19 |
15,3 cm |
240 gram |
Tuần 20 |
16,4 cm |
300 gram |
Tuần 21 |
26,7 cm |
360 gram |
Tuần 22 |
27,8 cm |
430 gram |
Tuần 23 |
28,9 cm |
501 gram |
Tuần 24 |
30 cm |
600 gram |
Tuần 25 |
34,6 cm |
660 gram |
Tuần 26 |
35,6 cm |
760 gram |
Tuần 27 |
36,6 cm |
975 gram |
Tuần 28 |
37,6 cm |
1,005 kg |
Tuần 29 |
38,6 cm |
1,153 kg |
Tuần 30 |
39,9 cm |
1,319kg |
Tuần 31 |
41,1 cm |
1,502 kg |
Tuần 32 |
42,4 cm |
1,702 kg |
Tuần 33 |
43,7 cm |
1,918 kg |
Tuần 34 |
45 cm |
2,146 kg |
Tuần 35 |
46,2 cm |
2,383 kg |
Tuần 36 |
47,4 cm |
2,622 kg |
Tuần 37 |
48,6 cm |
2,859 kg |
Tuần 38 |
49,8 cm |
3,083 kg |
Tuần 39 |
50,7 cm |
3,288 kg |
Tuần 40 |
51,2 cm |
3,462 kg |
Tuần 41 |
51,7 cm |
3,597 kg |
Tuần 42 |
51,9 cm |
3,685 kg |
Đối với những thai phụ thông thường, trọng lượng của người mẹ sẽ liên tục tăng lên đáng kể từ tháng thứ 3 của thai kỳ, trung bình mỗi tuần tăng từ 0.2-0,5 kg. Bác sĩ sẽ tính toán cân nặng thai nhi để kiểm tra xem kích thước trung bình của thai nhi dựa trên đối chiếu với cân nặng của người mẹ.
Đo chiều cao của tử cung
Có 2 cách phổ biến để đo chều cao của tử cung như sau:
1. Sử dụng tỉ lệ của bề cao tử cung và bề mặt bụng của mẹ bầu
Một trong các cách phổ biến để đo chiều cao của tử cung là sử dụng tỉ lệ chiều cao của tử cung với bề mặt bụng mệ bầu bằng cách chia tỉ lệ giữa rốn và xương mu thành 3 phần bằng nhau và chia tỉ lệ giữa rốn với xương thượng vị thành 4 phần bằng nhau. Chiều cao của tử cung ở mỗi tuần thai kỳ sẽ tỉ lệ thuận theo các thông số sau đây:
- Thai nhi 12 tuần tuổi: Chiều cao tử cung bằng 1/3 phía trên của xương mu
- Thai nhi 16 tuần tuổi: Chiều cao tử cung bằng 2/3 phía trên của xương mu
- Thai nhi 20 tuần tuổi: Chiều cao tử cung bằng với rốn
- Thai nhi 24 tuần tuổi: Chiều cao tử cung cao hơn một chút so với rốn
- Thai nhi 28 tuần tuổi: Chiều cao tử cung ở trên 1/4 rốn
- Thai nhi 32 tuần tuổi: Chiều cao tử cung ở trên 2/4 rốn
- Thai nhi 36 tuần tuổi: Chiều cao tử cung ở trên 3/4 rốn
2. Sử dụng thước dây đo bề cao tử cung
Mẹ bầu có thể sử dụng thước dây thông thường để đo bề cao của tử cung bằng cách đo từ điểm nối của xương khớp mu cho đến đáy tử cung, khi đo để thước men theo đường lượn của tử cung. Vào giai đoạn thai từ 18-30 tuần tuổi, bề cao tử cung có thể tính bằng centimet sẽ tương đương với số tuần tuổi của thai nhi. Ví dụ nếu mẹ bầu đo được 26 cm nghĩa là tương đương với thai nhi 26 tuần tuổi.
Mẹ có thể quan tâm:
Cân nặng của thai nhi – Cảnh báo thừa và thiếu cân khi nào?
Cân nặng chuẩn của thai nhi – Muốn đạt chuẩn mẹ phải làm sao?
Siêu âm
Siêu âm được xem là phương pháp xác định khá chính xác chiều cao và cân nặng của thai nhi so với các phương pháp khác. Hơn thế nữa với phương pháp này mẹ bầu có thể kiểm tra khái quát tình trạng sức khỏe, giới tính của thai nhi cũng như các vấn đề bất thường nếu có.
Ngoài ra, mẹ bầu cần nắm kiến thức về các yếu tố tác động đến cân nặng của thai nhi như: huyết áp cao, bệnh tim, bệnh tiểu đường, hen suyễn, bệnh thận, lupus ban đỏ, thiếu máu, di truyền học, tuổi của cha mẹ, sinh đôi, chế độ ăn uống, thứ tự sinh con, giới tính,…Mẹ bầu nên chú ý chế độ ăn lành mạnh kết hợp khám thai định kì để theo dõi tình trạng thai nhi một cách tốt nhất nhé!
Hy vọng với bảng thông số của thai nhi nói trên sẽ giúp các mẹ bầu đối chiếu kiểm tra khát quát, từ đó yên tâm về sự phát triển của thai nhi qua từng tuần thai kỳ. Kết hợp với một chế độ dinh dưỡng hợp lý và nghỉ ngơi điều độ, đảm bảo mẹ bầu sẽ hoàn toàn thấy thoải mái với khoảng thời gian tuyệt vời này.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!