Cân nặng chuẩn của thai nhi theo từng tuần là một trong những yếu tố giúp bác sĩ xác định em bé có đang phát triển bình thường trong bụng mẹ hay không. Mẹ bầu cũng rất quan tâm đến chỉ số này mỗi lần siêu âm thai.
Chị em cần biết rằng ngay từ những tuần đầu thai kỳ, em bé đã có những chỉ số cân nặng, chiều dài khác nhau. Tuy vậy nếu kết quả siêu âm cho thấy em bé của bạn đang nhỏ hơn hoặc lớn hơn bình thường thì các mẹ cũng không nên lo lắng bởi kết quả này chỉ mang tính chất tương đối.
Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Cách đo chiều dài và cân nặng thai nhi
- Làm thế nào để đạt cân nặng chuẩn của thai nhi?
- Bảng cân nặng thai nhi theo tuần mẹ có thể tham khảo
Cách đo chiều dài và cân nặng thai nhi
Ở từng giai đoạn của thai kỳ, chiều dài của thai nhi sẽ được đo theo những cách khác nhau:
- Từ 8 – 19 tuần: bác sĩ sẽ đo chiều dài của bé là từ đầu đến mông. Lúc này, chân của bé bị uốn cong trong bào thai suốt nửa đầu thai kỳ, rất khó để đo chính xác chỉ số về cân nặng và chiều dài của bé. Chiều dài đo được lúc này vì thế được gọi là chiều dài đầu mông.
- Từ tuần 20 – 42: chiều dài của thai được đo từ đầu đến gót chân. Đây là giai đoạn mà thai nhi tăng đều về cả chiều dài lẫn cân nặng.
- Từ tuần thứ 32 trở đi, cân nặng của bé sẽ phát triển tối đa và sẵn sàng chào đời.
Theo vinmec
Khám phá thêm:
Làm thế nào để đạt cân nặng chuẩn của thai nhi?
cân nặng chuẩn của thai nhi
Thai thiếu cân có sao không?
Nếu để tình trạng thai nhi bị nhẹ cân kéo dài, khi ra đời em bé thường có nguy cơ bị ngạt thở cao trong quá trình lọt lòng. Ngoài ra, do sức đề kháng kém nên bé rất dễ bị mắc các chứng bệnh khác như: viêm phổi, đa hồng cầu, hạ đường huyết… Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn cho rằng, trẻ nhẹ cân còn có nguy cơ giảm trí tuệ về sau, chỉ số IQ và chỉ số phối hợp – vận động đều thấp hơn so với những trẻ đủ cân theo tiêu chuẩn cân nặng thai nhi.
Cần làm gì để đạt cân nặng chuẩn của thai nhi?
cân nặng chuẩn của thai nhi
Khi được kiểm tra và phát hiện thai nhi bị thiếu cân, mẹ cần phải điều chỉnh và cân bằng chế độ dinh dưỡng trong suốt thai kỳ. Với những mẹ nhẹ cân, nên tập trung bổ sung đầy đủ dưỡng chất để cải thiện sức khỏe, chuẩn bị sẵn sàng cho 9 tháng mang nặng.
Một khi đã bước vào thai kỳ, mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để thai nhi phát triển toàn diện. Lúc này, dinh dưỡng của em bé hoàn toàn phụ thuộc vào mẹ. Vì vậy mẹ bầu tuyệt đối không ăn kiêng khi mang thai, bởi nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu tăng cao so với bình thường để đảm bảo duy trì hoạt động sinh lý, tăng khối lượng máu, dịch mô, nước ối…
Trường hợp mẹ bầu thiếu chất hoặc không hấp thu được các chất dinh dưỡng vào cơ thể có thể bổ sung thêm thuốc bổ tổng hợp có công thức đặc biệt được thiết kế dành riêng cho bà bầu.
Những công thức thuốc bổ uy tín như vậy thường có chứa hầu hết các dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ có thai, bao gồm các vitamin, khoáng chất và DHA/EPA…
Cùng với một chế độ ăn cân đối mỗi ngày sẽ giúp cơ thể người mẹ tránh xa bệnh tật và giúp trẻ phát triển toàn diện, thông minh ngay từ trong bụng mẹ và đạt chỉ số cân nặng thai nhi chuẩn. Việc này còn giúp bà bầu giảm thiểu được nguy cơ đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, sản giật…Đồng thời duy trì cân nặng thích hợp cho cả mẹ và bé nhằm tránh những ảnh hưởng xấu từ việc thiếu cân gây ra.
Khám phá thêm:
Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi mẹ có thể tham khảo
cân nặng chuẩn của thai nhi
Tuần thứ 8 đến tuần thứ 20:
|
Cân Nặng Thai Nhi theo Tuần Tuổi |
Chiều dài |
Cân nặng |
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 8 |
1.6 cm |
1 g |
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 9 |
2.3 cm |
2 g |
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 10 |
3.1 cm |
4 g |
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 11 |
4.1 cm |
7 g |
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 12 |
5.4 cm |
14 g |
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 13 |
7.4 cm |
23 g |
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 14 |
8.7 cm |
43 g |
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 15 |
10.1 cm |
70 g |
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 16 |
11.6 cm |
100 g |
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 17 |
13 cm |
140 g |
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 18 |
14.2 cm |
190 g |
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 19 |
15.3 cm |
240 g |
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 20 |
16.4 cm |
300 g |
Tuần thứ 20 đến tuần thứ 32:
|
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 21 |
25.6 cm |
360 g |
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 22 |
27.8 cm |
430 g |
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 23 |
28.9 cm |
501 g |
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 24 |
30 cm |
600 g |
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 25 |
34.6 cm |
660 g |
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 26 |
35.6 cm |
760 g |
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 27 |
36.6 cm |
875 g |
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 28 |
37.6 cm |
1005 g |
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 29 |
38.6 cm |
1153 g |
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 30 |
39.9 cm |
1319 g |
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 31 |
41.1 cm |
1502 g |
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 32 |
42.4 cm |
1702 g |
Tuần thứ 33 đến tuần thứ 40
|
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 33 |
43.7 cm |
1918 g |
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 34 |
45 cm |
2146 g |
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 35 |
46.2 cm |
2383 g |
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 36 |
47.4 cm |
2622 g |
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 37 |
48.6 cm |
2859 g |
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 38 |
49.8 cm |
3083 g |
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 39 |
50.7 cm |
3288 g |
Cân Nặng Thai Nhi Tuần thứ 40 |
51.2 cm |
3462 g |
Trên đây là bảng tiêu chuẩn cân nặng của thai nhi theo từng tuần tuổi và những lời khuyên để giúp mẹ tăng cân hợp lý trong thai kỳ. Nếu mẹ nào sinh bé thiếu tháng hay thiếu cân thì cũng không nên quá lo lắng vì mẹ có thể điều chỉnh cân nặng của trẻ theo khẩu phần ăn hàng ngày nhé.
Chúc các mẹ có một thai kỳ khoẻ mạnh!
Xem thêm
Cân nặng của thai nhi ở tháng thứ 7 đạt bao nhiêu là chuẩn?
Muốn biết con có tăng cân tốt hay không, mẹ nhớ tham khảo Chuẩn Tăng Cân Nặng Trẻ Sơ Sinh này
Bảng cân nặng và kích thước trung bình của thai nhi trong 40 tuần thai kỳ
Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!