Khi biết tin mình mang thai, không chỉ là 1 mà có đến 2 em bé, chắc hẳn chị em nào cũng vỡ òa trong hạnh phúc. Niềm vui nhân đôi cũng là lúc mẹ bầu có nhiều mối quan tâm hơn, lo lắng cho con hơn vì khi mang đa thai tiềm ẩn nhiều nguy cơ so với thai đơn. Theo dõi sự phát triển của con thông qua bảng cân nặng của song thai theo từng tuần tuổi là cách đơn giản nhất để từ đó có những điều chỉnh phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của thai nhi.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của song thai
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi trong suốt thời gian mang thai như:
- Yếu tố di truyền: cân nặng của trẻ có thể sẽ có sự tương đồng với cân nặng và vóc dáng của cả cha mẹ
- Chế độ dinh dưỡng của mẹ: bạn ăn uống, sinh hoạt khoa học thì thai nhi sẽ có cân nặng hợp lý, còn nếu chế độ dinh dưỡng của mẹ nghèo nàn thì thai nhi cũng bị thiếu chất, nhẹ cân. Mẹ bị thừa cân, béo phì hoặc đái tháo đường thì thai nhi cũng có cân nặng lớn hơn so với tiêu chuẩn
- Thứ tự sinh con: Thường con đầu sẽ nhẹ cân so với con thứ. Nhưng nếu khoảng cách sinh con quá ngắn thì ngược lại, con thứ lại nhẹ hơn con đầu
- Mẹ mang song thai thì cân nặng của từng bé cũng nhẹ hơn bình thường
Bảng cân nặng song thai theo tuần tuổi của WHO
Bảng tiêu chuẩn về cân nặng song thai được đo, xác định, đánh giá bởi các bác sĩ của tổ chức Y tế Thế Giới (WHO). Đây có thể coi như kim chỉ nam cho các mẹ bầu để so sánh cân nặng của song thai qua từng tuần tuổi để xác định các con có đang phát triển bình thường không.
- Tuần 1 – 7: Sau khi thụ tinh, giai đoạn này phôi thai đang được hình thành nên cân nặng và chiều dài của thai nhi chỉ có thể được xác định từ tuần thứ 8
- Ở tuần 8 – 19: Con đã được 1g ở tuần thứ 8 và mỗi bé sẽ nặng khoảng 270g ở tuần 19
- Tuần 20 – 42: Ở tuần thứ 32 2 bé đã có thể đạt mốc 1.7kg
Khi so sánh các chỉ số về cân nặng, chiều cao không chênh lệch nhiều với bảng tiêu chuẩn về cân nặng của song thai thì bé vẫn phát triển như bình thường, mẹ không cần quá băn khoăn.
Những lưu ý về chuẩn cân nặng của thai nhi
Khi đi khám thai và thấy cân nặng của thai nhi có sự khác thường so với bảng tiêu chuẩn cân nặng ở trên thì các mẹ bầu không nên chủ quan bởi đây cũng có thể là 1 trong những dấu hiệu cảnh báo cho một số vấn đề về sức khỏe và sự phát triển mà thai nhi đang gặp phải.
Cân nặng vượt quá so với bảng tiêu chuẩn có tốt không?
Nhiều mẹ khi mang thai thường cố gắng tập trung bồi bổ với tâm lý ăn cho 2 người, dẫn đến thai nhi có cân nặng vượt quá tiêu chuẩn, đây là điều hoàn toàn không nên. Những trẻ có cân nặng vượt quá tiêu chuẩn có thể nguy hiểm đến sức khỏe bé và mẹ trong quá trình thai nghén. Trẻ có thể gặp nguy cơ hạ đường huyết do bé không đủ lượng đường trong máu mà khi đó insulin vẫn tồn tại trong cơ thể. Trường hợp chuyển dạ kéo dài mà nồng độ đường huyết quá thấp có thể dẫn đến những tổn thương não và để lại di chứng trí nhớ, giảm trí tuệ trẻ về sau.
Trong trường hợp mang song thai, cân nặng vượt quá tiêu chuẩn sẽ gây khó khăn trong khi chuyển dạ, nguy cơ chảy máu, đờ tử cung, tổn thương tầng sinh môn cũng gia tăng. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con trong trường hợp này.
Thai nhi không đạt chuẩn cân nặng có đáng lo?
Thai nhi nhẹ cân sẽ dễ mắc các bệnh suy dinh dưỡng bào thai, các bệnh về hô hấp, sức đề kháng kém và có thể ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ sau này. Nguy hiểm hơn, có một số trường hợp thai nhi quá bé do nguyên nhân thai bất thường có thể trở thành thai lưu trong bụng mẹ. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ về chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi để cải thiện cân nặng của thai nhi.
Tuy nhiên đối với thai đôi, cân nặng của các bé sẽ nhẹ hơn đôi chút so với thai đơn. Nếu các chỉ số của con không quá thấp hơn so với mức tiêu chuẩn bình thường, đồng thời mẹ có thai kỳ khỏe mạnh và thăm khám thường xuyên thì mẹ không nên quá lo lắng.
Lời kết
Với bảng theo dõi cân nặng của song thai trên, các chị em có thể theo dõi sát sao nhất về sự phát triển của thai nhi thông qua từng tuần. Tất cả các chỉ số cân nặng của thai nhi chuẩn này đều được đưa ra theo từng tuần thai, bắt đầu từ tuần thứ 8 cho tới hết thai kỳ để mẹ bầu có thể tự so sánh, đánh giá sự phát triển của song thai. Từ đó, mẹ bầu sẽ có được sự thay đổi về chế độ ăn uống, bổ sung dinh dưỡng, luyện tập sao cho hợp lý nhất. Chúc mẹ có 1 thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!