Bảng chỉ số thai nhi theo tuần 2020 là tiêu chí được mẹ bầu và các bác sĩ dựa vào để đánh giá mức độ phát triển cân nặng và chiều cao của em bé trong bụng mẹ, qua đó kịp thời xử lý nếu bé có vấn đề. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Bảng cân nặng chuẩn của thai nhi 2020
- Siêu âm để biết chính xác bé nặng bao nhiêu, phát triển đạt chuẩn hay không?
- Các vấn đề bất thường về số đo cân nặng thai nhi so với tuổi thai
- Có cách nào để cải thiện cân nặng cho thai nhi?
Bảng cân nặng thai nhi 2020 theo tuần
Thông qua chỉ số cân nặng của thai nhi mẹ bầu có thể giải đáp được những thắc mắc như bé yêu đã lớn như thế nào, bé yêu có phát triển đúng chuẩn không.
Từ đó, mẹ bầu sẽ có biện pháp điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và duy trì hoạt động sinh hoạt lành mạnh giúp thai nhi phát triển tốt nhất.
Khám phá thêm:
Từ đầu thai kỳ, em bé phát triển với tốc độ khác nhau, vì vậy những con số này chỉ là trung bình. Chiều dài và cân nặng thực tế của bé có thể thay đổi đáng kể. Đừng quá lo lắng nếu siêu âm chỉ ra rằng em bé của bạn nhỏ hơn hoặc lớn hơn nhiều. .
Cho đến khoảng 20 tuần, trẻ sơ sinh được đo từ đỉnh (hoặc đỉnh) của đầu đến mông (hoặc dưới). Điều này là do chân của em bé bị cuộn tròn so với thân mình trong nửa đầu của thai kỳ và rất khó đo. Sau đó, trẻ sơ sinh được đo từ đầu đến chân.
Bảng cân nặng tiêu chuẩn thai nhi 2020 cho mẹ bầu tham khảo:
Siêu âm để biết chính xác bé nặng bao nhiêu, phát triển đạt chuẩn hay không?
Có hơn 30 thuật toán khác nhau được sử dụng để dự đoán cân nặng của bé thông qua hình thức siêu âm. Các thông số sẽ được thu thập từ những vị trí khác nhau và được dùng để tính toán kích cỡ của bé.
Bốn thông số hay được sử dụng để ước tính kích thước và cân nặng của bé:
- Chu vi vòng đầu
- Đường kính lưỡng đỉnh: Đây là đường kính được đo ở mặt cắt lớn nhất từ trán ra sau gáy hộp sọ của bé. Nói một cách đơn giản, đường kính lưỡng đỉnh có thể hiểu là đường kính của chu vi đầu bé. Tuy nhiên, nhiều em bé có cân nặng giống nhau nhưng lại có đường kính lưỡng đỉnh khác nhau. Vì vậy thông số này không phải lúc nào cũng đáng tin cậy để ước tính cân nặng của bé qua siêu âm.
- Chu vi bụng: Đây có thể được coi là thông số phản ánh chính xác nhất kích thước của bé.
- Chiều dài xương đùi: Xương đùi được xem là xương dài nhất trong cơ thể. Tuy nhiên cũng giống như đường kính lưỡng đỉnh, nhiều em bé có trọng lượng giống nhau nhưng có chiều dài xương đùi khá khác biệt.
Các thông số khác như giới tính của em bé, tuổi thai và các yếu tố khác cũng được sử dụng kết hợp để đưa ra cân nặng dự đoán của thai nhi. Siêu âm là một phương pháp không chính xác trăm phần trăm để xác định cân nặng của thai nhi.
Phương pháp này chỉ giúp dự đoán cân nặng của em bé với sai số 8 – 15%, nghĩa là em bé của bạn có thể nặng hơn hoặc nhẹ hơn 8 – 15% so với cân nặng thực tế của bé.
Đây cũng là lý do để các bác sĩ khuyên mẹ bầu không nên quá căng thẳng, lo lắng khi thấy thai nhi có cân nặng thấp hơn hoặc cao hơn so với các chỉ số trong bảng.
Các vấn đề bất thường về số đo cân nặng thai nhi so với tuổi thai
Thai nhi bị thiếu cân: Có thể thai nhi đang kém phát triển, do mẹ bị suy nhược cơ thể. Trẻ khi sinh ra nếu nhẹ hơn cân nặng tiêu chuẩn dễ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng không đảm bảo, trí tuệ cũng giảm xuống và dễ mắc phải các bệnh lý như viêm phổi, đa hồng cầu, hạ đường huyết…
Thai nhi bị thừa cân: khi so với bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế 2020 mà em bé của mẹ thừa cân thì mẹ sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề trong quá trình chuyển dạ và sinh bé. Mẹ sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như vỡ tử cung, viêm nhiễm, tổn thương đường sinh dục… Bé thừa cân sẽ có thể bị suy hô hấp, suy tim, nhiệt độ cơ thể hạ xuống bất thường…
Khám phá thêm:
Có cách nào để cải thiện cân nặng cho thai nhi?
Nếu tham khảo chi tiết bảng cân nặng thai nhi 2020 theo tuần tuổi phía trên đây và thấy em bé trong bụng có cân nặng chưa đạt chuẩn, mẹ bầu có thể tham khảo một số lưu ý dinh dưỡng sau đây để giúp bé yêu tăng cân nhanh hơn.
- Ưu tiên đạm động vật: thịt, sữa, trứng, hải sản, … cũng như đạm thực vật từ các loại đậu. Ngoài đạm, các loại đậu còn cung cấp chất béo hoà tan, vitamin tốt cho bà bầu và thai nhi
- Tăng cường cung cấp chất sắt tránh thiếu máu: các loại thịt đỏ, rau dền, rau có màu xanh đậm, … các vitamin A, vitamin C và canxi từ sữa, cá, cua, … giúp bé chắc xương từ bên trong
- Bổ sung Omega 3 từ cá giúp phát triển hệ thần kinh, trí não của thai nhi
- Cung cấp chất xơ, trái cây để tránh táo bón
- Tuyệt đối không dùng các chất kích thích: rượu bia, cà phê, thuốc lá, …
- Hạn chế ăn quá mặn hoặc những thức ăn có nhiều gia vị
- Cần bổ sung các loại vitamin: A; D; B1,2,6; C… Vitamin D từ ánh nắng mặt trời giúp hấp thu các khoáng chất như canxi, phốt pho tốt hơn
Lời kết:
Như vậy trong suốt thời kỳ mang thai để bảo vê tốt sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé thì mẹ cần chú ý khám thai định kỳ, tiêm chủng vắc xin chống uốn ván, vệ sinh thai nghén, chuẩn bị tinh thần tốt, lao động và nghỉ ngơi hợp lý…
Bên cạnh đó, mẹ cần theo dõi các chỉ số thai nhi theo tuần 2020 để đảm bảo chế độ thai kỳ của mẹ đang phù hợp với mức độ tăng trưởng chuẩn và kịp thời điều chỉnh khi thai nhi có dấu hiệu nhẹ cân hoặc nặng cân bất thường.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!