Cân nặng theo tuổi thai chủ yếu được dựa vào phương pháp siêu âm qua mỗi tuần thai. Các chỉ số này có thể xê dịch khoảng 10%.
Cân nặng theo tuổi thai được tính như thế nào?
Có nhiều cách được sử dụng để tính toán trọng lượng của thai nhi. Tuy nhiên chính xác nhất (sai số khoảng 10%) phải kể đến phương pháp siêu âm.
Có hơn 30 thuật toán khác nhau được sử dụng để dự đoán cân nặng của bé thông qua hình thức siêu âm. Các thông số sẽ được thu thập từ những vị trí khác nhau và được dùng để tính toán kích cỡ của bé. Khi thai nhi có cân nặng và kích thước quá lớn sẽ làm quá trình sinh thường gặp khó khăn.
Trong siêu âm sản khoa có rất nhiều công thức để ước tính cân nặng thai nhi, tuy nhiên trước khi tự tính toán cân nặng của bé, mẹ cần hiểu rõ về các ký hiệu và thông số trên kết quả siêu âm:
- BPD – Đường kính lưỡng đỉnh
- AC – Chu vi bụng
- FL – Chiều dài xương đùi
- HC – Chu vi vòng đầu
- TAD – Đường kính ngang bụng
Từ những thông số trên, mẹ bầu có thể áp dụng một số cách sau để tự tính cân nặng thai nhi
Dựa vào số đo đường kính lưỡng đỉnh (BPD) tính trọng lượng thai nhi theo 2 công thức:
- Trọng lượng (g) = [BPD (mm) – 60] x 100
- Trọng lượng (g) = 88,69 x BPD (mm) – 5062
Ví dụ:
Đường kính lưỡng đỉnh (BPD) là 90mm thì thai nhi cân nặng sẽ được tính như sau:
- Trọng lượng thai nhi = (90 – 60) x 100 = 3kg
Hoặc: Trọng lượng thai nhi = 88,69 x 90 – 5062 = 2920g
Dựa theo đường kính ngang bụng (TAD) tính trọng lượng thai nhi theo công thức:
- Trọng lượng (g) = 7971 x TAD (mm)/100 – 4995
Ví dụ
TAD = 100mm thì trọng lượng thai nhi = 7971 x 100/100 – 4995 = 2976g
Dựa vào các chỉ số BPD, TAD, FL tính trọng lượng thai nhi theo công thức:
- Trọng lượng (g) = 13,54 x BPD + 42,32 x TAD + 30,53 x FL – 4213,37
Cân nặng theo tuổi thai dành cho mẹ bầu tham khảo
Biểu đồ dưới đây sẽ giúp mẹ theo dõi được thai nhi có phát triển đúng chuẩn hay không từ tuần thứ 8 đến tuần 40. Lưu ý, bảng số liệu được tính theo mức trung bình, nghĩa là bé có thể lớn/nhỏ hơn so với số liệu trong bảng.
Tuy nhiên như đã nói, các con số cân nặng chỉ mang tính tương đối. Cho nên nếu bé nặng hơn hay nhẹ hơn chuẩn một chút thì mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng.
|
Tuổi thai (tuần) |
Chiều dài |
Cân nặng |
Tuần thứ 8 |
1,6 cm |
1 gam |
Tuần thứ 9 |
2,3 cm |
2 gam |
Tuần thứ 10 |
3,1 cm |
4 gam |
Tuần thứ 11 |
4,1 cm |
7 gam |
Tuần thứ 12 |
5,4 cm |
14 gam |
Tuần thứ 13 |
7,4 cm |
23 gam |
Tuần thứ 14 |
8,7 cm |
43 gam |
Tuần thứ 15 |
10,1 cm |
70 gam |
Tuần thứ 16 |
11,6 cm |
100 gam |
Tuần thứ 17 |
13,0 cm |
140 gam |
Tuần thứ 18 |
14,2 cm |
190 gam |
Tuần thứ 19 |
15,3 cm |
240 gam |
Tuần thứ 20 |
16,4 cm |
300 gam |
Tuần thứ 21 |
25,6 cm |
360 gam |
Tuần thứ 22 |
27,8 cm |
430 gam |
Tuần thứ 23 |
28,9 cm |
501 gam |
Tuần thứ 24 |
30,0 cm |
600 gam |
Tuần thứ 25 |
34,6 cm |
660 gam |
Tuần thứ 26 |
35,6 cm |
760 gam |
Tuần thứ 27 |
36,6 cm |
875 gam |
Tuần thứ 28 |
37,6 cm |
1005 gam |
Tuần thứ 29 |
38,6 cm |
1153 gam |
Tuần thứ 30 |
39,9 cm |
1319 gam |
Tuần thứ 31 |
41,1 cm |
1502 gam |
Tuần thứ 32 |
42,4 cm |
1702 gam |
Tuần thứ 33 |
43,7 cm |
1918 gam |
Tuần thứ 34 |
45,0 cm |
2146 gam |
Tuần thứ 35 |
46,2 cm |
2383 gam |
Tuần thứ 36 |
47,4 cm |
2622 gam |
Tuần thứ 37 |
48,6 cm |
2859 gam |
Tuần thứ 38 |
49,8 cm |
3083 gam |
Tuần thứ 39 |
50,7 cm |
3288 gam |
Tuần thứ 40 |
51,2 cm |
3462 gam |
Khi nào mẹ bầu cần lưu ý về trọng lượng thai theo tuần tuổi
Dựa trên kết quả siêu âm mỗi lần khám thai, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cần thiết nếu thấy cân nặng theo tuổi thai có sự sai khác lớn so với bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi. Bởi đây có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Em bé quá nặng cân?
Nếu hàng tuần, thai nhi phát triển nhiều hơn so với bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi, nhất là những tháng cuối của thai kì, rất có thể trẻ đã phát triển lớn hơn so với tuổi thai.
Khi thai quá lớn, sẽ gây khó khăn trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Nếu kích thước của bé lớn hơn so với bảng tiêu chuẩn khoảng 3cm, thai nhi sẽ có nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì, … ngay từ trong bụng mẹ.
Trường hợp thai nhi quá nhẹ cân?
Nếu thai nhi có các chỉ số thấp hơn nhiều so với bảng trọng lượng thai theo tuần tuổi, kết quả siêu âm so với bảng cân nặng thai nhi bé có chiều dài ngắn hơn chiều dài trung bình 3cm, bác sĩ thường sẽ chỉ định mẹ bầu thực hiện một vài xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân cũng như đưa ra những lời khuyên về chế độ dinh dưỡn, giúp thai nhi cải thiện cân nặng.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!