Cân nặng thai 9 tháng là vấn đề được quan tâm nhiều nhất khi mẹ bầu đã bước vào giai đoạn cuối của thai kỳ. Khi này thai nhi gần như đã phát triển các bộ phận hoàn thiện, trong đó cân nặng chuẩn của em bé ước tính là từ 2,7 – 4kg. Mẹ có thể cảm thấy bụng mình nặng nề hơn, tuy nhiên chỉ còn vài ngày nữa là đã có thể được đón bé yêu chào đời rồi đấy!
- Cân nặng thai nhi 9 tháng như thế nào là chuẩn?
- Sự thay đổi của mẹ bầu mang thai tháng thứ 9
- Lời khuyên dinh dưỡng để cân nặng thai nhi 9 tháng đạt chuẩn tốt nhất trong ngày chào đời
Cân nặng thai nhi 9 tháng như thế nào là chuẩn qua từng tuần?
Tháng thứ 9, chiều dài của thai nhi khoảng 51 cm, nặng khoảng 2700-4000 gram. Bé có thể chào đời bất cứ lúc nào vào giữa tuần thứ 37 và 40 của thai kỳ. Theo thống kê, chỉ có 5% trẻ sơ sinh ra đời vào đúng ngày dự sinh của mình.
BS CKI Trần Thị Phương Loan – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc cho biết: “Nếu cân nặng hàng tuần của thai nhi nhiều hơn so với tiêu chuẩn, nhất là những tháng cuối thì rất có thể trẻ đã phát triển lớn hơn tuổi thai. Thai quá lớn sẽ gây ra nhiều khó khăn cho quá trình chuyển dạ và sinh nở của người mẹ. Khi kích thước thai nhi lớn hơn với tiêu chuẩn 3cm, thai nhi có nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì,… ngay từ trong bụng mẹ.
Nếu cân nặng thai nhi nhẹ hơn so với tiêu chuẩn thì bé bị suy dinh dưỡng. Lúc này bé dễ mắc các bệnh về phổi, sức đề kháng kém hơn. Thậm chí quá nhẹ cân có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển thông minh sau này của con.”
Chính vì vậy, bố mẹ cần phải phối hợp với bác sĩ để tham khám và theo dõi chặt chẽ cân nặng của thai nhi. Đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ, khi bé sắp “ra mắt” bố mẹ.
Mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ để theo dõi tình trạng của thai nhi (Nguồn ảnh: Vnexpress)
Bạn có thể xem:
Cân nặng tối thiểu bé sơ sinh nằm ở vùng an toàn “khỏe mạnh”?
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 38
Trong khoảng thời gian này, thai nhi đã phát triển hoàn thiện nên bé có thể cảm nhận được những luồng ánh sáng ở bên ngoài và cử động bằng các ngón tay.
- Trọng lượng của thai nhi trong tuần này đã đạt khoảng từ 3.1kg và dài khoảng 50cm. Kích cỡ lúc này của bé có thể so sánh với một cây tỏi tây dài và cao.
- Bé đã biết nắm tay rất chắc. Các cơ quan trong cơ thể thai nhi đã trưởng thành và sẵn sàng thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung.
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 39
Lúc này đây kích thước của thai nhi nhanh chóng tăng nhanh và cân năng vào khoảng 3.200 gram (nặng khoảng bằng một quả mít) và dài khoảng 51cm. Thông thường các bé trai thường nặng hơn bé gái một chút. Giai đoạn này bộ phận sinh sản của thai nhi đã băt đầu hoàn thiện nên chất thải sẽ được tích lũy trong ruột của bé.
Cơ thể bé tiếp tục tích mỡ dưới da giúp kiểm soát thân nhiệt sau khi sinh. Những lớp biểu bì bên ngoài đang dần biến mất và thay vào đó là lớp da non.
Thai nhi tháng thứ 9 (Nguồn ảnh: Dantri)
Sự phát triển của thai nhi tuần 40
Ở tuần này, thai nhi có cân nặng trên 3kg và và chiếm hết các khoảng trống trong tử cung của mẹ, vì thế nên dây rốn thường bị búi lại thành cục hoặc là quấn quanh cơ thể bé.
Ở thời điểm này, bé thường có cân nặng khoảng 3,3-3,4kg (bằng khoảng một quả bí ngô) và dài 51cm. Xương sọ của bé vẫn chưa khít lại mà có thể vẫn có khe hở. Chính vì thế mẹ đừng ngạc nhiên khi thấy bé sinh ra lại có đỉnh đầu méo và hơi giống hình chóp. Nhưng mẹ hãy yên tâm đây chỉ là một hiện tượng bình thường và mang tính chất tạm thời.
Sự phát triển của thai nhi tuần 41
Đây chính là thời điểm mà bà bầu sẽ cảm thấy lo lắng nhất vì đây là tháng cuối cùng để bé yêu sẽ ra đời. Thông thường, rất ít mẹ bầu sẽ sinh đúng ngày.
Nếu bé yêu của bạn ra đời trong tuần này thì sẽ có cân nặng khoảng 3,5kg, chiều dài khoảng 52cm. Khi sinh ra đầu của em bé thường không được tròn cho lắm (nếu đẻ thường). Nhưng bạn không cần lo lắng vì sau khoảng vài ngày đầu của bé sẽ quay lại hiện trạng của nó.
Sự thay đổi của mẹ bầu mang thai tháng thứ 9
Thai càng lớn, mẹ bầu sẽ đối diện với các cơn đau thắt lưng, cũng như chứng phù nề. Áp lực từ trọng lượng thai nhi và sự gia tăng lưu lượng máu nhanh chóng chính là thủ phạm. Chịu khó nhờ anh xã massage và hạn chế đứng hay ngồi quá lâu để hạn chế tình trạng đáng ghét này bầu nhé!
Tháng thứ 9, các bác sĩ sẽ khuyến khích bạn nên đi khám mỗi tuần. Để kiểm tra tốc độ tăng trưởng, vị trí hiện tại của thai nhi, độ xóa của cổ tử cung, độ mở… Tuy nhiên, ngay cả khi có những thông tin này, bác sĩ vẫn không thể dự đoán chính xác khi nào bé chào đời.
Mang thai tháng cuối mẹ hãy thư giãn thật nhiều nhé (Nguồn ảnh: Vnexpress)
Có đến 8% mẹ bầu bị thủng màng ối trước khi bắt đầu chuyển dạ. Có người bị rỉ ối, nhưng cũng không ít người “trút” hẳn một lượng nước ồ ạt. Thậm chí hiều mẹ thậm chí nhầm vỡ ối với tình trạng “tè dầm”. Với những trường hợp này, bạn nên kiểm tra kỹ, và nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ.
Ở tuần này chị em có thể gặp hiện tượng nút nhầy ở cổ tử cung bị bong ra. Có nhiều trường hợp thì bị bong ra trước mấy ngày hoặc mấy giờ trước khi sinh. Trong tuần cuối mẹ bầu càng cần lưu ý hơn. Nếu có hiện tượng bất thường thì cần đi khám bác sĩ ngay nhé!
Bạn có thể xem:
Cân nặng tối thiểu bé sơ sinh nằm ở vùng an toàn “khỏe mạnh”?
Lời khuyên dinh dưỡng để cân nặng thai nhi 9 tháng đạt chuẩn tốt nhất trong ngày chào đời
Ăn nhiều lần trong ngày
Mẹ bầu vẫn nên tiếp tục duy trì chia khẩu phần ăn thành 5 – 6 bữa. Thay vì ăn 3 bữa chính, ăn nhiều bữa nhỏ giúp hệ tiêu hóa của bà bầu dễ làm việc hơn. Hơn nữa, ăn nhiều lần trong ngày còn giúp bà bầu hấp thu được nhiều dưỡng chất cần thiết từ nhiều nguồn dinh dưỡng khác nhau.
Dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 9 (Nguồn ảnh: Vnexpress)
Bổ sung thực phẩm giàu canxi
Nhu cầu canxi cho ba tháng cuối của thai kỳ là 1200mg/ngày. Mẹ bầu nên bổ sung canxi trong các thực phẩm như sữa, hải sản, đậu đen, nước cam…
Đặc biệt, sữa và các sản phẩm từ sữa luôn là thực phẩm tuyệt vời giàu canxi nhất. Chỉ một cốc sữa chua đã có thể cung cấp 450mg canxi. Một cốc sữa chua ít béo cung cấp 410mg. Sữa chua hoa quả chứa đến 345mg canxi/cốc.
Uống nhiều nước
Nước rất cần thiết đối với phụ nữ khi mang thai. Ở tháng cuối thai kỳ, những cơn thai nghén đã qua từ rất lâu. Nhưng tại sao chứng đau đầu, buồn nôn, ợ chua, ợ nóng vẫn còn? Đó là do cơ thể bạn đang thiếu nước trầm trọng. Nếu không cung cấp đủ lượng nước cần thiết, bà bầu còn rất dễ gặp tình trạng sinh non. Mặt khác, nước còn giúp ngăn ngừa táo bón, ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, hỗ trợ hoạt động hệ bài tiết.
Mẹ bầu cần uống 3 lít nước/ngày. Bạn cũng có thể kết hợp uống nước ép trái cây để thực đơn thức uống dinh dưỡng thêm phong phú.
Theo theAsianparent
Nguồn tham khảo: Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn của WHO – Vinmec
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!