Cân nặng của thai nhi như thế nào đạt chuẩn? Luôn là thắc mắc của các mẹ bầu trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai của mình. Đối với thai nhi, cân nặng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự phát triển toàn diện về thể chất và trí não. Hãy cùng bài viết tìm hiểu thêm về các tình trạng có liên quan đến cân nặng thai nhi để mẹ có thể kịp thời can thiệp nếu cần thiết nhé!
- Cân nặng của thai nhi – Cảnh báo thừa và thiếu cân khi nào?
- Các vấn đề phát triển bất thường cân nặng thai nhi so với tuổi thai
Cân nặng của thai nhi – Cảnh báo thừa và thiếu cân khi nào?
Các yếu tố nào có thể ảnh hưởng tới cân nặng thai nhi qua các tuần tuổi?
Cân nặng của thai nhi
Cân nặng thai nhi có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, tuy nhiên, đây là các yếu tố quan trọng nhất có thể tác động trực tiếp đến sự phát triển của bé:
Mẹ có thể quan tâm:
Bảng cân nặng mới nhất 2020 từ WHO giúp mẹ theo dõi sự phát triển của bé hiệu quả nhất
Bảng cân nặng và kích thước trung bình của thai nhi trong 40 tuần thai kỳ
- Yếu tố di truyền.
- Sức khỏe của chính bạn: Nếu bạn bị tiểu đường, béo phì thường có khả năng sinh con lớn, nặng cân hơn so với các bà bầu bình thường.
- Vóc dáng, thể tạng của bạn: Đa phần những bà mẹ có vóc dáng cao to thường sinh con nặng cân và dài hơn những bà mẹ khác.
- Mức tăng cân trong thai kỳ: Nếu bạn tăng cân quá ít hoặc không tăng cân, thai nhi có thể thiếu cân, suy dinh dưỡng. Ngược lại, nếu bạn tăng cân quá nhiều, bé yêu của bạn có thể tăng trưởng vượt chuẩn khiến bạn có nguy cơ phải sinh mổ.
- Thông thường con thứ thường lớn hơn con đầu. Song nếu khoảng cách giữa 2 lần sinh quá sát nhau, con thứ cũng có thể bị nhẹ cân.
- Số lượng bào thai: Nếu bạn mang song thai, đa thai, cân nặng của từng bé thấp hơn so với bảng cân nặng thai nhi chuẩn là bình thường.
Các vấn đề phát triển bất thường cân nặng thai nhi so với tuổi thai
Cân nặng của thai nhi
Bạn cần biết là ngay cả trong giai đoạn đầu của thai kỳ, mức độ phát triển của thai nhi là không giống nhau. Vì vậy, những con số trong bảng cân nặng thai nhi trên chỉ mang tính tham khảo nhất định. Đôi khi cân nặng thai nhi thấp hơn hoặc xấp xỉ so với cân nặng chuẩn của thai nhi là bình thường nên mẹ bầu đừng quá lo lắng. Điều bạn cần làm trong trường hợp này là thực hiện chế độ ăn uống hợp lý và giàu dưỡng chất, nghỉ ngơi đầy đủ, tránh căng thẳng và tuân thủ các chỉ định của bác sĩ.
Thai nhi phát triển hơn so với tuổi thai
Nếu sau siêu âm, bác sĩ cho bạn biết rằng, bé yêu của bạn có chiều dài đo được dài hơn so với mức bình thường khoảng 3cm tức là bé đang lớn hơn so với tuổi thai. Bạn có biết thai quá lớn có thể khiến bạn gặp khó khăn trong quá trình chuyển dạ và sinh con?
Ngoài ra, thai nhi lớn hơn tuổi thai còn là dấu hiệu cho biết có thể bé có nguy cơ mắc một số bệnh như: tiểu đường, béo phì, các bệnh về đường tiêu hóa, nguy cơ mắc ung thư…
Mẹ có thể quan tâm:
Thai 36 tuần nặng 2.5kg có là quá nhỏ? Mẹ nên ăn như thế nào để giúp con tăng cân?
Bí quyết ăn uống để vào con không vào mẹ, thai nhi tăng cân vù vù
Do đó, trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm một vài xét nghiệm để kiểm tra tìm hiểu nguyên nhân để có cách điều chỉnh cho thích hợp.
Thai nhi phát triển kém so với tuổi thai
Nếu trên kết quả siêu âm, so với bảng cân nặng thai nhi bé có chiều dài ngắn hơn chiều dài thai nhi trung bình 3 cm, tức là bé đang có dấu hiệu kém phát triển. Việc thai nhi quá nhỏ so với chuẩn sẽ khiến khi sinh ra bé có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh khiến sức khỏe không được đảm bảo.
Bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện một vài xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân. Bạn có thể phải làm xét nghiệm kiểm tra chức năng nhau thai để bác sĩ đánh giá xem nhau có vận chuyển đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi, kiểm tra xem dây rốn có bất thường.
Để hạn chế tình trạng thai nhi phát triển quá hoặc là phát triển chậm so với tuổi thai mẹ nên cân bằng chất dinh dưỡng hàng ngày sao cho không quá thừa chất cũng không để thiếu chất, sử dụng các loại sữa, vitamin, vitamin tổng hợp đúng với tình trạng cơ thể và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh tình trạng mẹ thừa cân, thừa chất hoặc mẹ thiếu chất, sinh con nhẹ cân.
Mỗi giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung dinh dưỡng khác nhau cho cả mẹ lẫn thai nhi. Các mẹ cần hiểu rằng cân nặng thai nhi sẽ phụ thuộc vào chất lượng bữa ăn của người mẹ. Các mẹ không nhất thiết phải ăn nhiều, chỉ cần bổ sung khoảng 300 calo mỗi ngày so với trước khi mang bầu. Bên cạnh đó, cần đảm bảo cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể khi mang thai. Điều này sẽ giúp mẹ và bé tăng cân đúng mức theo từng giai đoạn thai kỳ.
Ngoài ra mẹ nên thường xuyên đi khám thai định kì để theo dõi sự phát triển của thai nhi và để xin lời khuyên của bác sĩ về tình trạng và chỉ số cân nặng thai nhi.
Chúc các mẹ có một thai kỳ khoẻ mạnh!
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!