Thai 3 tuần siêu âm đầu dò có thấy không? Siêu âm đầu dò trong thời gian này sẽ không thấy được bào thai. Hơn nữa sự can thiệp của đầu dò còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của con.
Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Thai bao nhiêu tuần thì siêu âm được?
- Thai 3 tuần siêu âm đầu dò có thấy không?
- Dinh dưỡng cho mẹ bầu khi mang thai tuần thứ 3
- Các mốc siêu âm thai quan trọng mẹ bầu cần lưu ý
Thai bao nhiêu tuần thì siêu âm được?
Chu kỳ mang thai thường sẽ kéo dài trong khoảng 40 tuần, tính từ ngày kinh cuối cùng trong chu kỳ kinh nguyệt gần nhất của phụ nữ. Trứng sẽ bắt đầu rụng trong thời gian đầu rồi thụ tinh tạo thành hợp tử và đi đến tử cung để bắt đầu làm tổ. Quá trình thai nhi hình thành sẽ kéo dài trong 2 tuần. Nếu mẹ đi siêu âm thai nhi trong thời gian này thì sẽ không thấy được hình ảnh con. Đồng thời cũng khó xác định được mẹ chắc chắn đã mang thai hay chưa. Thậm chí bác sĩ có sử dụng phương pháp siêu âm tân tiến nhất: siêu âm đầu dò âm đạo cũng không cho được hình ảnh rõ ràng. Không những thế việc can thiệp này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai nếu mẹ thật sự mang thai.
Do đó mẹ hãy đợi đến khi thai được 6 đến 10 tuần thì đi siêu âm. Lúc này hình ảnh của bào thai sẽ trở nên rõ ràng hơn.
Mẹ đã biết chưa?
Thai 3 tuần siêu âm đầu dò có thấy không?
Thai 3 tuần siêu âm đầu dò có thấy không là câu hỏi được các mẹ bầu rất quan tâm. Thai 3 tuần tuổi vẫn nằm trong thời gian làm tổ của trứng. Cho nên cơ thể bé chưa được hình thành một cách nhất định. Lúc này các phôi bào đã được hình thành và đang trong quá trình di chuyển đến tử cung, làm tổ tại đây. Kích thước của các phôi bào rất nhỏ nên mắt thường không thể nhìn thấy. Do đó, cho dù có kết quả siêu âm trong tuần thứ 3 thì vẫn sẽ không thấy được hình ảnh bào thai.
Vậy thai 3 tuần siêu âm đầu dò có thấy không? Câu trả lời là không. Không những thế sự khảo sát của đầu dò sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai trong tử cung mẹ.
Các dấu hiệu mẹ có thể phát hiện khi thai được 3 tuần:
- Ngực căng tức và 2 đầu ti trở nên nhạy cảm
- Vùng chậu bị căng cơ
- Dễ mắc tiểu
- Nôn, buồn nôn (thường là vào buổi sáng và khi ngửi thấy mùi của đồ ăn)
- Lượng máu rỉ ra quần ít: máu có màu hồng, nâu hoặc đỏ nhạt
- Bụng đầy hơi
- Chuột rút
Nếu có những triệu chứng như trên mẹ nên thăm khám và xét nghiệm để được kiểm tra kịp thời.
Thai 3 tuần đã vào tử cung chưa?
Sau khi thụ tinh, trứng sẽ lưu lại khoảng 48 giờ trong đoạn bóng của vòi tử cung. Trứng thụ tinh sẽ vượt qua eo vòi tử cung trong khoảng 10 – 12 giờ.
Sau giai đoạn này, thai vào tử cung chậm nhất là bao lâu? Khoảng 3 đến 4 ngày sau khi thụ tinh, trứng thụ tinh sẽ vào đến niêm mạc trong buồng tử cung và gắn vào đó.
Tuy nhiên trong thời gian này chưa thể phát hiện được có thai khi siêu âm thai, xét nghiệm Beta hCG có thể phát hiện được trong máu hoặc nước tiểu của người mẹ khoảng từ 6->14 ngày sau khi thụ tinh.
Bao nhiêu ngày thì thai vào tử cung? Thai 3 tuần tuổi đã vào tử cung chưa? Thời gian chậm kinh trung bình là 9 ngày là thời gian thai đã vào buồng tử cung của mẹ.
Dấu hiệu thai đã vào tử cung rồi làm tổ làm ở đó thường chưa rõ rệt bởi lúc này mới đang là tuần thai thứ 2-3, chưa có nhiều sự thay đổi của mẹ.
Dinh dưỡng cho mẹ bầu khi mang thai tuần thứ 3
Trong thời gian này mẹ nên tăng từ 1 đến 2 kg theo khuyến cáo của bác sĩ. Vì vậy, mẹ đừng vội bổ sung thực phẩm cho cả 2 người nhé! Dưới đây là một số lời khuyên cần thiết dành cho mẹ bầu:
- Dùng những thực phẩm chứa axit folic: Axit folic có nhiều trong ngũ cốc nguyên hạt và rau xanh ăn lá. Đây là loại vitamin rất tốt cho sự phát triển của bé. Mẹ nên lưu ý nhé!
- Tránh xa đồ ăn vặt: Trong đồ ăn vặt có chất béo độc hại dễ làm mẹ bị buồn nôn và nôn khi mang thai. Ngoài ra bà bầu nên cắt giảm lượng đường và bột trắng, bỏ chất béo bão hòa khỏi chế độ ăn uống.
- Xây dựng chế độ ăn có nhiều rau, trái cây, hạt ngũ cốc nguyên chất và sản phẩm làm từ sữa ít béo.
- Một ngày ăn đầy đủ 3 bữa.
- Không nên duy trì chế độ ăn kiêng.
Các mốc siêu âm thai quan trọng mẹ bầu cần lưu ý
Khám phá thêm:
Thai được 11- 13 tuần 6 ngày tuổi
Đây là giai đoạn mẹ bầu có thể phát hiện và kiểm soát một số dị tật bẩm sinh và bất thường như:
- Các nhiễm sắc thể gây bệnh Down
- Mẹ có bị hiện tượng đa thai hay không?
- Nguy cơ mẹ bị tiền sản giật nhiều hay ít?
- Số lượng buồng ối, số bánh nhau là bao nhiêu?
- Những bất thường ở các cơ quan như tim, tay, sọ não, chân, thành bụng
Thai được 18- 22 tuần tuổi
Một số những dị tật có thể được phát hiện ở thai nhi trong giai đoạn này:
- Cấu trúc bộ não có sự bất thường
- Hở hàm ếch, sứt môi
- Các vấn đề về xương: thiếu xương, xuất hiện khe hở cột sống,…
- Hệ tiết niệu bị rối loạn chứng năng
- Tim thai không đều
- Động và tĩnh mạch có sự bất thường
- Phát hiện nguy cơ mẹ bầu đẻ non
- Bánh nhau, dây rốn, nước ối có sự bất thường
- …
Thai được 30- 32 tuần
Đây được xem là một trong những mốc siêu âm quan trọng của mẹ bầu. Việc theo dõi sự phát triển của thai nhi và những thay đổi của cơ thể mẹ trong những tuần cuối là cần thiết. Bởi vì việc này rất quan trọng cho việc chuẩn bị chuyển dạ và dự đoán cuộc sinh một cách tốt nhất. Do đó, bà bầu phải thực hiện một số khảo sát để tìm ra những bất thường trong các cơ quan:
- Trẻ có bị thiếu oxy ở hệ tuần hoàn hay không?
- Bánh nhau có sự rối loạn về chức năng không?
- …
Hi vọng bài viết đã giải đáp thắc mắc cho mẹ bầu thai 3 tuần siêu âm đầu dò có thấy không. Đồng thời các mẹ có thể chú ý một số mốc quan trọng để đi siêu âm trong thời kỳ mang bầu nhé!
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!