Dấu hiệu mang thai 3 tuần là gì là câu hỏi của nhiều chị em phụ nữ. Nếu biết được những dấu hiệu này, mẹ có thể chuẩn bị cho thai kỳ khỏe mạnh. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Thai 3 tuần phát triển như thế nào?
- Dấu hiệu có thai 3 tuần đầu
Thai 3 tuần phát triển như thế nào?
1. Kích thước
Từ tuần 1 đến tuần 12, kích thước thai nhi rất nhỏ. Nếu không có biểu hiện ốm nghén, nhiều mẹ bầu sẽ không hề biết mình mang thai. Thai nhi lúc này hiện chỉ là một quả cầu nhỏ xíu có chứa đến hàng trăm tế bào và đang phát triển theo cấp số nhân.
Sự phát triển của thai nhi 3 tuần tuổi (Nguồn ảnh: vinmec)
Theo bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Mai Hương – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng, các tế bào ở giữa sẽ trở thành phôi, tế bào bên ngoài trở thành nhau thai, giúp cung cấp oxy, chất dinh dưỡng cho bé trong suốt 9 tháng thai kỳ.
Ở tuần thai thứ 3, kích thước thai nhi đạt 0,35-0,6mm, mặc dù còn rất nhỏ nhưng bào thai đang trong quá trình phát triển rất nhanh chóng. Lúc này, dịch nước ối cũng bắt đầu hình thành và phát triển thành túi ối, nước ối đóng vai trò là lớp đệm cho bé trong những ngày tới.
Khám phá thêm:
2. Vị trí
Sau khi tinh trùng gặp trứng khoảng 8 ngày, hợp tử sẽ làm tổ ở tử cung. Quá trình làm tổ kéo dài khoảng 10 ngày và kết thúc sau khoảng 14 ngày kể từ khi thụ tinh.
Do đó, thai 3 tuần tuổi có thể đã vào tử cung và làm tổ. Tuy nhiên, tùy từng cơ địa mỗi mẹ bầu, dấu hiệu mang thai tuần thứ 3 này sẽ diễn ra nhanh hơn hoặc chậm hơn thời gian tiêu chuẩn.
Thai 3 tuần có thể siêu âm được không?
Mong muốn nhìn thấy hình ảnh của con là niềm háo hức của bất cứ bố mẹ nào. Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào cũng có thể siêu âm được. Nếu thai chưa kịp phát triển mà bố mẹ đã đi siêu âm thì sẽ mang đến tạo ảnh hưởng không tốt.
Siêu âm đầu dò ở tuần thứ 3 chưa phát hiện được thai nhi (Nguồn ảnh: vinmec)
Siêu âm đầu dò vào thời điểm thai 3 tuần không cho kết quả chính xác và có thể sự khảo sát của đầu dò còn gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai bên trong tử cung của người mẹ.
Siêu âm đầu dò muốn thấy được thai cần tiến hành ở tuần 4-5 để phát hiện những trường hợp thai ngoài tử cung. Phát hiện sớm sẽ ngăn chặn tình trạng thai ngoài tử cung vỡ ra gây nhiễm trùng ổ bụng, vỡ ống dẫn trứng…. Việc này sẽ không thực hiện được nếu siêu âm thông thường.
Dấu hiệu mang thai 3 tuần
1. Ngực căng tức và cứng
Thông thường, trong thời kỳ có kinh nguyệt, ngực phụ nữ sẽ căng cứng. Tuy nhiên, nếu không rơi vào kỳ kinh nguyệt, bạn cảm thấy căng tức ngực, thấy nặng nề, nhạy cảm hơn, đó là dấu hiệu mang thai 3 tuần tuổi.
Ngực sẽ có xu hướng to lên và nhũ hoa sẽ sậm màu lại. Thậm chí, bạn không thể nằm sấp khi ngủ. Nồng độ hormone nữ kích thích bơm máu lên ngực là nguyên nhân chính gây ra cảm giác đau tức khó chịu này.
Ngực căng tức là dấu hiệu mang thai (Nguồn ảnh: vinmec)
2. Cơ thể mệt mỏi
3 tuần thai đầu tiên là thời gian tạo ra các mô, cơ quan và nuôi dưỡng thai nhi. Để làm được điều này, cơ thể phải hoạt động hết công suất. Đây cũng là thời gian thường bị ốm nghén nên phụ nữ không ăn uống đủ chất. Vì thế, cơ thể sẽ không tránh được cảm giác mệt mỏi, thậm chí là kiệt sức.
Khám phá thêm:
3. Đi tiểu thường xuyên, tiểu về đêm
Nếu khoảng 3 tuần sau quan hệ, bạn thấy mình thường buồn tiểu hoặc đi tiểu với tần suất cao thì có thể bạn đã mang thai 3 tuần. Nhau thai, túi ối vẫn tiếp tục hình thành kéo theo sự ra tăng kích thước của tử cung. Bàng quang bị chèn ép dẫn đến các triệu chứng như đi tiểu thường xuyên, tiểu về đêm.
Bên cạnh đó, để nuôi dưỡng thai, nhau thai và túi ối, cơ thể phải “tăng tốc” phát triển. Sự thay đổi này khiến cơ thể luôn có cảm giác căng tức đầy bụng dưới, giống như buồn tiểu. Tình trạng này có thể kéo đến hết thai kỳ.
4. Khứu giác nhạy cảm
Mang thai 3 tuần là thời điểm lượng hormone estrogen đang tăng nhanh. Tác dụng phụ của hiện tượng này là khiến khứu giác nhạy cảm hơn bình thường. Hậu quả là mẹ bầu luôn cảm thấy muốn bệnh bởi quá tải các mùi xung quanh. Nước hoa, thức ăn, khói xe, mùi cơ thể người khác… vốn bình thường thì giờ đây lại thành nỗi ám ảnh cho mũi bạn.
5. Cảm giác chán ăn
Đây là giai đoạn nội tiết tố thay đổi rất nhiều nên mẹ cảm thấy mệt mỏi chán ăn, buồn nôn. Nhiều món ăn ngày xưa bạn rất thích nhưng bây giờ lại thành món bạn không nuốt nổi. Thậm chí, bạn ăn gì vào cũng muốn nôn ra.
6. Chóng mặt, buồn nôn
Sau 3 tuần kể từ khi mang thai, xuất hiện hiện tượng ốm nghén ở mẹ bầu. Bạn có thể cảm thấy buồn nôn bất cứ lúc nào. Phổ biến nhất là khi thức dậy vào buổi sáng, hoặc sau khi ăn. Đôi khi bạn nôn mửa thực sự hoặc cảm thấy buồn nôn nhiều lần trong ngày.
Những biểu hiện kèm theo là cảm giác yếu người, chóng mặt, đầu óc quay cuồng. Lúc này, mẹ bầu cần nghỉ ngơi nhiều hơn để tránh dẫn đến trường hợp xấu hơn là hạ đường huyết.
7. Ra máu báo thai
Trong thời kỳ kinh nguyệt, một số phụ nữ phát hiện ra các chấm nhỏ màu hồng hoặc đỏ nâu. Bạn nên gọi ngay cho bác sĩ nếu bị đau kèm theo ra máu báo hoặc ra nhiều máu. Hiện tượng này có thể là một dấu hiệu của thai làm tổ không đúng chỗ. Vì thế, bạn hãy liên hệ bác sĩ sớm nhất để bảo vệ mẹ và bé đều khỏe mạnh và phát triển tốt nhất, mẹ nhé!
Nếu bạn có 1 trong 7 dấu hiệu mang thai 3 tuần tuổi như trên, hãy nhanh chóng cập nhật kiến thức để có thai kỳ khỏe mạnh nhé.
Chúc hành trình mang thai của bạn sẽ thật nhiều trải nghiệm thú vị!
Nguồn tham khảo: Sự phát triển của thai nhi tuần 3 – Vinmec
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!