Bà bầu bị thiếu máu trong thai kỳ có thể nói là hiện tượng khá phổ biến trong thai kỳ. Nguyên nhân, triệu chứng và cách cải thiện tình trạng này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Thiếu máu trong thai kỳ
Triệu chứng phổ biến của bà bầu khi thiếu máu
- Mệt mỏi yếu sức
- Da, môi và móng tay nhợt nhạt
- Chóng mặt
- Khó thở
- Tim đập loạn nhịp
- Khó tập trung
Thai phụ được xem là thiếu máu khi nào?
Trong những tháng đầu mang thai, bà bầu sẽ được làm xét nghiệm máu để bác sĩ biết có bị thiếu máu hay không. Thai phụ được coi là thiếu máu thai kỳ khi hàm lượng Hemoglobin (Hb) trong máu thấp <11g/dl.
Cho dù bạn không bị thiếu máu trong những tháng đầu thì bác sĩ vẫn sẽ khuyến khích làm xét nghiệm máu kiểm tra trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối.
Nguyên nhân khiến bà bầu hay thiếu máu
Phân loại thiếu máu có thể gặp trong thai kỳ bao gồm:
Thiếu máu do thiếu sắt
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây thiếu máu ở bà bầu. Chúng xảy ra khi cơ thể không có đủ chất sắt để sản xuất đủ lượng huyết sắc tố (Hemoglobin). Huyết sắc tố là một loại protein trong các tế bào hồng cầu, với vai trò mang oxy từ phổi đến phần còn lại của cơ thể.
Ở tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, máu sẽ không thể mang đủ oxy đến các mô trên toàn cơ thể.
Thiếu máu do thiếu folate
Đây là tình trạng thiếu axit folic trong máu. Axit folic là một loại vitamin B giúp cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu. Nếu không có đủ các tế bào hồng cầu, bạn sẽ bị thiếu máu. Thực phẩm giàu acid folic là rau lá xanh, gan, thận, nấm rơm, mầm lúa mì,…
Thiếu folate có thể trực tiếp gây ảnh hưởng như gây dị tật bẩm sinh cho bé, tật nứt đốt sống và nhẹ cân.
Thiếu máu do thiếu vitamin B12
Cơ thể chúng ta cần vitamin B12 để hình thành các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Nếu cơ thể không đủ vitamin B12 cần thiết cho quá trình tạo hồng cầu và biệt hóa nguyên bào hồng cầu, sẽ dẫn đến thiếu máu do không tạo đủ hồng cầu.
Bà bầu nào có nguy cơ bị thiếu máu?
Tất cả phụ nữ mang thai đều có nguy cơ bị thiếu máu. Đó là bởi vì họ cần nhiều sắt và axit folic hơn bình thường. Nhưng bạn sẽ có rủi ro cao hơn nếu trong các trường hợp sau:
- Đang mang thai nhiều hơn một con (thai đôi, thai ba,…)
- Có hai lần mang thai gần nhau
- Nôn rất nhiều vì ốm nghén
- Mang thai khi còn trong tuổi vị thành niên
- Không ăn đủ thực phẩm giàu chất sắt
- Đã bị thiếu máu trước khi mang thai
Hậu quả khi bà bầu thiếu máu
- Tăng nguy cơ sảy thai.
- Nhau tiền đạo.
- Bong nhau non.
- Huyết áp thai kỳ.
- Tiền sản giật.
- Vỡ ối sớm.
- Nguy cơ băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản.
Cải thiện tình trạng bà bầu thiếu máu
Để kiểm soát tình trạng thiếu máu, mề bầu cần chủ động điều chỉnh chế độ ăn đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng, bổ sung viên sắt và acid folic, kiểm soát tình trạng nhiễm ký sinh trùng đường ruột và sốt rét.
Chế độ dinh dưỡng
Mẹ bầu cần nhờ bác sĩ đưa ra nguyên nhấn chính xác của việc thiếu máu, để từ đó có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Sắt từ động vật có nhiều trong các loại thịt, đặc biệt là thịt đỏ. Sắt từ thực vật thường có trong các loại rau xanh như bông cải, củ cải, các loại đậu.
Thực phẩm giàu vitamin B12 bao gồm: trứng, các sản phẩm từ sữa, ngủ cốc nguyên hạt, thịt, cá,…
Ngoài ra, cũng nên tăng cường các loại trái cây tươi giàu vitamin C sau bữa ăn như: cam, bưởi, thanh long, táo… sẽ giúp hấp thu sắt tốt hơn.
Để bổ sung acid folic từ dinh dưỡng, mẹ bầu có thể chọn:
- Rau lá xanh màu đậm: rau bó xôi, xà lách, măng tây…
- Các loại hạt: hạnh nhân, óc chó, macca,…
- Trái cây họ cam quýt
Bổ sung sắt và acid folic dạng viên uống
Do nhu cầu sắt và acid folic ở của phụ nữ mang thai tăng cao nhưng chế độ ăn khó đáp ứng đủ nên WHO khuyến nghị phụ nữ mang thai cần uống bổ sung sắt và acid folic với liều 60 mg sắt nguyên tố và 400 mcg acid folic mỗi ngày. Uống bổ sung sắt và acid folic cần uống đều đặn hàng ngày kể từ khi phát hiện có thai cho đến sau khi sinh 1 tháng.
Bà bầu bị thiếu máu không phải là một tình trạng nguy hiểm và mẹ bầu phải lo lắng. Chìa khoá là hãy cân bằng chế độ dinh dưỡng và nghe theo lời khuyên của bác sĩ để được khắc phục sớm nhé.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!