Thai nhi 39 tuần ít đạp do tử cung của mẹ đã trở nên chật chội, bé đang ngủ hoặc bé đang có vấn đề về sức khỏe. Mẹ cần làm gì lúc này để đảm bảo con vẫn khỏe mạnh cho đến khi chào đời? Cùng theo dõi nhé!
Nội dung bài viết:
- Sự phát triển của em bé tuần 39
- 4 nguyên nhân thai 39 tuần ít đạp
- Mẹ nên làm gì?
Sự phát triển của thai nhi 39 tuần
Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Xuân Minh – Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng cho biết, tại thời điểm này, thai nhi đã sẵn sàng chào đời vào bất cứ thời điểm nào. Từ tuần thai thứ 39 bé được tính là đủ tháng. Trong tuần thai này, sự phát triển về mặt thể chất của bé đã hoàn tất, nhưng con vẫn tiếp tục béo lên, tích tụ mỡ dưới da. Não bộ con vẫn đang phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc và vẫn duy trì tốc độ phát triển trong 3 năm đầu đời.
Em bé tuần 39 đã sẵn sàng chào đời (Nguồn ảnh: Vinmec)
Bạn có thể chưa biết:
Thai 39 tuần đau bụng dưới từng cơn có phải là dấu hiệu đáng lo lắng không?
Thai 39 tuần ít đạp vì đâu?
Từ tuần thai này trở đi, những cử động của thai nhi trong bụng mẹ cũng có nhiều thay đổi. Một số bé đạp nhiều hơn nhưng cũng có một số đạp ít đi. Việc bé ít đạp, hoạt động không năng nổ như trước thường là dấu hiệu cho thấy:
Tử cung đã trở nên chật chội
Tử cung của mẹ giờ đây đã trở thành căn phòng khá khó chịu với bé bởi vì thai nhi thì đang lớn rất nhanh, bé không còn được cử động chân tay thoải mái như trước nữa. Hầu hết con đã quay đầu đầu và dần di chuyển xuống dưới xương chậu để sẵn sàng cho ngày chào đời.
Nếu có ít hơn 4 đợt cử động thai, thai phụ phải nằm nghỉ và đếm cử động thai trong 1 giờ tiếp theo hoặc đếm trong 2 giờ.
Trường hợp mẹ bầu nhận thấy trong 2 giờ tiếp theo, có ít hơn 10 cử động thai, cần đến ngay cơ sở y tế để theo dõi tình trạng thai bằng những phương pháp khác.
Thai nhi đang ngủ
Khi thai ngủ thường không có cử động thai. Thời gian ngủ trung bình của thai nhi thay đổi từ 20-40 phút. Nếu mẹ kiểm tra cử động thai vào thời điểm thai đang ngủ thì sẽ khó cảm nhận hơn.
Khi bé ngủ sẽ không có cử động thai (Nguồn ảnh: Vinmec)
Thành bụng của mẹ dày
Đặc điểm thể chất của mẹ bầu cũng là yếu tố quyết định đến việc mẹ có dễ cảm nhận những cú đạp của em bé trong bụng hay không. Đôi khi nếu thành bụng mẹ khá dày thì sẽ khó nhận thấy bé chuyển động hơn.
Theo dõi thai máy 3 lần trong ngày sau ăn no, thông thường bé máy trên 4 lần/1 giờ. Thai máy dưới 4 lần nên theo dõi thêm 1 giờ, nếu vẫn dưới 4 lần thì phải đến gặp bác sĩ ngay.
Bạn có thể chưa biết:
Thai 39 tuần ra máu đỏ tươi có phải là dấu hiệu nguy hiểm?
Thai nhi 39 tuần ít đạp – Con đang có vấn đề về sức khỏe
Theo dõi thai máy để đánh giá sức khỏe thai chỉ nên thực hiện trong khoảng hai tháng cuối thai kỳ và trong khoảng một giờ. Càng quá ngày sinh, cử động thai càng giảm.
Nhưng thông thường, trong lúc thức, số lần tối thiểu thai sẽ cử động là khoảng 3 – 4 lần/giờ. Nếu thấp hơn mức này thì thai phụ nên theo dõi thêm 1 giờ, nếu vẫn dưới 4 lần thì cần đến gặp bác sĩ ngay vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang gặp vấn đề về sức khỏe.
Mẹ bầu nên làm thế nào khi thai 39 tuần đạp ít?
Nếu một hôm nào đó bé yên ắng, ít đạp hơn so với bình thường, mẹ có thể áp dụng một số cách như sau để kích thích phản ứng đạp của bé:
1 chút đồ ngọt sẽ đánh thức bé (Nguồn ảnh: istockphoto)
- Chuyển từ một hoạt động này sang hoạt động khác hoặc đổi động tác, tư thế như đứng dậy, đi lại nhẹ nhàng, mẹ có thể thử nằm ngửa rồi đổi sang nằm sấp một lúc. Khi đó sẽ giúp kích thích bé đạp
- Ăn đồ ngọt như bánh, uống sữa ngọt… và đợi từ 2-3 phút
- Mát xa nhẹ nhàng toàn thân hoặc xoa bụng nhẹ nhàng. Với cách này không chỉ giúp kích thích để bé đạp mà còn giúp cho phát triển thể chất và trí não của thai nhi
- Uống nước lạnh
- Dùng đèn pin soi trước bụng mẹ (nên chọn loại có ánh sáng thật dịu) như một cách giao tiếp với bé. Đây còn được xem là một phương pháp giúp kích thích, phát triển thị giác rất tốt cho em bé
Lưu ý gì khi thai 39 tuần ít đạp?
Nếu đã thực hiện các cách mà bé vẫn đạp ít hơn 4 lần/tiếng, mẹ bầu nên đi khám càng sớm càng tốt vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy bé không được cung cấp đủ dinh dưỡng, oxy hoặc lượng đường của mẹ giảm, gây nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi.
Nguồn tham khảo: Sự phát triển của thai nhi tuần 39 – Vinmec
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!