Thai nhi ít đạp khiến nhiều mẹ không khỏi lo lắng. Vào tháng thứ 4 của thai kỳ, mẹ đã có thể cảm nhận được những cử động thật rõ ràng của thai nhi. Tuy nhiên có nhiều trường hợp thai nhi đạp ít hoặc mẹ khó có thể nhận ra được thai đang “máy” bên trong bụng. Vì sao thai nhi đạp ít? Hiện tượng này có gì đáng lo ngại? Các mẹ hãy cùng tìm hiểu trong bài dưới đây nhé!
Thai máy là gì?
Thai máy được hiểu là thai nhi có những cử động trong bụng mẹ như: đạp, duỗi tay chân, nấc cục, xoay người hay thậm chí là nhào lộn. Ngoài ra, bé còn có thể biết tìm những chỗ nằm thoải mái trong bụng mẹ. Mẹ sẽ khó mà phân biệt được các loại cử động này.
Những cử động của thai nhi trong bụng mẹ gọi là thai máy
Thai kỳ ở tuần thứ 20 thường được gọi là thời điểm thai máy. Cơ địa của mỗi bé bên trong bụng mẹ có sự khác nhau. Vì vậy không phải lúc nào thai nhi ở tuần thứ 20 thì bé sẽ máy. Khi thai nhi ở tuần thứ 20, các mẹ sẽ thường xuyên nhận thấy được rõ các hoạt động của thai nhi. Đó là những lần va chạm vào thành bụng của mẹ. Đây là biểu hiện rõ nhất của thai máy.
Cách đếm cử động của thai nhi
Mẹ phải rất chú ý thì mới nhận biết được thai máy. Đó là những cử động nhỏ như những tiếng gõ nhịp vào thành bụng. Mẹ nên học cách để nhận biết, đếm và theo dõi cử động thai hàng ngày. Mẹ đếm bằng cách tính số lần cử động trong 30 phút của thai nhi. Đếm 3 lần mỗi ngày. Khi thai nhi ngủ thường không có cử động thai. Thời gian ngủ của bé sẽ thay đổi từ 20-40 phút.
Thế nào là thai nhi ít đạp?
Thai máy yếu hay còn gọi là thai nhi ít đạp là thai có ít hơn 4 đợt cử động thai. Lúc này mẹ cần nghỉ ngơi và đếm tiếp cử động thai trong 1 hoặc 2 giờ tiếp theo. Trong 2 giờ tiếp theo, mẹ chỉ đếm được ít hơn 10 cử động thai thì mẹ cần đến ngay cơ sở y tế để theo dõi tình trạng thai.
Thai nhi ít đạp có khả năng bị yếu
Thai nhi khỏe mạnh sẽ có ít nhất 4 đợt cử động thai trong vòng 1 giờ. Thời điểm tốt nhất để mẹ có thể đếm cử động của thai là sau khi ăn no. Mẹ cũng nên đi tiểu để làm trống bàng quang trước khi đếm cử động của bé nhé.
Nguyên nhân khiến thai nhi ít đạp
Thai nhi ít máy có thể do mẹ kiểm tra cử động thai vào thời điểm thai đang ngủ. Bên cạnh đó, tình trạng sức khoẻ kém của thai nhi cũng làm thai ít máy. Các hoạt động của bé trong bụng mẹ sẽ không có một lịch trình nào cụ thể. Mẹ chỉ cần đếm được hoạt động của bé trong 1 giờ mỗi ngày là đủ.
Một nguyên nhân khác làm giảm các hoạt động của bé trong bụng mẹ là thai nhi ngày càng phát triển. Lúc này bụng mẹ trở nên chật chội và làm giảm cường độ hoạt động của bé.
Với những mẹ có thành bụng dày sẽ khó cảm nhận được thai máy hơn những người có thành bụng mỏng. Lượng nước ối quá nhiều hay quá ít cũng gây ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận thai máy của mẹ.
Mẹ nên làm gì khi thai nhi đạp ít?
Chú ý theo dõi
Khi thai máy có sự bất thường hay thai nhi đạp ít, mẹ nên theo dõi sát sao về quá trình máy của thai nhi. Nếu thai máy ít hơn 3-4 cử động trong 1 giờ thì mẹ nên đến bệnh viện để có phương pháp xử lý kịp thời. Lúc này các bác sĩ sẽ thực hiện một số bài kiểm tra để đánh giá tình trạng sức khoẻ của thai nhi.
Áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học
Một chế độ dinh dưỡng tốt cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong suốt quá trình mang thai. Nếu không được cung cấp đủ dinh dưỡng, thai dễ bị suy giảm về thể chất cũng như trí tuệ. Không những vậy, mẹ cũng sẽ bị giảm sức đề kháng. Nó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm trong thai kỳ.
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong giai đoạn thai kỳ
Mẹ nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng như đạm từ thịt cá, các sản phẩm chế biến từ sữa, ngũ cốc, các loại đậu. Mẹ cũng cần ăn nhiều trái cây và rau xanh để bổ sung chất đường, hỗ trợ sự phát triển tế bào não. Lúc này mẹ có thể phòng ngừa được những bất thường của thai máy.
Tránh tình trạng căng thẳng
Mẹ hãy tránh căng thẳng trong giai đoạn mang thai. Mẹ cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn và làm những điều mình thích. Ngoài ra, mẹ đừng quên tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp thể chất và tinh thần khỏe mạnh.
Thai nhi ít đạp không hẳn là dấu hiệu nguy hiểm. Mẹ chỉ cần lưu ý với các trường hợp thai nhi không có bất cứ chuyển động nào trong vòng 2 tiếng đồng hồ. Theo dõi thai máy là niềm vui của mẹ bầu. Đó cũng là biện pháp hữu ích giúp mẹ quan sát được sức khoẻ của bé. Mẹ hãy thường xuyên theo dõi những cử động của bé để tăng thêm sự gắn kết giữa cả hai mẹ con.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!