Thai lưu mà không biết là tình trạng nguy hiểm do nếu không xử lý kịp thời sẽ khiến vi khuẩn dễ xâm nhập qua màng ối và gây nhiễm khuẩn nghiêm trọng. Chị em cần hiểu đúng về hiện tượng này cũng như nắm được các dấu hiệu nhận biết để xử lý trong thời gian sớm nhất khi gặp sự cố.
Nội dung bài viết:
- Thế nào là hiện tượng thai lưu?
- Nguyên nhân gây thai lưu
- Những biến chứng nguy hiểm mẹ phải đối mặt khi bị lưu thai
Thai lưu là gì?
Trường hợp thai ngừng phát triển sau tuần thứ 20 và lưu lại trong tử cung trên 48h thì được gọi là hiện tượng thai lưu. Tuổi thai càng cao thì thời gian thai lưu lại tử cung càng ngắn.
Bạn có thể chưa biết:
Dấu hiệu sảy thai 7 tuần mẹ cần nắm rõ để tránh biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ
Mẹ nên làm gì để vực dậy sau khi mất con do sảy thai lưu thai?
Quá trình đẩy thai lưu ra ngoài (hay còn gọi là sinh thai lưu hoặc sảy thai) diễn ra tương tự như các ca sinh thông thường. Tuy nhiên, thời gian chuyển dạ đẩy thai thường dài hơn, sản phụ ra máu âm đạo nhiều hơn và những cơn co bóp dạ con cũng gây đau đơn hơn so với các ca sinh thường. Vì vậy, phát hiện sớm trường hợp thai lưu để được theo dõi y tế sẽ giúp mẹ ngăn ngừa những nguy hiểm cho sức khỏe khi sinh thai lưu.
Nguyên nhân gây thai lưu
Do người mẹ
- Mẹ mang thai dưới 20 tuổi hoặc trên 35 tuổi
- Mang thai đôi hoặc ba
- Có tiền sử bị sảy thai
- Sử dụng các chất kích thích khi mang thai
- Mẹ bị các bệnh lý như béo phì, tiểu đường, huyết áp cao, suy gan,… trong thai kỳ
- Nhiễm độc thai nghén
- Gặp biến chứng khi sinh
- Tử cung dị dạng, dính tử cung, tử cung kém phát triển nên không thể nuôi dưỡng thai
Nguyên nhân từ phía thai
- Dị tật bẩm sinh như não úng thuỷ, phù rau thai, vô sọ…
- Thai gặp các vấn đề về di truyền, rối loạn nhiễm sắc thể
- Nhau thai bị xơ hoá, bong nhau, u mạch máu màng đệm… khiến thai không hấp thu được không khí và dinh dưỡng từ mẹ và chết
- Bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con
- Dây rốn bị xoắn, hay quấn quanh cổ, quanh thân thai nhi khiến thai bị ngạt thở
Mẹ có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm khi bị thai lưu mà không biết
Thời gian đầu, các dấu hiệu thai lưu chưa rõ ràng nên nhiều mẹ bầu bị thai lưu mà không biết. Khi nghi ngờ thai lưu mà không có biểu hiện gì, mẹ cần đến bệnh viện để kiểm tra và thực hiện các biện pháp đưa thai ra ngoài. Các ca sinh thai lưu nếu được theo dõi y tế sẽ không gây nguy hiểm gì cho mẹ bầu.
Ngược lại, mẹ bị thai lưu mà không biết và không can thiệp lấy thai ra sớm thì sẽ dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
- Thai lưu bị vỡ ối sớm khi chưa chuyển dạ khiến vi khuẩn xâm nhập qua màng ối rách, gây nhiễm khuẩn buồng ối và dạ con trầm trọng, có thể nguy hiểm đến tính mạng
- Nếu thai lưu lại quá lâu trong dạ con (trên 3 tuần) sẽ khiến mẹ bị tình trạng rối loạn đông máu, gây băng huyết nặng
Dấu hiệu nhận biết thai lưu
Cảm giác thai nhi ngừng di chuyển
Từ tuần thứ 18, mẹ đã cảm nhận được những chuyển động của con ở trong bụng. Vì vậy nếu bất ngờ mẹ không cảm nhận được chuyển động nào của con trong suốt 8 – 10 giờ, hãy kích thích bé chuyển động bằng cách uống một ly nước lạnh, một cốc nước cam hoặc nằm xuống để lắng nghe,… Nếu đã làm mọi cách mà thai nhi vẫn không có cử động nào thì có thể mẹ đã bị thai lưu.
Bạn có thể chưa biết:
5 biểu hiện thai lưu 6 tuần, chị em nên làm gì khi bị thai lưu ở giai đoạn này?
Thai lưu nhưng vẫn nghén, vì sao lại có hiện tượng này?
Bụng ngừng phát triển, tử cung ngừng mở rộng
Đây là 1 dấu hiệu thai lưu mà không biết dễ nhận thấy. Sự phát triển của bé mỗi ngày sẽ kéo theo sự phát triển của tử cung mẹ để tương thích với kích cỡ của con. Nếu thấy bụng không có dấu hiệu lớn dần lên và tử cung ngừng mở rộng thì rất có thể thai nhi đang gặp nguy hiểm.
Rò rỉ nước ối
Hiện tượng xuất hiện chất lỏng lạ rò rỉ từ âm đạo cũng có thể là dấu hiệu của thai lưu, hoặc nếu không thì màng ối của thai nhi cũng đang gặp nguy hiểm.
Chảy máu âm đạo
Mẹ bầu thấy âm đạo tiết nhiều dịch hơn bình thường kèm theo các triệu chứng như có âm đạo mùi hôi, dịch tiết có màu sắc lạ, có kèm theo máu đen,… thì nên lập tức đến bác sĩ để kiểm tra ngay vì đây cũng là một trong những dấu hiệu hàng đầu cảnh báo mẹ bầu bị thai lưu.
Không nhận thấy dấu hiệu mang thai
Các triệu chứng khi mang thai như ốm nghén, đi tiểu nhiều lần, cảm giác mệt mỏi, tức ngực,… không còn nữa thì khả năng mẹ bị thai lưu là khá cao.
Đau bụng bất thường
Cơn đau bụng âm ỉ từ nhẹ tới nặng kèm theo tình trạng lưng đau, âm đạo ra máu bất thường thì mẹ cần tới gặp bác sĩ ngay để kiểm tra nhé.
Tâm trạng thay đổi
Linh cảm của người mẹ thường rất đúng. Nếu tâm trạng mẹ đột nhiên thay đổi bất thường, mẹ cảm thấy bồn chồn, lo lắng mất kiểm soát thì hãy đi khám để giải tỏa những băn khoăn, nghi ngờ của mình về sự an nguy của con.
Xử lý sau thai lưu
Ngay khi thấy cơ thể có các biểu hiện như trên, mẹ nên đi khám ngay. Bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm để kiểm tra nhịp tim của thai nhi. Khi đã xác định được chính xác tình trạng, bác sĩ sẽ đề xuất phương án lấy thai ra sớm như kích thích chuyển dạ, phẫu thuật mổ lấy thai. Việc này cần được thực hiện sớm để giảm thiểu nguy cơ rối loạn đông máu, nhiễm trùng huyết và nguy hiểm đến tính mạng người mẹ.
Sau khi điều trị, chị em cần nghỉ ngơi trong khoảng 6 – 8 tuần. Cần chú ý bổ sung thêm dinh dưỡng và nên tìm đến người thân, bạn bè để được chia sẻ nỗi đau. Đừng tự chịu đựng 1 mình vì mẹ rất dễ gặp phải các vấn đề về tâm lý nghiêm trọng trong thời gian này. Cách tốt nhất là đến gặp bác sĩ tâm lý yêu cầu trợ giúp.
Như vậy, mẹ bị thai lưu thai lưu nhưng không có dấu hiệu gì là trường hợp khá nguy hiểm. Mẹ cần để ý những thay đổi bất thường trong cơ thể để có sự can thiệp kịp thời, ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cả lần mang thai tiếp theo.
Bên cạnh đó, sau quá trình loại bỏ thai lưu, mẹ cần ổn định tinh thần, hãy nghĩ ngơi, thư giãn tinh thần và chăm sóc tốt cho bản thần để chuẩn bị cho lần mang thai tiếp theo được thuận lợi và khỏe mạnh.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!