Thai 39 tuần 3 ngày chưa chuyển dạ làm nhiều mẹ bầu lo lắng không yên. Bởi sắp tới thời điểm lâm bồn mà chưa có dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng. Vậy điều này có bình thường?
Thai nhi tuần 39 sẽ như thế nào?
Thai ở 39 tuần 3 ngày sẽ có kích thước to như 1 quả dưa hấu nặng hơn 3,3kg. Có chiều dài trung bình khoảng 50 cm tính từ đầu đến gót chân. Bên dưới làn da bé, lượng chất béo vẫn không ngừng được tích tụ để tạo mẽ. Điều này giúp thai nhi 39 tuần tuổi tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của mình sau khi sinh. Sau khi phần lông tơ và sáp bảo vệ biến mất làn da bé căng mịn và hồng hào. Việc này cho đến lúc con chào đời.
Các cơ quan chính: hệ thần kinh, não, phổi và khung xương của bé đã phát triển ở mức tương về các mô trong thời gian mang thai này. Sự phát triển của thai tuổi đã hoàn chỉnh. Các hoạt động như hít thở, bú, tiêu hóa, bài tiết, khóc,… sẽ diễn ra tự nhiên cho đến lúc bé bước ra khỏi bụng mę .
Thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh có sao không?
Vì sao thai 39 tuần tuổi chưa có dấu hiệu sinh?
Các mẹ đừng lo lắng quá, dự đoán ngày sinh sai ngày là chuyện thường tình. Thực tế, chỉ 5% phụ nữ mang thai có thể sinh con đúng ngày. Còn lại hầu hết đều sinh sớm hoặc muộn hơn 1-2 tuần.
Ngày dự sinh chỉ mang tính ước chừng, tham khảo. Mục đích của ngày dự sinh là cho mẹ và gia đình có cơ hội chuẩn bị tinh thần trước.
Thai 39 tuần 3 ngày chưa có dấu hiệu chuyển dạ có thể do bé chưa di chuyển xuống khung chậu. Để chuẩn bị cho quá trình chào đời diễn ra dễ dàng hơn, trước khi sinh 1-2 tuần, thai nhi sẽ di chuyển xuống khung chậu. Tuy nhiên, nếu cơ bụng dưới của mẹ bầu vẫn đủ không gian thoải mái, bé cưng vẫn sẽ muốn ở lâu hơn một chút.
Vì sao thai 39 tuần tuổi chưa có dấu hiệu sinh?
Lời khuyên mẹ khi mang thai 39 tuần 3 ngày chưa chuyển dạ
Giữ cho tâm trạng thoải mái, tinh thần lạc quan
Mang thai 39 tuần 3 ngày các mẹ bầu sẽ cực kì nhạy cảm. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên quá lo lắng, căng thẳng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân trong giai đoạn này. Việc cần làm là chú trọng nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng vừa phải. Quan trọng nhất là giữ cho mình tinh thần tích cực, thoải mái, lạc quan, thư giản, cần tránh các căng thẳng.
Hãy thử chăm sóc cơ thể tại nhà
Dành thời gian chăm sóc cơ thể. Ví dụ như: mát xa cho da mặt, đắp mặt nạ, thoa kem dưỡng da, xông hơi mặt giúp cho bà bầu cảm thấy tự tin hơn để chào đón con yêu chào đời và giảm căng thẳng.
Ăn trong khi chuyển dạ
Mẹ bầu nên ăn uống trong quá trình chuyển dạ (thời gian chuyển dạ ngắn hơn từ 45 đến phút). Chuyển dạ là quá trình vô cùng gian nan. Mẹ bầu có thể đói và dễ bị mất sức làm ảnh hưởng đến quá trình rặn đẻ. Các mẹ nên ăn nhẹ và uống đủ nước để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Nghỉ ngơi hợp lý
Cơ thể phụ nữ mang thai rất cần được nghỉ ngơi để ổn định sức khỏe đặc biệt là 2 tuần cuối. Tránh cảm giác trông ngóng, lo lắng về ngày sinh. Nên chú trọng ngủ nghỉ vào những khoảng thời gian rảnh trong ngày để cơ thể có năng lượng và thần thoải mái hơn.
Dấu hiệu cho thấy quá trình sinh sắp đến
Dấu hiệu cho thấy quá trình sinh sắp đến
Trước ngày sinh 1 tuần, cơ thể mẹ bầu sẽ có một số sự thay đổi đáng kể, dự báo ngày chào đời của bé cưng đang cận kề. Các mẹ bầu cần nắm rõ một vài biểu hiện quan trọng để có sự chuẩn bị tốt nhất.
Cổ tử cung, âm đạo mở:
Nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu sẽ thay đổi nhiều hơn vào thời điểm sắp sinh, mục đích là làm cổ tử cung và âm đạo mở rộng, giúp bé chui ra dễ dàng hơn. Lượng dịch tiết ra cũng nhiều hơn và gọi là máu báo, các mẹ nên chú ý nếu phát hiện dịch nhầy màu vàng được tiết ra nhé.
Mẹ bầu ở tuần 39
Bụng bầu tụt xuống:
Vào tuần cuối trước khi sinh, thai nhi sẽ di chuyển xuống khung chậu. Điều này sẽ làm bụng bầu sa xuống. Đến nỗi, nhiều mẹ có cảm giác thai nhi có thể chui ra ngoài bất cứ lúc nào.
Các vấn đề tiêu hóa:
Hệ tiêu hóa của mẹ bầu cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, hiện tượng thường gặp là tiêu chảy. Mẹ bầu cần đặc biệt chú ý vấn đề này, bởi tiêu chảy 3 tháng cuối nếu không chăm sóc tốt có thể gây các biến chứng nguy hiểm.
Đau lưng, đau bụng:
Cổ tử cung mở rộng, bé di chuyển xuống vùng chậu khiến cho xương khớp của mẹ bị ảnh hưởng. Các cơn đau lưng và bụng đau lâm râm từ đó cũng xuất hiện thường xuyên hơn.
Tiêu chảy:
Ở cuối giai đoạn thai kì, các mẹ bầu có nguy cơ bị tiêu chảy. Điều này xảy ra do sự ảnh hưởng bởi các loại hormone cuối thai kì.
Giảm cân:
Trong những tuần cuối, cân nặng của bà bầu có xu hướng tăng nhẹ. Sau đó cân nặng của mẹ bầu ngưng, thậm chí giảm cân. Nguyên nhân có thể do sự sụt giảm nước ối.
Nắm rõ các dấu hiệu sinh nở sẽ giúp mẹ bầu có sự chuẩn bị kĩ càng. Điều này giúp quá trình chuyển dạ diễn ra thuận lợi hơn.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!