Thai 37 tuần mà đau bụng dưới có phải dấu hiệu sắp sinh? Nếu mẹ cảm thấy đau bụng kèm theo rò rỉ nước ối, bong nút nhầy và đau lưng thì rất có thể đó là dấu hiệu chuyển dạ. Lúc này mẹ nên đến bệnh viện ngay.
Nội dung bài viết:
- Sự phát triển của thai nhi và những thay đổi của cơ thể mẹ ở tuần thứ 37
- Mẹ bầu 37 tuần đau bụng dưới là dấu hiệu gì?
- Mẹ nên làm gì trong tình huống này?
- Cần tránh gì khi bị đau bụng dưới khi mang thai tuần 37?
- Thai 37 tuần gò cứng bụng vì những nguyên nhân gì?
Sự phát triển của thai nhi và những thay đổi của cơ thể mẹ ở tuần 37
Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thị Xuân Minh – Khoa Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng cho biết, em bé tuần 37 gần như đã phát triển hoàn chỉnh, tuy nhiên các lớp mỡ dưới da vẫn tiếp tục được hình thành để giữ ấm cho bé.
Em bé 37 tuần tuổi gần như đã phát triển hoàn chỉnh (Nguồn ảnh: vinmec)
Ở tuần thai này, mẹ sẽ đối mặt với những thay đổi như sau:
- Có thể bị bong nút nhầy cổ tử cung, hiện tượng này thường xảy ra vài tuần, vài ngày hoặc có thể chỉ vài giờ trước khi chuyển dạ
- Chuyển động thai thay đổi, cử động của em bé sẽ giảm đi phần nào trong vài ngày trước sinh, đặc biệt là ở tuần thai này, tuy nhiên nếu số lần chuyển động giảm rõ rệt thì đây có thể là dấu hiệu nguy hiểm
- Ợ nóng, khó tiêu
- Suy tĩnh mạch: tình trạng này sẽ nặng nề hơn ở tuần thai này
- Đau vùng chậu
- Chuột rút
- Mất ngủ.
Bạn có thể chưa biết:
Mang thai 37 tuần đau bụng dưới là dấu hiệu gì?
Cơn gò Braxton Hicks
Thường vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu sẽ nhận thấy sự xuất hiện của cơn gò Braxton Hicks hay còn gọi là cơn chuyển dạ giả. Những cơn gò này thường kéo dài trong một giờ, diễn ra không thường xuyên và không theo chu kỳ nhất định.
Những cơn gò này có thể xảy ra nếu mẹ hoạt động thể chất quá mạnh như chạy, đạp xe, lên xuống cầu thang hay quan hệ tình dục.
Bong nhau thai
Khi bị nhau bong non, mẹ sẽ nhận thấy triệu chứng đau bụng kèm chảy máu nặng, đau lưng, co thắt mạnh. Từ đó, gây ra, cơn đau bụng dưới.
Nhau bong non là tình trạng nhau thai tách ra khỏi thành tử cung trước khi thai nhi chào đời hoặc xảy ra trước khi quá trình chuyển dạ xảy ra. Đây là tình trạng rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ lẫn thai nhi trong bụng. Vì thế, khi có những dấu hiệu trên, mẹ nên đến bệnh viện ngay để được cấp cứu kịp thời.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Thai 37 tuần đau tức bụng dưới có thể là dấu hiệu của chứng nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cảm thấy nóng rát khi đi tiểu, đi tiểu nhiều lần nhưng với lượng nước ít hoặc nước tiểu có mùi lạ,…
Nếu mẹ bị nhiễm trùng nặng thì có thể kèm theo những triệu chứng như sốt hay đôi khi đi tiểu có máu và mủ. Nếu mẹ phát hiện có dấu hiệu này thì hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh nguy cơ xấu xảy ra.
Sẩy thai, dọa sẩy thai
Dù đã nghỉ ngơi nhưng bụng vẫn đau nhói, gò cứng liên tục thậm chí xuất hiện hiện tượng máu đông chảy ra, thì mẹ phải cảnh giác. Đây có thể là những dấu hiệu báo trước cho việc sẩy thai/ dọa sẩy thai. Lúc này, mẹ phải nhanh chóng đến cơ sở y tế.
Dấu hiệu sinh non
Nếu mẹ cảm thấy các cơn đau bụng thường kéo dài và diễn ra thường xuyên, thì rất có thể mẹ sắp chuyển dạ.
Khi mẹ mang thai 37 tuần đau bụng dưới lâm râm kèm theo rò rỉ nước ối, bong nút nhầy và đau lưng thì rất có thể đó là dấu hiệu chuyển dạ. Lúc này mẹ nên đến bệnh viện ngay.
Mang thai 37 tuần đau bụng dưới có thể là dấu hiệu sinh non (Nguồn ảnh: vinmec)
Mẹ nên làm gì khi thai 37 tuần đau bụng dưới?
Khi các cơn đau bụng dưới nhiều, mẹ nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
Nếu các cơn đau không liên quan đến bệnh tật mà nó chỉ là do các cơn gò Braxton Hicks, mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau:
Tập hít thở
Các chuyên gia cho rằng người mẹ nhân cơ hội này nên tập hít thở để chuẩn bị cho quá trình sinh nở sắp đến. Khi tập, mẹ cũng nên thư giãn cơ thể để tối đa tác dụng của bài tập.
Nằm ngủ nghiêng trái
Nếu các cơn gò Braxton Hicks khiến mẹ mệt mỏi, mất sức thì mẹ nên nằm ngủ nghiêng sang trái. Nhờ đó, để bụng mẹ sẽ dễ chịu hơn.
Tắm nước ấm
Khi thai 37 tuần bị đau bụng bên phải, mẹ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nếu được tắm nước ấm.
Massage vùng bụng
Ngoài ra, mẹ có thể dùng dầu massage, kết hợp 1 vài giọt tinh dầu dể xoa nhẹ vùng bụng. Thật vậy, biện pháp này giúp cơ thể mẹ dễ chịu và lưu thông khí huyết. Nhờ đó, các cơn đau bụng dưới cũng sẽ giảm bớt.
Uống nước ấm
Mẹ nên chăm chỉ uống nước vào thời kỳ mang thai, nếu là nước ấm thì càng tốt. Vì thiếu nước không chỉ khiến mẹ bị táo bón, phù chân. Các cơn gò cũng sẽ xuất hiện nhiều hơn do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.
Thai 37 tuần đau bụng dưới nhiều mẹ nên tránh gì?
Tránh đi lại quá nhiều và mạnh
Việc đi lại sẽ hỗ trợ cho quá trình chuyển dạ, nhưng mẹ nên làm điều này nhẹ nhàng và vừa sức. Hãy tập đi và đứng lên ngồi xuống nhẹ nhàng. Khi cảm thấy quá đau, bạn cần nghỉ ngơi để giảm bớt sự khó chịu.
Bạn có thể chưa biết:
Tránh đứng lên ngồi xuống đột ngột
Tránh tư thế ngồi dậy đột ngột khi đang nằm trên giường hoặc trên ghế. Điều này vô tình gây áp lực lên cơ bụng dưới, tạo sức ép cho thai nhi. Tốt nhất là mẹ bầu dùng tay làm điểm tựa, nghiêng người và dậy từ từ.
Mẹ nên tránh đứng lên ngồi xuống đột ngột ở tuần thai này (Nguồn ảnh: vinmec)
Không nên ngồi quá lâu một chỗ
Nếu phải ngồi máy tính nhiều thì nên thường xuyên đứng dậy đi lại nhiều. Biện pháp này giúp ngăn ngừa stress, tránh tình trạng bị tê liệt. Từ đó, hỗ trợ lưu thông các mạch máu tốt hơn cho cơ thể, khắc phục tình trạng thai 37 tuần đau bụng lâm râm do đau mỏi cơ.
Không nên quan hệ tình dục ở tháng cuối thai kỳ
Mẹ không nên quan hệ tình dục ở tháng cuối. Nguyên nhân là vì trong tinh trùng, có một chất gọi là prostaglandin. Chất này kết hợp với một loại hormone sẽ tác động đến sự co bóp dạ con. Từ đó, nó sẽ gây chuyển dạ sớm.
Chọn trang phục phù hợp
Trang phục khi mang thai cũng ảnh hưởng đến mẹ mang thai. Mẹ bầu mặc trang phục quá bó, chật chội dễ khiến máu lưu thông không đều, thậm chí có thể gây đau bụng, đau lưng và nhức mỏi xương khớp. Mẹ mặc đồ ngủ không rộng rãi, chật chội còn khiến bản thân dễ bị chuột rút, gây đau đớn khó chịu. Giầy dép cũng là yếu tố mẹ cần chú ý, cần tránh đi giày cao gót khi mang thai vì dễ té ngã rất nguy hiểm.
Thai 37 tuần gò cứng bụng do những nguyên nhân gì?
Bên cạnh dấu hiệu chuyển dạ, có 1 số lý do khiến thai gò cứng bụng ở tuần 37:
Cảm xúc của mẹ: Những cảm xúc vui buồn hay stress, căng thẳng… của mẹ bầu cũng có thể gây nên tình trạng thai 37 tuần gò cứng bụng. Hãy giữ tâm lý thoải mái để thấy khỏe hơn mẹ nhé.
Áp lực ở tử cung: Thai 37 tuần đã có kích thước khá lớn và phát triển đầy đủ các bộ phận khiến tử cung cũng phải phình rộng hơn gây áp lực với các bộ phận khác nên mẹ có cảm giác như những cơn gò cứng bụng.
Sự phát triển của xương thai nhi: Giai đoạn cuối tam cá nguyệt thứ 2, xương của thai nhi phát triển và tăng chiều dài. Do đó, khi bé xoay người sẽ tạo nên những cơn gò nhẹ trên bụng của mẹ.
Táo bón thai kỳ: Thai 37 tuần gò cứng bụng có thể do táo bón. Mẹ cần có một chế độ ăn uống nhiều rau xanh, chất xơ để bớt tình trạng này.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!