Dấu hiệu sảy thai 7 tuần thường gặp đau vùng chậu, chuột rút và chảy máu âm đạo, hết ốm nghén, đau bụng dữ dội…Khi có dấu hiệu nghi ngờ sảy thai, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức để được bác sĩ sẽ siêu âm chẩn đoán sau đó bạn sẽ được tư vấn về các lựa chọn xử lý thai đã mất.
- Nguyên nhân khiến mẹ dễ sảy thai trong 7 tuần
- Dấu hiệu sảy thai 7 tuần mẹ bầu nào phải “nằm lòng”
Nguyên nhân khiến mẹ dễ sảy thai trong 7 tuần
1. Vấn đề về nhiễm sắc thể
Theo Healthline, các trường hợp sảy thai trong tam cá nguyệt đầu tiên liên quan đến nhiễm sắc thể chiếm 50%. Lý do là trong quá trình thụ tinh giữa tinh trùng và trứng gặp vấn đề về số lượng nhiễm sắc thể là thiếu hoặc thừa. Vì thế, thai nhi phát triển không bình thường và sảy thai xảy ra.
Mẹ có thể quan tâm:
Giúp mẹ từng bước chữa lành nỗi đau sảy thai
Những nguyên nhân phổ biến gây ra sảy thai
Nguyên nhân sảy thai do đột biến nhiễm sắc thể
2. Nhau thai
Cơ quan kết nối giữa thai nhi và mẹ chính là nhau thai. Chúng có nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ sang để thai nhi phát triển. Vì vậy, nhau thai có biến chứng thì ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng và phát triển của bé và nguy cơ gây sảy thai.
3. Hormone bị mất cân bằng
Vài trò của hormone rất quan trọng trong thai kỳ như progesterone hỗ trợ nhau thai bám vào thành tử cung. Khi cơ thể mẹ không đủ hormone progesterone thì nhau thai sẽ dễ bong và gây sảy thai.
4. Hệ miễn dịch bị rối loạn
Nếu hệ miễn dịch hoạt động quá mức hoặc dưới mức đều có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai cao. Cụ thể hơn là cơ thể người mẹ không có chấp nhận mang thai.
5. Sức khỏe của mẹ bầu
Nguyên nhân sảy thai non có thể do mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, lupus, bệnh thận hay bệnh liên quan đến tuyến giáp… đều làm tăng nguy cơ sảy thai. Bởi mẹ mắc bệnh thì không thể đưa đẩy đủ lượng máu đến tử cung và thai nhi khó có thể phát triển bình thường.
Trường hợp, mẹ bầu bị mắc một số bệnh truyền nhiễm như rubella, lậu, giang mai, sốt rét, viêm âm đạo do vi khuẩn, HIV, nhiễm nấm chlamydia… đều có thể làm tăng có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.
Sức khoẻ của người mẹ cũng chính là nguyên nhân gây sảy thai cao
6. Ngộ độc thực phẩm
Mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm cúng có thể bị sảy thai. Do đó, các mẹ cần chú ý, với ký sinh trùng toxoplasma có thể có trong thịt heo, thịt cừu sống hoặc chưa được nấu chín kỹ. Hay vi khuẩn salmonella có thể được tìm thấy trong trứng sống hoặc nấu chưa chín.
7. Cấu trúc tử cung
Tử cung của mẹ bầu có cấu tạo bất thường như tử cung có vách ngăn, tử cung một sừng, tử cung hai sừng… cũng có thể gây sảy thai.
Dấu hiệu sảy thai 7 tuần mẹ bầu nào phải “nằm lòng”
Dấu hiệu sảy thai tháng đầu có rất nhiều và mỗi mẹ lại có sự biểu hiện rõ rệt khác nhau. Trong đó, 3 dấu hiệu điển hình sảy thai 7 tuần mẹ nào cũng cần nắm rõ như:
- Vùng chậu của mẹ cảm thấy đau thường xuyên.
- Mẹ bầu hay bị chuột rút dù thai còn nhỏ.
- Ra máu ở cùng nhạy cảm. Lúc đầu, máu ra chỉ với các chấm nhỏ. Sau 1-2 ngày thì thấy lượng máu nhiều hơn và sau đó sẽ nhiều hơn cả khi bị hành kinh.
Bên cạnh đó, dấu hiệu sảy thai 7 tuần còn gồm có mẹ hết nghén, đau bụng dữ dội và đau lưng.
Mẹ có thể quan tâm:
Các loại rau quả làm tăng nguy cơ sảy thai
Sảy thai nhiều lần có ảnh hưởng gì không? Cách phòng tránh sảy thai mẹ nhất định phải biết
Dấu hiệu sảy thai 7 tuần điển hình là mẹ chảy máu vùng nhạy cảm
Mách mẹ cách phòng tránh sảy thai tự nhiên hiệu quả nhất
Mẹ bầu cần ghi nhớ một số chú ý dưới đây để đảm bảo có một thai kỳ khoẻ mạnh cùng con yêu.
- Không nên hút hay tiếp sức với khói thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích, chất thải hay chất độc hại trong môi trường.
- Mẹ cần duy trì cân nặng vừa phải trước và trong khi mang thai.
- Bổ sung đẩy đủ các vitamin cần thiết để đảm bảo mẹ bầu khoẻ mạnh và thai nhi phát triển bình thường.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh với trái cây và rau quả.
- Mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi có ý định tập luyện trong thai kỳ để hạn chế sự ảnh hưởng đến thai nhi.
- Mẹ không nên dùng thuốc misoprostol, retinoids, methotrexate và thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen. Cách tốt nhất là mẹ nên hỏi bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào.
Những điều nên làm sau khi sảy thai
Sau khi sảy thai, chị em nên giữ cơ thể trong trạng thái nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, chú ý bồi bổ sức khỏe. Chế độ ăn uống của phụ nữ sau sảy thai cần đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng, giúp các chị em nhanh hồi phục. Nên ăn nhiều rau và trái cây để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Các loại thịt như: Thịt bò, thịt lợn, thịt dê… để tăng cường bổ sung chất sắt cho cơ thể. Các loại hạt đậu, ngũ cốc… cũng là thực phẩm giàu chất sắt. Lưu ý, chị em đừng quên bổ sung thêm vitamin C để tăng cường hấp thu dưỡng chất này.
Mẹ đã hiểu rõ dấu hiệu sảy thai 7 tuần tuổi và những nguyên nhân gây nên rồi đúng không nào. Vậy thì, mẹ hãy học ngay cách phòng tránh để đảm bảo an toàn cho thai nhi suốt cả thai kỳ.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!