Sảy thai luôn là nỗi ám ảnh đáng sợ của các vợ chồng mong con. Thậm chí sau sảy thai nhiều người mẹ bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề. Vậy sảy thai nhiều lần có ảnh hưởng gì không?
Sảy thai nhiều lần là gì?
Sảy thai nhiều lần có ảnh hưởng gì không
Bạn được xem là đã bị sảy thai nhiều lần nếu như tình trạng này xảy ra từ 2 lần trở lên. Tỷ lệ phụ nữ có nguy cơ bị sảy thai nhiều lần khá ít, chiếm khoảng 1%. Theo lời khuyên của các bác sĩ, sau lần thứ 3 sảy thai liên tiếp, bạn nên tiến hành thăm khám kỹ càng và thực hiện các xét nghiệm tổng quát để tìm ra nguyên nhân và phương hướng điều trị thích hợp.
Những nguyên nhân phổ biến của sảy thai
Hầu hết các trường hợp sảy thai (khoảng 60%) xảy ra ngẫu nhiên. Nếu sảy thai nhỏ hơn 12 tuần, 70% thường do rối loạn nhiễm sắc thể, dị tật nặng (hở đốt sống thần kinh) nhiễm trùng, các bệnh lí nội tiết của mẹ. Sảy thai khi thai lớn hơn 12 tuần thường do nguyên nhân bất thường tử cung của mẹ, tiền sản giật, sản giật, nhiễm trùng, mẹ bị các bệnh nội tiết: như tiểu đường, suy giáp, lupus…
Có các vấn đề về di truyền
Không có dấu hiệu hay triệu chứng rõ rệt bên ngoài nào ở một số cặp vợ chồng bị sảy thai nhiều lần. Nhưng nếu trứng hoặc tinh trùng của họ mang nhiễm sắc thể bất thường, sự chuyển vị (phân chia tế bào) sẽ khiến cho hợp tử nhận quá nhiều hoặc quá ít nhiễm sắc thể trong lúc thụ tinh. Và điều này sẽ dẫn đến sảy thai.
Bất thường ở cơ quan sinh sản
Xét về phương diện giải phẫu, một số vấn đề bẩm sinh của tử cung có liên quan đến sảy thai nhiều lần như:
- Tử cung có vách ngăn: Trong nhiều loại dị tật bất thường ở cơ quan này, thì tử cung có vách ngăn là nguyên nhân phổ biến nhất có liên quan đến sảy thai. Thay vì có hình dạng một khoang trống như ở những phụ nữ khỏe mạnh, tử cung lúc này được ngăn thành hai phần bởi một vách mô.
- Hội chứng Asherman: Sự hình thành các mô sẹo trong tử cung, hay còn gọi là Hội chứng Asherman. Dẫn đến khoang tử cung hẹp hoặc mặt trước và sau của tử cung dính vào nhau, có thể gây ra sảy thai liên tiếp. Thậm chí trước cả khi người phụ nữ biết mình có thai.
- Sự tăng trưởng tế bào bất thường: U xơ lành tính (không phải là ung thư) và polyp tử cung là một lý do khác khiến chị em phụ nữ bị sảy thai nhiều lần.
Mắc một số căn bệnh
Một số chứng bệnh có thể làm tăng nguy cơ sảy thai nhiều lần như:
- Hội chứng kháng phospholipid (APS): là một rối loạn tự miễn, khi đó hệ thống miễn dịch của người bệnh đã nhầm và tạo ra kháng thể với một số chất liên quan đến đông máu bình thường. Nhiều nghiên cứu cho thấy APS có liên quan đến sảy thai nhiều lần và tử vong thai nhi.
- Tiểu đường: Một căn bệnh khác có thể dẫn đến sảy thai là đái tháo đường, khi nồng độ glucose trong máu người bệnh cao. Nếu tình trạng bệnh tiểu đường được kiểm soát kém, nguy cơ sảy thai sẽ cao hơn.
- Tình trạng đa nang buồng trứng cũng làm tăng nguy cơ sảy thai.
Tuy nhiên, có những thống kê chỉ ra rằng: có tới 30-60% phôi và thai sẽ bị sẩy trong vòng 12 tuần đầu tiên của thai kỳ. Tỷ lệ phụ nữ không nhận ra mình có thai bởi vì thai sẩy tự nhiên từ khi còn rất sớm (thai sinh hóa) lên tới 50%.
Sảy thai nhiều lần có ảnh hưởng gì không?
Sảy thai nhiều lần có ảnh hưởng gì không
Nếu sảy thai liên tiếp, nhiều phụ nữ sợ bị “quen dạ”. Khiến cho không thể mang thai tiếp và bị vô sinh. Như đã phân tích ở trên, chị em cần đi khám để tìm được nguyên nhân khiến mình khó đậu thai. Để từ đó điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
Tuy nhiên, người hay sảy thai không nên sinh đẻ quá dày, nếu không có thai lại dễ sảy. Tạo thành tiền lệ để khí huyết bị hư tổn, mạch Xung Nhâm bị tổn thương, cuối cùng dẫn đến vô sinh
Khi bị sảy nên tránh có thai ít nhất một năm. Lời khuyên là không nên nôn nóng. Trong thời gian đó, chị em nên tẩm bổ sức khoẻ sao cho khoẻ mạnh nhất để sẵn sàng có thai lại. Lúc đó thai nhi sẽ cứng cáp hơn và không dễ bị sảy.
Cần phải làm gì để phòng tránh nguy cơ vô sinh do sảy thai
Sau một lần sảy thai, cơ thể người mẹ cần có chế độc chăm sóc và nghỉ ngơi một cách hợp lý, khoa học để tránh các biến chứng, trong đó có vô sinh về sau.
- Cần nghỉ ngơi, tính dưỡng một thời gian cần thiết, không nên dằn vặt hay suy nghĩ quá nhiều về việc mất đi đứa con. Đồng thời, chồng cùng người thân nên động viên, an ủi, chăm sóc và ở cạnh để người mẹ yên tâm, vui vẻ hơn. Tâm trạng ảnh hưởng rất lớn đến sự phục hồi cơ thể và khả năng mang thai lại sau khi sảy thai.
- Thực hiện một số kiêng cữ cần thiết như: kiêng lạnh, không nên tắm nước lạnh, uống nước lạnh. Kiêng ăn các thực phẩm tanh hay cay nóng, các chất kích thích. Kiêng quan hệ vợ chồng từ 1-2 tháng sau sảy thai để tránh viêm nhiễm.
- Sau ít nhất 6 tháng mới nên mang thai lại. Đây là khoảng thời gian cần thiết để cơ thể mẹ phục hồi hoàn toàn các chức năng. Đảm bảo tốt nhất cho việc mang thai ở lần tiếp theo.
- Tìm hiểu nguyên nhân gây sảy thai để phòng tránh. Vợ chồng nên đến viện thăm khám để được kiểm tra và làm các xét nghiệm cần thiết.
- Chú ý đến chế độ ăn uống giúp phục hồi cơ thể. Người mẹ nên bổ sung nhiều các chất dinh dưỡng đa dạng.
- Thực hiện khám sức khỏe định kỳ để được theo dõi kiểm tra cơ thể. Nếu có bất kỳ bất thường nào liên quan đến việc mang thai lại sau sảy thai, bác sỹ sẽ đưa ra cách giải quyết và điều trị kịp thời.
Theo theAsianparent
Xem them
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!