Thai 6 tuần không nghén khiến nhiều mẹ lo lắng ngay từ những tuần đầu tiên của thai kỳ. Triệu chứng ốm nghén ở từng thai phụ là khác nhau nên trong đa số trường hợp, mẹ không cần lo lắng. Nếu thai 6 tuần không có biểu hiện gì và có đi kèm các dấu hiệu nguy hiểm như ra máu âm đạo, đau bụng râm ran… thì mẹ nên thăm khám ngay.
Nội dung bài viết:
- Tình trạng ốm nghén khi mang thai
- Khi nào mẹ bầu sẽ ốm nghén?
- Mang thai 6 tuần không nghén có nguy hiểm không?
- Lời khuyên cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 6
Ốm nghén khi mang thai
Cảm giác buồn nôn, mệt mỏi, nhạy cảm với mùi được xem là ốm nghén. Đây là những dấu hiệu “bật mí” cho mẹ biết sự hiện diện của thai nhi trong bụng.
ThS. BS Trịnh Thị Thanh Huyền – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng cho biết: Một trong những dấu hiệu phổ biến và rõ nhất khi mang thai là ốm nghén. Được biểu hiện bằng cảm giác buồn nôn hay đôi khi là các con nôn thật sự ở mẹ bầu. Theo thống kê có đến 90% chị em phụ nữ trải qua cảm giác này khi mang thai, mức độ ở mỗi người sẽ khác nhau. Một số trường hợp, chị em bị nghén kéo dài trong suốt thời gian mang thai. Có một vài nghiên cứu cho thấy những mẹ bầu ít hoặc không ốm nghén thì có nguy cơ đối mặt với tình trạng sảy thai cao hơn.
Chính vì vậy nhiều người cho rằng ốm nghén là cơ chế tự nhiên giúp mẹ tránh xa các chất gay hại tiềm ẩn khi thai nhi mới phát triển. Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn còn vấp phải nhiều tranh cãi cần phải có thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa nên mẹ bầu đừng quá lo lắn khi không bị nghén nhé.
Biểu hiện của ốm nghén
- Nhà vệ sinh được xem là “nơi chốn thân thiết” của mẹ bầu trong thời gian ốm nghén.
- Không cảm nhận được mùi thức ăn, ăn uống không ngon miệng. Thường xuyên ợ nóng và buồn nôn. Đó là những cảm giác mẹ bầu phải trải qua.
- Một số mẹ bầu phải trải qua thời kỳ ốm nghén kinh khủng hơn. Suy nhược, giảm cân, mất nước, ngất xỉu, … Thậm chí, ốm nghén nặng sẽ chuyển thành nhiễm độc thai nghén.
Ốm nghén là giai đoạn khiến nhiều mẹ bầu ám ảnh (Ảnh: istockphoto)
Xem thêm
7 cách chữa ốm nghén nhanh nhất mẹ bầu nên áp dụng
Khi nào mẹ bầu sẽ ốm nghén?
Tình trạng khó chịu này xảy ra bắt đầu khi mang thai 6 tuần. Nếu mẹ mang thai lần đầu tiên, các triệu chứng này có thể xuất hiện từ tuần thứ 4, khi hợp tử vừa mới được hình thành. Thông thường, tình trạng này sẽ biến mất sau khoảng 14 tuần mang thai (rơi vào tam cá nguyệt thứ hai).
Tại tuần thai thứ 6, ngoại hình mẹ vẫn chưa có sự thay đổi, tuy nhiên mẹ đã có thể cảm nhận những điều khác thường của cơ thể như bầu ngực mẫn cảm, khí hư ra nhiều hơn. Đa số các bà mẹ mang thai từ tuần thai này trở đi bắt đầu có các phản ứng như ăn uống không ngon miệng, khó chịu, buồn nôn, nước miếng tiết ra nhiều, tinh thần mệt mỏi, buồn ngủ, tâm trạng không tốt, không muốn nói chuyện…
Cơ thể mẹ lúc này tiêu tốn nhiều năng lượng cho sự phát triển của thai nhi nên những biểu hiện này là hoàn toàn dễ hiểu. Mẹ cần cố gắng nghỉ ngơi và bổ sung thêm thực phẩm giàu dinh dưỡng.
Mang thai 6 tuần không nghén có nguy hiểm không?
Nhiều mẹ bầu e ngại thai nhi sẽ “biến mất” khi thai 6 tuần không nghén. Tùy từng cơ địa, thể trạng, cân nặng, mỗi mẹ bầu sẽ ốm nghén khác nhau.
Có mẹ bầu sẽ rất mệt mỏi nhưng không buồn nôn. Cũng có mẹ bầu không muốn ăn nhưng cũng không có dấu hiệu nhạy cảm với mùi. Do đó, thai 6 tuần không nghén không phải là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá sức khỏe thai kỳ.
Mẹ có thai 6 tuần nhưng không nghén có nguy hiểm không? Thực ra, ốm nghén chính là một hiện tượng sinh lý chịu tác động từ sự điều tiết hormone thai kỳ. Nếu mẹ bầu chưa nghén, có thể là do mẹ chưa sản xuất đủ hormone gây ra các phản ứng xúc tác. Do đó, mẹ đừng quá căng thẳng. Nhìn nhận ở góc độ khách quan, mẹ nên vui vẻ vì chưa phải trải qua những khó chịu do ốm nghén mang lại.
Đảm bảo đúng lịch khám định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe thai nhi tốt nhất, mẹ nhé!
Có thể do mẹ chưa đủ nồng độ nội tiết tố nên dẫn đến chưa ốm nghén (Ảnh: istockphoto)
Mẹ mang thai 6 tuần không nghén có nguy cơ gì?
Tình huống nguy hiểm
Mẹ bầu 6 tuần không nghén kèm theo dấu hiệu ra máu âm đạo, đau bụng râm ran… nên cẩn thận vì có thể rơi vào 2 trường hợp sau:
Dấu hiệu sẩy thai
Nếu đang mang thai trong những tuần đầu tiên, sau đó, đột ngột mất đi các dấu hiệu thai kỳ, mẹ nên đề phòng trước nguy cơ sẩy thai sớm. Đau bụng dữ dội, chảy máu âm đạo là dấu hiệu đặc trưng. Tuy nhiên, cũng có khi mẹ bị sẩy thai, thai lưu nhiều ngày mà không kèm theo dấu hiệu gì bất thường.
Hội chứng buồng trứng đa nang
Khoảng 2 – 5/100 mẹ bầu mắc phải mắc hội chứng buồng trứng đa nang và không bị khi mang thai. Tình trạng này hoàn toàn không hề có dấu hiệu nào cảnh báo. Mẹ chỉ có thể biết được thông qua việc siêu âm định kỳ. Nếu bị hội chứng này, mẹ bầu nên cẩn thận đề phòng biến chứng động thai, sẩy thai.
Xem thêm
9 điều lầm tưởng về hiện tượng ốm nghén cần lưu ý
Lời khuyên cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 6
- Hãy chọn một bệnh viện ưng ý để đồng hành cùng mẹ suốt thai kỳ.
- Cung cấp đầy đủ vitamin tổng hợp cho bà bầu và khoáng chất bổ sung hàng ngày trong suốt thai kỳ. Đặt ghi chú trên điện thoại để mẹ bầu có thể nhớ mỗi ngày.
- Cố gắng kiểm soát cảm xúc. Hormone thai kỳ có thể làm tâm trạng mẹ bầu thay đổi liên tục. Mẹ dễ nổi giận hoặc cáu vô cớ. Kiểm soát tâm trạng tốt và trấn an những người xung quanh để họ thông cảm cho mình.
- Chọn loại áo ngực phù hợp với vòng 1 đang lớn lên mỗi ngày để mẹ bầu thoải mái nhất.
- Tâm sự và tham khảo kinh nghiệm mang thai từ bạn bè và gia đình.
- Nếu được, mẹ hãy mua một chiếc gối hỗ trợ dành cho bà bầu để có được giấc ngủ ngon, đỡ đau lưng. Chiếc gối này sẽ đồng hành cùng mẹ suốt thai kỳ dù bụng mẹ to ra mỗi ngày.
Thai 6 tuần không nghén không phải là chuyện quá xấu. Theo dõi những dấu hiệu bất thường và đảm bảo khám đúng định kỳ sẽ giúp mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh.
Nguồn tham khảo: Vì sao bạn nghén khi mang thai? – Vinmec
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!