X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

5 điều quan trọng mà mẹ bầu 6 tuần cần đặc biệt lưu ý

Mất 8 phút để đọc
5 điều quan trọng mà mẹ bầu 6 tuần cần đặc biệt lưu ý5 điều quan trọng mà mẹ bầu 6 tuần cần đặc biệt lưu ý

Mẹ bầu 6 tuần cần bổ sung vitamin để chiều dài phôi thai phát triển nhanh. Ngoài ra mẹ nên ăn nhiều rau xanh và trái cây để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Giúp phòng ngừa được nguy cơ táo bón thai kỳ trong những tuần thai tới.

Bầu 6 tuần đã có tim thai hay chưa? Thực tế, thai 6 tuần đã có thể thấy phôi và thai 7 tuần thấy rõ tim thai. Tuy nhiên, nhiều trường hợp có thể dịch sang đến tuần thứ 8-10. Vì còn phụ thuộc chu kỳ kinh ngắn dài của mẹ bầu.

  • Sự phát triển của thai nhi khi mẹ mang bầu 6 tuần tuổi
  • Thai 6 tuần đã có tim thai chưa?
  • Thai 6 tuần thì dài bao nhiêu?
  • Mẹ bị ra máu khi mang thai tuần thứ 6 có nguy hiểm không?
  • Chế độ dinh dưỡng khi mẹ bầu 6 tuần
  • Mới có thai quan hệ được không?

Sự phát triển của thai nhi khi mẹ mang bầu 6 tuần tuổi

Thai 6 tuần có túi noãn hoàng chưa có tim thai? Mang thai không nghén có sao không? Ra máu đỏ tươi khi mang thai tháng đầu có nguy hiểm không? Đây là những câu hỏi thường gặp khi mang thai 6 tuần đầu tiên.

Bạn có thể chưa biết:

Cẩm nang mẹ bầu: Tuần thứ 6 thai kỳ

thai 6 tuần

Hình ảnh thai 6 tuần

  • Thai nhi đã hình thành một khuôn mặt rõ ràng với đôi mắt là hai đốm đen, có hai lỗ mũi nhỏ xíu. Khuôn miệng thiên thần đã có lưỡi và các dây thanh âm hình thành.
  • Nhịp tim của thai nhi tuần thứ 6 khoảng từ 100-160 lần/phút.
  • Bàn tay và bàn chân bé đang nhô ra từ cánh tay và cẳng chân, trông khá giống những mái chèo.
  • Cái đầu to của nhóc con là nơi hai bán cầu não đang phát triển.
  • Sự phát triển của thai nhi 6 tuần tuổi: Gan đang tạo ra tế bào hồng cầu cho đến khi tủy xương hình thành và đảm nhận vai trò này.
  • Thai nhi cũng đã có ruột thừa và tuyến tụy, nơi sẽ tạo ra hormone insulin. Một đoạn ruột của bé phát triển thành dây rốn, có mạch máu riêng biệt. Để mang oxy và chất dinh dưỡng đến và thải ra chất thải từ cơ thể.
  • Kích thước thai nhi tăng gấp đôi tuần trước và dài hơn 1cm. Để dễ hình dung, mẹ cứ tưởng tượng em bé đã lớn hơn một hạt đậu tương rồi.

Thai 6 tuần đã có tim thai chưa?

Trên siêu âm thai 6 tuần đã có thể thấy phôi và thai 7 tuần thấy rõ tim thai. Có nhiều trường hợp sẽ quan sát chậm hơn tuổi thai này, có thể dịch sang đến tuần thứ 8-10. Vì còn phụ thuộc chu kỳ kinh ngắn dài của người phụ nữ cũng như chủ quan của bác sĩ siêu âm. Vì vậy nên nếu bé cưng của bạn 6 tuần tuổi rồi mà chưa nghe thấy tim thai thì hãy ráng đợi con thêm chút xíu nữa nhé!

thai 6 tuần

Sự phát triển của thai nhi 6 tuần

Thai 6 tuần thì dài bao nhiêu?

Thai nhi 6 tuần tuổi vẫn đang trong giai đoạn phát triển sơ khai. Chiều dài phôi thai 6 tuần tuổi chỉ mới lớn bằng một hạt đậu lăng dài 5 – 8mm. Thai nhi lúc này chỉ mới là một phôi thai hoàn chỉnh lúc này với một số cơ quan chính đang được hình thành.

Nếu siêu âm, mẹ sẽ thấy hình ảnh thai nhi 6 tuần tuổi trông giống như một chú nòng nọc. Tim thai lúc này chỉ mới là hai ống dẫn máu để bơm máu vào cơ thể bé.

Mẹ bị ra máu khi mang thai tuần thứ 6 có nguy hiểm không?

Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Mai Hương – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng chia sẻ “Trong quá trình mang thai, cơ thể và sức khỏe mẹ bầu sẽ thay đổi theo từng cột mốc bởi những thay đổi của nột tiết và sự phát triển của thai nhi. Bước vào tuần thứ 6, về cơ thể, kích thước ngực của mẹ bầu tăng lên đáng kể, mẹ nên lựa chọn những mẫu áo ngực thoải mái, thông thoáng. Về sức khỏe, mẹ sẽ đi tiểu nhiều hơn do lượng máu và lượng chất lỏng thận cần xử lý tăng lên”. Theo lời bác sĩ thì đây là những dấu hiệu bình thường trong thai kỳ mẹ thường gặp phải.

Bên cạnh đó, ở tuần thứ 6 mẹ có thể gặp tình trạng đau bụng và ra máu, đây cũng là triệu chứng khá bình thường. Nhưng theo dõi thường xuyên là điều cần thiết phải làm. Những dấu hiệu này có thể khiến bạn lo lắng. Cần cẩn trọng nếu những cơn đau trầm trọng hơn và máu ra nhiều hơn so với lúc kinh nguyệt thì đây có thể là dấu hiệu sảy thai sớm. Mẹ bầu hãy gọi ngay cho bác sĩ, nên hạn chế đi lại nhiều, tăng cường nằm nghỉ, ăn uống bồi dưỡng và không quan hệ vợ chồng trong thời gian này.

Hết nghén ở tuần thứ 6 có sao không? Nếu trước đó mẹ có ốm nghén nhưng tự nhiên lại biết mất ở tuần thứ 6 thì tuyệt đối không được chủ quan. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo thai chậm phát triển hoặc thai có nguy cơ bị sảy hoặc chết lưu. Mẹ hãy đến ngay bác sĩ sản khoa để được thăm khám kịp thời.

Chế độ dinh dưỡng khi mẹ bầu 6 tuần

Thai 6 tuần

Dinh dưỡng cho mẹ khi mang thai 6 tuần

Một chất dinh dưỡng quan trọng hình thành nên chiều dài phôi thai 6 tuần tuổi đó là axit folic. Nếu thiếu axit folic, thai nhi có nguy cơ bị khuyết tật cột sống, chậm phát triển về thể chất và trí tuệ do khuyết tật ống thần kinh. Các nhà khoa học đã thống kê rằng hơn 70% phụ nữ bổ sung đủ axit folic trong thai kỳ sinh con sẽ không mắc phải các dị tật nói trên.

Các loại thực phẩm tốt cho bà bầu vào tuần thai này sẽ là thịt bò, thịt gà, ngũ cốc, các loại đậu, cải bó xôi, xúp lơ, trứng gà, cá hồi… Ngoài ra mẹ nên ăn nhiều rau xanh và trái cây để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Giúp phòng ngừa được nguy cơ táo bón thai kỳ trong những tuần thai tới.

Vitamin cũng cần được mẹ bầu bổ sung trong thời gian để chiều dài phôi thai 6 tuần tuổi phát triển nhanh. Mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ để có thể bổ sung các viên uống vitamin cho phù hợp.

Bạn có thể chưa biết:

Đâu là nguyên nhân mẹ bầu 6 tuần bị ra máu nâu?

Mới có thai quan hệ được không? 

Dayna Salasche, MD, Phó giáo sư sản phụ khoa của Đại học Northwestern nói về vấn đề này: “Tình dục khi mang thai rất an toàn đối với hầu hết phụ nữ, không có hoặc nguy cơ rất thấp xảy ra biến chứng khi mang thai. Cô cho biết: “Một số người cảm thấy thích thú với việc quan hệ khi mang thai và một số chị em lại ít thích hơn”.

Bà bầu 3 tháng đầu có được quan hệ không?

Quan hệ khi có thai 6 tuần có nên hay không? Việc có nên quan hệ khi mang thai 3 tháng đầu hay không phụ thuộc hoàn toàn vào sức khỏe và mong muốn của mẹ bầu. Trong ba tháng đầu, mẹ có thể cảm thấy quá  có thể khiến mẹ không có hứng thú quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng đầu. Tuy nhiên nếu mẹ muốn vẫn thực hiện được nhé!

Theo bác sĩ Bùi Thị Thu Hà: “Trong giai đoạn này có thể quan hệ tình dục vì thai nhi đã bám chặt vào tử cung. Mẹ nếu có tiền sử sanh non hoặc thai kỳ lần này dọa sanh non, cổ tử cung ngắn, thì không nên quan hệ.”

Nguồn tham khảo: Sự phát triển của thai nhi tuần 6 – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Xem thêm

  • Thai nhi 6 tuần phát triển như thế nào?
  • Cẩm nang mẹ bầu: Tuần thứ 7 thai kỳ
  • Bảng chỉ số thai nhi chuẩn theo từng tuần

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Câu chuyện từ đối tác
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

ddc-calendar
Chuẩn bị sẵn sàng cho sự xuất hiện của em bé bằng cách thêm ngày dự sinh của bạn.
HOẶC
Tính ngày dự sinh của bạn
img
Bài viết của

ngocanh

  • Home
  • /
  • Trở thành cha mẹ
  • /
  • 5 điều quan trọng mà mẹ bầu 6 tuần cần đặc biệt lưu ý
Chia sẻ:
  • Mẹ mang thai 6 tuần không nghén có nguy hiểm không?

    Mẹ mang thai 6 tuần không nghén có nguy hiểm không?

  • Thai nhi 6 tuần phát triển như thế nào? Mẹ cần chú ý gì tới ăn uống?

    Thai nhi 6 tuần phát triển như thế nào? Mẹ cần chú ý gì tới ăn uống?

app info
get app banner
Author Image

ngocanh

Ngọc Ánh là một trong những cây viết kỳ cựu của cộng đồng bố mẹ châu Á theAsianparent Việt Nam. Chị đã có là mẹ của hai cô con gái xinh xắn đáng yêu, đồng thời là một nhà giáo mẫu mực. Những thông tin chị chia sẻ trong các bài viết của mình đều dễ hiểu và chi tiết nhất để người đọc có thể tiếp nhận dễ dàng. Chị có thế mạnh về mảng kiến thức cho mẹ mang thai và quá trình chăm sóc, nuôi dạy con cái. Chính kinh nghiệm bản thân cùng với thái độ ham học hỏi và không ngừng trau dồi của mình đã giúp những bài viết của chị Ánh luôn được đón nhận tích cực.
  • Mẹ mang thai 6 tuần không nghén có nguy hiểm không?

    Mẹ mang thai 6 tuần không nghén có nguy hiểm không?

  • Thai nhi 6 tuần phát triển như thế nào? Mẹ cần chú ý gì tới ăn uống?

    Thai nhi 6 tuần phát triển như thế nào? Mẹ cần chú ý gì tới ăn uống?

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2023. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

theAsianparent heart icon
Chúng tôi muốn gửi thông báo những thông tin cập nhật và mới nhất gần đây về chuyên mục mang thai dành cho bạn