Táo bón khi mang thai tháng cuối là nỗi ám ảnh của không ít mẹ bầu. Đây là hiện tượng thường gặp ở hầu hết phụ nữ có thai, tuy không phải là bệnh lý nhưng trong thai kỳ, táo bón có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng nguy hiểm. Mẹ bầu hãy tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng ngừa trong bài viết dưới đây nhé!
- Nguyên nhân gây táo bón khi mang thai tháng cuối
- Mẹ bầu bị táo bón có nguy hiểm không?
- Cách chữa trị và phòng ngừa táo bón cho mẹ bầu
Nguyên nhân gây táo bón khi mang thai tháng cuối
Thực tế tình trạng táo bón ở bà bầu có thể gặp ở bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên bà bầu bị táo bón 3 tháng cuối là thời gian xảy ra phổ biến nhất.
Mẹ có thể quan tâm:
Trị táo bón cho bà bầu bằng thực phẩm an toàn!
Nguyên nhân có bầu bị táo bón và cách ngăn ngừa
Nguyên nhân mẹ bầu bị táo bón là do kích thước của thai nhi quá lớn gây chèn ép xương chậu, nhất là tĩnh mạch gần vùng hậu môn và trực tràng. Trong đó đáng chú ý nhất là hệ tiêu hoá và đường ruột chịu áp lực rất lớn. Khi đường ruột bị chèn ép dẫn đến phân bị khô cứng và khó đào thải ra ngoài cơ thể. Ngoài ra ở tháng cuối thai kỳ, đại tràng cũng sẽ hấp thụ nhiều nước hơn. Điều đó làm cho phân cứng hơn, việc đi tiêu trở nên khó khăn hơn.
Bên cạnh đó táo bón khi mang thai có thể do nội tiết tố gây nên. Sự tăng lên của nồng độ hormone progesterone trong cơ thể sẽ ảnh hưởng đến nhu động ruột và hệ tiêu hoá. Khi nhu động ruột bị giảm sẽ làm thức ăn đi chậm hơn trong đường ruột so với bình thường.
Táo bón khi mang thai khiến nhiều mẹ lo lắng, mệt mỏi
Một nguyên nhân khác có thể kể đến là do chế độ ăn thiếu khoa học của mẹ. Nếu mẹ bầu ăn quá ít rau xanh, ăn nhiều thịt, chất béo nhưng ít uống nước thì rất dễ bị táo bón.
Mẹ bầu bị táo bón có nguy hiểm không?
Nhìn chung táo bón không gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ nhưng khiến mẹ gặp nhiều bất tiện. Đặc biệt là nếu tình trạng này kéo dài có thể sẽ gây ra các vấn đề như:
- Bệnh trĩ: Tình trạng này xảy ra do các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng bị giãn hoặc sưng lên. Dẫn đến chảy máu và ngứa rát nếu mẹ rặn quá khi đi tiêu.
- Nứt hậu môn: Đây là tình trạng nguy hiểm khi hậu môn có vết nứt do sức rặn quá mạnh. Thông thường tình trạng này có biểu hiện chảy máu ở hậu môn và gây đau đớn kéo dài nhiều giờ.
Cả hai bệnh lý này đều có thể điều trị bằng kem và thuốc mỡ. Tuy nhiên, mẹ nên hỏi bác sĩ loại kem, thuốc nào an toàn để sử dụng trong thai kỳ. Nhất là khi mẹ bị chảy máu kéo dài thì báo ngay với bác sĩ để tránh mất máu khi mang thai.
Mẹ bị táo bón đi kèm với biểu hiện buồn nôn, chán ăn có thể gây suy dinh dưỡng thai nhi
Bên cạnh đó mẹ bầu không nên chủ quan để tình trạng táo bón trở nặng. Bởi táo bón ở bà bầu đi kèm với các biểu hiện ốm nghén, chán ăn,… Tất cả sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và thai nhi. Chẳng hạn như mẹ dùng lực rặn quá mức cho phép khi đi tiêu dễ gây sảy thai hoặc đẻ non. Thậm chí gây suy dinh dưỡng thai nhi, giảm sức đề kháng của con nếu táo bón kéo dài.
Cách chữa trị và phòng ngừa táo bón cho mẹ bầu
Đầu tiên mẹ hãy kiểm tra lại chế độ ăn uống của mình. Nếu mẹ ăn quá ít rau xanh, củ quả thì nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ và tăng cường uống nước. Bởi nước và chất xơ chính là “trợ thủ” giúp ngăn ngừa và giảm chứng táo bón hiệu quả. Hãy áp dụng theo các lời khuyên dưới đây để thấy ngay hiệu quả mẹ nhé!
1. Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ
Các chuyên gia dinh dưỡng cho hay một chế độ ăn nhiều chất xơ sẽ giúp ngăn ngừa táo bón. Mẹ hãy ăn khoảng 25 – 30 gram chất xơ mỗi ngày với trái cây tươi, rau xanh, đậu,… Ngoài ra nên ăn thêm các loại thực phẩm nguyên hạt như: bánh mì nguyên hạt, gạo lướt và bột yến mạch.
Mẹ có thể quan tâm:
3 cách đơn giản “dập tắt” tình trạng táo bón sau sinh
Mẹ táo bón sau sinh thường có sợ bị rách vết thương?
Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ để giảm chứng táo bón
Món ăn cho bà bầu bị táo bón dồi dào chất xơ gồm có: Mận khô, các loại đậu, kiwi, bánh mì đen và các loại ngũ cốc, lê, táo… Ngoài ra, còn phải kể đến một thực phẩm trị táo bón ở bất kỳ đối tượng nào đều không thể thiếu đó là sữa chua. Trong sữa chua, probiotic được coi là men vi sinh thần kỳ cho hệ tiêu hóa hoạt động trôi chảy.
Bên cạnh đó, mẹ mang thai bị táo bón nên tránh xa các thực phẩm chứa caffeine như cà phê, trà đặc, socola, thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo, các loại thịt đỏ, thức ăn nhanh, dầu mỡ…
2. Uống nhiều nước
Tuy đơn giản những nước sẽ giải quyết hiệu quả vấn đề táo bón. Chỉ cần mẹ uống đủ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày để dễ đi ngoài hơn. Điều này sẽ giúp giữ cho ruột mềm mại và di chuyển thức ăn trơn tru qua đường tiêu hóa.
3. Chia nhỏ bữa ăn
Có thể mẹ không để ý, nhưng ăn quá nhiều trong một bữa ăn sẽ làm quá tải dạ dày. Ngoài ra còn khiến hệ tiêu hóa không kịp làm nhuyễn thức ăn và ảnh hưởng đến quá trình hấp thu.
Do đó mẹ nên chia bữa ăn ra thành các bữa nhỏ hơn và cần nhai kỹ thức ăn. Hãy chia lượng thức anh thành 5 – 6 bữa nhỏ để giảm chứng táo bón. Điều này còn giúp dạ dày tiêu hoá thức ăn dễ dàng và vận chuyển thức đến ruột trơn tru hơn.
4. Tăng cường vận động, tránh ngồi nhiều
Mẹ có thể lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng như đi bơi, đi bộ, yoga khi mang thai. Bởi vận động thường xuyên sẽ kích thích ruột hoạt động tốt hơn và giúp mẹ giảm táo bón.
Vì thế các chuyên gia khuyên rằng phụ nữ mang thai nên tập thể dục ba lần một tuần trong 20 đến 30 phút mỗi lần.
Cố gắng vận động thường xuyên để phòng bệnh trĩ ở mẹ bầu
Kết luận
Mặc dù tình trạng táo bón khi mang thai sẽ gây bất tiện nhưng mẹ đừng quá lo lắng. Hãy cố gắng thay đổi lối sống lành mạnh, uống nhiều nước và vận động nhiều hơn sẽ giúp mẹ giảm và phòng ngừa sự khó chịu này.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!