Cách giảm nghén hiệu quả cho bà bầu được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn là hãy ăn các món dễ tiêu, chia thành nhiều bữa nhỏ, tăng cường lượng rau xanh, ăn nhiều trái cây, các loại đậu,… Bài viết này sẽ tư vấn thêm cho mẹ bầu 30 cách giảm nghén đơn giản để giảm thiểu các triệu chứng khó chịu như nôn ọe, đau đầu, chóng mặt trong thai kỳ, cùng theo dõi nhé!
- Biểu hiện ốm nghén và những dấu hiệu mang thai đầu tiên
- 30 cách làm giảm ốm nghén hiệu qua cho bà bầu
Biểu hiện ốm nghén và những dấu hiệu mang thai đầu tiên
Các dấu hiệu mang thai giai đoạn đầu tiên hay được gọi là triệu chứng ốm nghén (Morning sickness) là cảm giác khó chịu thường xuất hiện ở 80-90% phụ nữ mang thai. Biểu hiện thường thấy là mẹ bầu sẽ cảm giác chóng mặt, ốm nghén bụng khó chịu, buồn nôn, dễ mệt. Tình trạng này có thể bắt đầu sau 2 tuần thụ thai.
Một trong những biểu hiện của thời kỳ mang thai khiến không ít các mẹ cảm thấy mệt mỏi chính là giai đoạn ốm nghén trong những tháng đầu tiên. Phần lớn các triệu chứng thường gặp với mẹ bầu bị ốm nghén là cảm giác chóng mặt, buồn nôn, ngửi thấy mùi nhạy cảm càng khó chịu,…
Bạn có thể xem:
Đa số mẹ bầu sẽ gặp tình trạng ốm nghén ở tam cá nguyệt đầu tiên (Nguồn ảnh: iStock)
Các biểu hiện ốm nghén có thể ít nhiều khác nhau tùy theo từng người nhưng nhìn chung mẹ sẽ gặp phải các biểu hiện cơ bản như sau:
- Ốm nghén buồn nôn, ốm nghén bụng khó chịu, nôn nao.
- Mũi trở nên nhạy cảm do sự thay đổi về nội tiết tố khiến hệ thần kinh trở nên không ổn định, làm cho khứu giác dễ dàng cảm nhận được các mùi.
- Sở thích ăn uống bị thay đổi. Nhiều mẹ có thể muốn ăn các món lạ mà trước đây mình chưa từng thích nhưng ngược lại cũng có mẹ gặp phải tình trạng chán ăn. Nhiều mẹ sẽ thắc mắc bị ốm nghén nên ăn gì.
- Dễ bị mệt. Lúc nào cũng cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi trong người do nội tiết Progesterone tăng cao.
- Tâm trạng trở nên thất thường, dễ cáu giận và hay bị đau đầu.
Những hiện tượng này sẽ chấm dứt khi thai nhi bước vào tháng tuổi thứ 4 và thường chỉ xảy ra vào buổi sáng sau khi thức dậy. Tuy nhiên cũng có một số mẹ bị ốm nghén vào buổi trưa hoặc chiều nhưng tỉ lệ này ít hơn so với các mẹ ốm nghén buổi sáng.
Hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu về nguyên nhân chính xác của tình trạng ốm nghén khi mang thai, và tùy mỗi mẹ thì mức độ ốm nghén cũng sẽ khác nhau. Một trong những nguyên nhân phổ biến được cho là do sự tăng lên của nồng độ hormone trong vài tuần đầu tiên. Lượng đường trong máu phai phụ bị giảm cũng là nguyên nhân gây ốm nghén. Bên cạnh đó, những chị em thường bị buồn nôn hoặc nôn do say tàu xe, đau nửa đầu, người có cơ địa nhạy cảm, dị ứng với mùi hoặc vị nhất định cũng dễ bị nghén khi mang bầu hơn.
30 cách làm giảm ốm nghén hiệu qua cho bà bầu
Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thị Yến – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng tư vấn : Ốm nghén chính là nỗi lo và ám ảnh lớn nhất đối với các mẹ bầu khi mang thai. Để hạn chế các biểu hiện của ốm nghén, các chị em có thể áp dụng các cách như ăn đầy đủ chất hơn, ăn các món dễ tiêu, chia thành nhiều bữa nhỏ, tăng cường lượng rau xanh, ăn nhiều trái cây, các loại đậu,…
Ngoài ra, các mẹ bầu tuyệt đối không được ăn các món có vị cay, nóng, khó tiêu,… Mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế vận động mạnh và uống nhiều nước nhé!
Mặc dù ốm nghén không phải là khoảng thời gian “yêu thích” trong thời kỳ mang thai nhưng các nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa mức độ ốm nghén và khả năng sảy thai của mẹ bầu. Việc gia tăng các hoóc môn thai kỳ gây ra triệu chứng buồn nôn là một dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển ổn định nên mẹ hãy kiên nhẫn với thời kỳ nghén này nhé!
Bạn có thể xem:
Uống nước ấm hay sữa ấm buổi sáng giúp giảm cảm giác khó chịu vì nghén (Nguồn ảnh: iStock)
Cùng theo dõi thêm 30 cách giảm ốm nghén dưới đây để thực hiện ngay tại nhà mẹ nhé!
1. Hãy uống sữa hoặc uống đồ uống nóng ngay khi thức dậy vào buổi sáng.
2. Cách giảm ốm nghén buồn nôn: Nếu cảm thấy nôn nao, khó chịu, buồn nôn, mẹ bầu nên nhấp nước ấm hoặc trà gừng (trà gừng nguyên chất 100%, không cho đường) có thể giúp giảm bớt tình trạng này.
3. Sau khi nôn ọe nên uống nước ấm, súc miệng sạch sạch và trong ngày nên chịu khó uống nước thường xuyên, đây cũng là một cách giảm buồn nôn khi ốm nghén.
4. Ăn các loại thức ăn nhẹ, dễ tiêu và nên chia bữa ăn thành các bữa nhỏ (5-6 bữa/ngày).
5. Một số loại hoa quả có thể giúp cải thiện tình trạng ốm nghén như dứa, chuối, thanh long, …
6. Ăn một lát bánh mì không đường hoặc bánh mì giòn nguyên cám trước khi đi ngủ để tránh tình trạng bụng rỗng, giúp giảm bớt triệu chứng ốm nghén.
7. Luôn để đồ uống ấm hoặc bánh quy mặn ở ngay bên mình, sau khi ngủ dậy nên ăn/uống ngay và nằm thếm 15 phút rồi hãy bước ra khỏi giường.
8. Sau khi thức giấc đứng vội đứng dậy đột ngột, thay vào đó nằm nghỉ trong chốc lát. Điều này sẽ giúp mẹ tránh được cảm giác nôn nao.
9. Nhà tâm lý học Gordon Gallup có gợi ý rằng, “Oral sex” có thể giúp giảm tình trạng ốm nghén ở phụ nữ có thai.
10. Sử dụng Vòng đeo tay chống ốm nghén.
11. Tìm những hoạt động khiến mẹ bầu cảm thấy dễ chịu như nói chuyện với bạn bè, xem phim, mua sắm, …
12. Đi dạo nhẹ nhàng giữa không khí trong lành cũng có thể giúp mẹ bầu có cảm giác dễ chịu hơn.
13. Một số mùi thơm giúp giảm tình trạng ốm nghén như tinh dầu bạc hà, …
14. Với một số mẹ bầu, để bớt ốm nghén cần tìm ra nguyên nhân khiến mẹ nghén nhiều như mẹ mang song thai, …
15. Nếu tình trạng ốm nghén không quá nghiêm trọng, các bác sĩ thường khuyên mẹ rằng đây là hiện tượng hết sức tự nhiên và mẹ bầu không cần quá lo lắng.
16. Nếu mẹ bầu bị nghén quá nhiều, mẹ nên nhấp nước có vị ngọt hoặc nước hoa quả để mình không bị mất sức.
17. Trường hợp mẹ bầu nôn ọe nhiều đến mức không ăn uống được gì thì mẹ cần đi khám chứ không nên tự tiện mua thuốc giảm ốm nghén.
18. Với một số mẹ bầu, ốm nghén nhiều có thể khiến mẹ lâm vào tình trạng mất nước, suy dinh dưỡng, … đây là lúc mẹ cần phải nhập viện để có chế độ chăm sóc đặc biệt.
19. Mẹ bầu cần nghỉ ngơi thật nhiều, không thức khuya, nên chợp mắt vào buổi trưa và cố gắng không để cho đầu óc bị căng thẳng.
20. Dù có cảm giác chán ăn thì mẹ bầu cũng tuyệt đối không được bỏ ăn. Thay vào đó, mẹ nên ăn các loại bánh giàu protein như bánh có các loại hạt, bánh làm từ đậu nành, …
Dù khó chịu nhưng mẹ đừng để bụng đói sẽ mệt hơn (Nguồn ảnh: iStock)
21. Tránh ăn những thức ăn có nhiều dầu mỡ, gia vị cay nồng, … vì chúng rất dễ khiến mẹ bị nôn ọe.
22. Thức ăn giàu tinh bột sẽ giúp mẹ ít cảm thấy khó chịu hơn như cơm, ngô, khoai, bánh mì, …
23. Những thực phẩm chứa nhiều đạm có thể gây cảm giác khó chịu trong bụng như thịt bò, thịt lợn, … mẹ bầu có thể chuyển sang ăn trứng luộc, hải sản hoặc các loại thịt không chứa quá nhiều mỡ.
24. Ăn đồ chua có thể giúp giảm ốm nghén nhưng mẹ nên chọn hoa quả chua, salad thay vì ăn đồ muối chua.
25. Uống nước trước và sau bữa ăn 30 phút có thể giúp giảm các cơn buồn nôn.
26. Không nên đánh răng ngay lập tức sau khi ăn mà nên đợi khoảng 15-20 phút vì kem đánh răng rất dễ khiến mẹ bầu bị nôn ọe.
27. Nên thủ sẵn theo người quạt, dầu gió, kẹo ngậm, khẩu trang khi đi đến nơi đông người để hạn chế các mùi nhạy cảm.
28. Tăng cường các loại thực phẩm giàu kẽm trong bữa ăn hàng ngày như sữa, trứng, các, đậu đỗ, ngô, … vì đây là chất có thể giúp mẹ giảm ốm nghén.
29. Lựa chọn trang phục thoáng mát, không bó sát cơ thể để mẹ bầu luôn cảm thấy dễ chịu, thoáng khí, giúp giảm tình trạng mệt mỏi, đau đầu.
30. Ghi lại khoảng thời gian mẹ thường có biểu hiện ốm nghén khi mang thai nhiều để có thể lên kế hoạch trong ngày sao cho tránh được thời điểm này.
Trên đây là 30 cách giảm ốm nghén cho bà bầu hiệu quả giúp mẹ có một thai kỳ khoẻ mạnh hơn!
Nguồn tham khảo: Nghén nặng quá, ăn gì cho đỡ? – Vinmec
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!