Buồn nôn khi mang thai tháng thứ 9 khiến các mẹ bầu lo lắng, liệu hiện tượng này có nghiêm trọng tới mức cần phải đến bệnh viện hay không? Nguyên nhân dẫn đến buồn nôn là gì? Và hướng giải quyết buồn nôn ở tháng cuối thai kì như thế nào? Mời các mẹ cùng tham khảo bài viết để tìm được câu trả lời nhé!
- Điểm danh những nguyên nhân gây ra hiện tượng buồn nôn ở tháng cuối thai kỳ
- Cách giảm triệu chứng buồn nôn ở tháng cuối thai kỳ
- Buồn nôn ở tháng cuối thai kỳ có nguy hiểm không?
Điểm danh những nguyên nhân gây ra hiện tượng buồn nôn ở tháng cuối thai kỳ
Ợ nóng
Chứng ợ nóng hay còn gọi là trào ngược axit dạ dày thường xuất hiện vào 3 tháng cuối thai kỳ. Cũng như giai đoạn đầu của thai kỳ, ở giai đoạn cuối này, cơ thể mẹ bầu có sự biến động mạnh ở lượng hormone để em bé chuẩn bị chào đời. Sự mất cân bằng này dẫn đến buồn nôn và nôn trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Mẹ có thể quan tâm:
Ốm nghén khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này
Mách mẹ dấu hiệu ốm nghén bé trai có độ chính xác cực cao
Ngoài ra, hiện tượng này cũng làm giãn cơ trơn trong đường tiêu hóa, gây ra cảm giác nóng bỏng vùng thực quản cùng với buồn nôn khi mang thai tháng thứ 9. Đây chỉ hiện tượng sinh lý bình thường nên mẹ không cần quá lo lắng.
Dấu hiệu sắp sinh
Buồn nôn cuối thai kì là một trong những dấu hiệu cho thấy mẹ bầu sắp chuyển dạ. Nguyên nhân là do sự phát triển ngày một to của bé khiến các cơ quan trong ổ bụng người mẹ bị chèn ép, trong đó có ruột và dạ dày dẫn đến các cơn buồn nôn. Ngoài ra, mẹ còn có thể gặp một số dấu hiệu chuyển dạ khác như đau lưng, chuột rút, tiêu chảy, tăng áp lực khung chậu và tăng tiết dịch âm đạo,…
Mẹ bầu ăn quá nhiều
Ở tháng cuối này, tử cung mẹ bầu ngày càng phát triển nên sẽ đè ép lên dạ dày của thai phụ, khiến chỗ chứa thức ăn trong dạ dày còn rất nhỏ. Mẹ bầu ăn quá nhiều trong giai đoạn này sẽ rất dễ bị buồn nôn.
Tiền sản giật
Hiện tượng buồn nôn kèm theo các triệu chứng như đau bụng, đau đầu nghiêm trọng và rối loạn thị giác thì có thể đó là dấu hiệu của tiền sản giật. Có khoảng 8% phụ nữ mang thai gặp phải chứng tiền sản giật trong thai kỳ, biến chứng này phát triển mạnh mẽ hơn kể từ tuần thứ 20 trở đi và đây là hiện tượng nguy hiểm đến tính mạng đối với cả em bé và bà mẹ nên mẹ không được chủ quan.
Nhiễm độc thai nghén
Hiện tượng nhiễm độc thai nghén thường gặp ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Đây là hiện tượng vô cùng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của cả sản phụ và thai nhi.
Những triệu chứng mà nhiễm độc thai nghén có thể gây ra cho thai phụ có thể kể đến tiền sản giật, choáng váng, mắt mờ, buồn nôn, phù 2 chân dưới, tăng huyết áp, cơ thể co cứng, ngừng thở, hôn mê,… Nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến suy tim, phù phổi, chảy máu não, thậm chí dẫn đến tử vong.
Vì vậy, để đảm bảo cho cả bà bầu và thai nhi được an toàn, mẹ bầu cần khám thai định kỳ để phát hiện tình trạng nhiễm độc thai nghén và có hướng xử lý kịp thời.
Cách giảm triệu chứng buồn nôn ở tháng cuối thai kỳ
Chia nhỏ bữa ăn
Ăn quá nhiều trong một bữa sẽ khiến dạ dày bị quá tải dẫn đến buồn nôn. Để hạn chế tình trạng này, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày và không nên ăn trước khi đi ngủ.
Chế độ ăn uống
Để tránh bị buồn nôn, mẹ nên tránh dùng một số loại thực phẩm sau đây trong bữa ăn:
- Thức ăn quá lỏng hoặc dùng nhiều chất lỏng đi kèm với bữa ăn
- Gia vị cay, nóng
- Thực phẩm có chứa caffein
- Thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo và thức ăn chiên xào
Để mẹ ăn no bụng và hạn chế cảm giác buồn nôn thì bánh mì, ngũ cốc cùng với các loại hạt khô là sự lựa chọn phù hợp nhất.
Mẹ có thể quan tâm:
Thai 10 tuần giảm nghén là bị làm sao, có nguy hiểm không?
9 điều lầm tưởng của hiện tượng ốm nghén cần lưu ý
Chế độ sinh hoạt
- Chăm chỉ vận động và tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày có thể cải thiện tình trạng buồn nôn ở tháng cuối thai kỳ.
- Nghỉ ngơi nhiều hơn, tranh thủ nghỉ trưa ít nhất khoảng 1h.
- Khi nằm, mẹ nhớ nâng cao đầu hơn để tránh trào ngược dạ dày.
Sử dụng thuốc
Trong những trường hợp nặng, những biện pháp trên không làm thuyên giảm, mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc làm giảm axit trong dạ dày và làm tăng co bóp dạ dày, một số trường hợp mẹ cũng có thể dùng thuốc chống nôn cho mẹ bầu. Tuy nhiên dù dùng bất kỳ loại thuốc nào mẹ cũng cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Buồn nôn ở tháng cuối thai kỳ có nguy hiểm không?
Hiện tượng buồn nôn ở tháng cuối thai kỳ có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân mẹ bị buồn nôn. Nếu đó chỉ là do sự thay đổi hormone thì mẹ có thể yên tâm là hầu như mẹ bầu nào cũng gặp phải. Tuy nhiên nếu đó là dấu hiệu của tiền sản giật hay nhiễm độc thai nghén thì chứng tỏ thai nhi đang gặp nguy hiểm. Để an toàn, mẹ cần đến bệnh viện khám ngay để tìm ra nguyên nhân và xử lý kịp thời nhé.
Nhiễm độc thai nghén ở những tháng cuối rất nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của cả thai phụ và thai nhi. Bạn cần nhận biết sớm các biểu hiện sau: buồn nôn, choáng váng, mắt mờ, phù nền, tăng cân nhanh, xuất hiện protein trong nước tiểu, tăng huyết áp,…khi nhận thấy mình có những dấu hiệu trên nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để có hướng giải quyết tốt nhất để không dẫn đến biến chứng về sau.
Vừa rồi là những thông tin về hiện tượng buồn nôn ở tháng cuối thai kỳ. Khi bị nôn, mẹ bầu nhớ uống thật nhiều nước để tránh bị mất nước. Mẹ có thể sử dụng các loại thảo mộc có tác dụng giảm nôn như bạc hà, gừng và trà chanh,…
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!