Thai nhi đạp nhiều vào tháng cuối là điều làm các mẹ mang thai lần đầu hay băn khoăn. Từ tuần thứ 8 thai nhi đã hình thành khá đầy đủ và bé đã có những hành động đạp hay quơ tay. Vậy sao lại có bé đạp nhiều, đạp ít hay ngoài việc đạp ra bé còn cử động như thế nào? Hãy cùng theAsianparent tìm hiểu nhé.
Vì sao thai nhi đạp nhiều vào tháng cuối
Tháng thứ 9 của thai kì sẽ tương ứng với tuần thai thứ 37. Em bé có thể muốn ra bất cứ lúc nào vào thời gian này vì vậy mẹ nên chuẩn bị sẵn sàng. Lúc này trọng lượng cơ thể em bé đã lớn vì thế không gian trong bụng mẹ có phần gây chật chội. Thai nhi sẽ tìm cách ngọ nguậy và duỗi chân ra. Tháng thứ 9 thì bé cũng đã nhận biết được ánh sáng, âm thanh và phản ứng bằng cách đá chân.
Mẹ sẽ thấy thai tuần thứ 37 sẽ đạp nhiều từ 15-20 lần mỗi ngày. Hiện tượng thai nhi đạp cũng cho thấy bé đang phát triển rất tốt và có phần hiếu động. Tuy nhiên, sự hiếu động hay trầm lặng của bé không phụ thuộc hoàn toàn vào đạp nhiều hay ít. Việc mà bé đạp còn thể hiện được tình trạng sức khỏe của bé lúc này. Mẹ hãy cảm nhận lực đạp của bé để nhận biết được tình trạng sức khỏe.
Thai tuần 37 đạp nhiều và đạp mạnh có tốt không?
Theo nghiên cứu đã chứng minh bé đạp thường xuyên cho thấy bé đang duỗi tay hoặc đá chân. Đây là biểu hiện của phát triển bình thường, mẹ không nên quá lo lắng. Trên thực tế, thai nhi cũng thường đạp hoặc cử động để phản ứng với ánh sáng, âm thanh. Ngoài ra, thai tuần 37 cũng đã lớn cần có không gian thoải mái để duỗi tay, chân nên việc cử động mạnh là không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, mẹ cũng nên lưu ý thai tháng cuối đạp mạnh liên tục và bất chợt có thể dẫn tới nguy hiểm. Thai nhi đạp nhiều có thể bé bị ngạt thở hay thiếu oxy do bị dây rốn quấn cổ. Nếu phát hiện sớm sự nguy hiểm này phải đến ngay bệnh viện để tránh thai ngạt thở rất đáng tiếc.
Thai nhi ít đạp vào tháng cuối thì sao?
Bé chuyển động nhiều và mạnh lên nhiều so với giai đoạn trước là từ tuần 20 đến tuần 30. Đến tuần thứ 32, mẹ có thể cảm nhận rõ sức mạnh và sự hiếu động mỗi khi con đạp. Vì vậy, nếu thai nhi ít đạp ở tháng thứ 9 thì mẹ nên đi siêu âm để kiểm tra. Thông thường bé ít đạp do không gian trong bụng mẹ nhỏ không đủ để con thoải mái chơi đùa. Dù vậy, mẹ vẫn nên để ý theo dõi thường xuyên phản ứng của thai nhi.
Cách giúp thai nhi đạp ít ở tháng thứ 9 mẹ có thể uống nước lạnh, gọi tên, thay đổi tư thế nằm. Đối với mẹ quá ngày dự sanh thì càng nên kiểm tra xem con có phản ứng lại hành động đó không. Nếu thấy thai tuần 39 ít đạp hoặc không đạp khi được kích thích. Mẹ nên đến bệnh viện ngay vì con có nguy cơ đang gặp nguy hiểm sức khỏe.
Cách kích thích thai nhi đạp nhiều hơn khi bé ít vận động
Thai nhi sẽ chỉ phản ứng lại với 2 yếu tố chính là ánh sáng và âm thanh. Vì vậy các cách kích thích dưới đây sẽ dựa trên những yếu tố đó. Mẹ hãy tham khảo thêm nhé.
- Ăn đồ ngọt: Ăn trái cây, nước hoa quả ngọt hoặc bất kì loại đồ ngọt nào với lượng đường vừa phải. Đường sẽ cung cấp năng lượng cho mẹ, giúp bé hoạt động hăng hái hơn.
- Đổi tư thế nằm: Một số nghiên cứu cho thấy thai nhi thích nằm bên phải hơn. Mẹ sẽ cảm thấy bé đạp nhiều khi mẹ đổi sang nằm bên trái. Tuy nhiên, một số mẹ chọn nằm ngửa để kích thích con phản ứng mạnh hơn. Vì vậy, mẹ hãy nằm và đổi các tư thế khác nhau xem phản ứng của con nhé.
- Đi dạo: Đi dạo cũng là một cách tốt để giúp thai nhi đạp hơn. Đi bộ nhẹ nhàng giữa thiên nhiên, tay vuốt ve bụng và trò chuyện cũng sẽ là một cách hay.
- Bật nhạc cho bé nghe: Mẹ hãy thử bật một bài hát có giai điệu nhẹ nhàng mà mẹ thích. Tiếng nhạc sẽ kích thích thai nhi đồng thời thai nhi thích nghe nhạc. Bé sẽ chuyển động theo tiếng nhạc. Đảm bảo con sẽ phản ứng lại ngay với mẹ thôi. Ngoài ra, bé cũng thích được nghe giọng ba. Vì vậy ba hãy thường xuyên trò chuyện với con hơn.
Hi vọng qua bài viết trên đã giải đáp được những lo lắng của các mẹ bầu khi thai nhi đạp nhiều vào tháng cuối hay thai nhi ít đạp vào tháng cuối. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần phải gặp bác sĩ tư vấn khi có những dấu hiệu bất thường trong suốt thai kỳ. Chúc cho các mẹ bầu sinh con được mạnh khỏe an toàn nhé.
Xem thêm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!