Trĩ là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh hậu môn trực tràng. Tỷ lệ bệnh nhân hiện khoảng 25-40% dân số, gặp nhiều cả nam và nữ, đặc biệt hơn 50% phụ nữ bị trĩ khi mang thai.
Triệu chứng
– Chảy máu là triệu chứng sớm nhất và thường gặp nhất.
– Sa búi trĩ thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi đại tiện có chảy máu. Lúc đầu người bệnh sau khi đại tiện thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn; về sau các búi trĩ sa nhiều nằm ngoài hậu môn kể cả không đi đại tiện.
– Cảm giác đau do tắc mạch xuất hiện trong búi trĩ, có thể nứt hậu môn đi kèm. Trĩ tắc mạch nếu để lâu 3-5 ngày có thể dẫn tới hoại tử.
– Sự khó chịu ở vùng hậu môn, xuất tiết, ngứa.
– Thiếu máu do chảy máu rỉ rả theo thời gian.
Vì sao mang thai lại dễ bị trĩ?
Trọng lượng ngày càng tăng của thai nhi khi phát triển trong tử cung đặt áp lực nên tất cả các mô và cơ quan nội tạng của người mẹ. Do đó hạn chế nên dòng máu vào và ra các tĩnh mạch. Các tĩnh mạch trong thành ruột bị phình và căng hết cỡ khiến chúng yếu đi.
Nội tiết tố mang thai cũng gây ra sự lỏng lẻo chung của các mô, bao gồm cả các thành tĩnh mạch. Có nghĩa là chúng không còn vững chắc như thường ngày, các thành tĩnh mạch có xu hướng sưng lên và mở rộng.
Một yếu tố khác là sự gia tăng tổng lưu lượng máu trong cơ thể người mẹ. Lượng máu trong cơ thể bà bầu có thể tăng hơn 40% so với bình thường. Tất cả các chất lỏng này được thêm vào cơ thể, trong khi vẫn sẽ được vận chuyển bằng hệ thống tĩnh mạch và động mạch như cũ. Thông thường các van và thành mạch sẽ hoạt động mạnh hơn để bơm máu trở lại tim và phổi của người mẹ giúp nhận thêm oxy.
Nếu bạn có tiền sử bệnh trĩ , nhiều khả năng chúng sẽ phát triển thêm khi bạn mang thai.
Bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ mang thai bị táo bón
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí BMJ Clinical Evidence, có tới 38% phụ nữ mang thai bị táo bón tại một số thời điểm trong thai kỳ.
Một trong số những nguyên nhân của táo bón trong thai kỳ là do tử cung đang lớn lên đè vào ruột. Viên sắt mà bạn đang uống cũng có thể góp phần gây táo bón, vì vậy bạn nên bổ sung sắt một cách tự nhiên thông qua chế độ ăn uống của bạn.
Các hormone khi mang thai cũng có thể làm chậm sự chuyển động của thức ăn qua đường tiêu hóa, làm cho táo bón dễ xảy ra hơn.
Cách khắc phục bệnh trĩ khi mang thai
Bệnh trĩ thường tiến triển tốt hơn sau khi mang thai, nhưng có một số điều bạn có thể làm để giảm ngứa và đau trong thời gian chờ đợi:
– Ngâm vùng trực tràng trong nước ấm nhiều lần trong ngày. Bạn cũng có thể đổ đầy bồn tắm thông thường với nước ấm để tạo ra một hiệu ứng tương tự.
– Chườm túi nước đá hoặc gạc lạnh vào khu vực này nhiều lần trong ngày. Chườm lạnh có thể làm giảm sưng và giúp giảm đau.
– Giữ hậu môn sạch và khô. Hãy thử sử dụng khăn ẩm hoặc khăn ướt để nhẹ nhàng làm sạch khu vực trực tràng sau khi đi ngoài. Dùng khăn ẩm/giấy ướt có thể nhẹ nhàng hơn giấy vệ sinh khô.
– Hãy chắc chắn vỗ nhẹ – không lau – khu vực trực tràng sau khi tắm hoặc đi ngoài. Độ ẩm dư thừa có thể gây kích ứng.
Bệnh trĩ khi mang thai
Làm gì để ngăn ngừa căn bệnh này?
Tránh táo bón là chìa khóa để ngăn ngừa bệnh trĩ trong thai kỳ. Dưới đây là các biện pháp để ngăn ngừa táo bón:
– Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ. Bổ sung các loại trái cây như lê, bơ và quả mọng; các loại rau như bông cải xanh, atisô và rau cải Brussels; ngũ cốc nguyên hạt như bột yến mạch, gạo lứt, và thậm chí cả bỏng ngô; các loại đậu, bao gồm đậu lăng và đậu xanh; và đừng quên các loại hạt.
– Uống nhiều nước. Mục tiêu là 10 cốc nước mỗi ngày.
– Sử dụng nhà vệ sinh ngay khi bạn cảm thấy muốn đi ngoài. Nhịn đi ngoài có thể góp phần gây táo bón.
– Cố gắng không ngồi hoặc đứng trong một thời gian dài. Thường xuyên đứng dậy và đi bộ xung quanh trong vài phút mỗi giờ. Để giảm áp lực xuống các tĩnh mạch trực tràng của bạn.
– Hãy hỏi bác sĩ về việc sử dụng một chất làm mềm phân. Điều này có thể giúp đỡ nếu các phương pháp khác không làm giảm táo bón. Sử dụng thuốc nhuận tràng điều trị táo bón không được khuyến cáo trong khi mang thai. Vì có thể gây mất nước và có thể kích thích các cơn co thắt tử cung.
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!