Mẹ có biết tăng cân khi mang bầu bao nhiêu là đúng chuẩn? Theo đúng tiến trình nhất, bạn chỉ nên tăng khoảng 11-12,5 kg trong toàn thai kỳ.
Bảng biểu tăng cân khi mang bầu tính theo tuần thai
Cân nặng của mẹ bầu tăng rất ít hoặc hầu như không tăng trong 3 tháng đầu. Sau đó sẽ có sự “bứt phá” và tăng cân khá nhanh trong 3 tháng tiếp theo. Đến tầm khoảng 6 tháng, mẹ bầu sẽ tăng khoảng 7-9 kg. Đây là mức tăng tương đối sát với các mẹ bầu châu Á cũng như ở Việt Nam. Sau mốc này, mức tăng cân sẽ dần chậm lại, chỉ khoảng 1 kí mỗi tháng. Mẹ bầu có thể theo dõi cân nặng theo tháng cho thai nhi và mẹ bầu trong suốt thai kỳ theo bảng sau.
Bảng biểu tăng cân theo tuần cho mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai
Chú ý, nếu mẹ bầu tăng cân quá nhanh hoặc quá mức tiêu chuẩn (so với cân nặng mẹ bầu) sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con, như: huyết áp cao, dễ dẫn đến chứng tiền sản giật và rõ ràng sẽ gây cản trở trong đi lại nghỉ ngơi của mẹ bầu. Đó là chưa kể giảm cân sau sinh sẽ mất thời gian hơn. Càng tới những tháng cuối, mẹ bầu sẽ có cảm giác như vác một quả dưa hấu lặc lè thậm chí còn như một trái bom vào những tuần 39-40 , khi luôn phải trong tâm thế “sẵn sàng- đi đẻ “!
Thế nhưng nếu tăng cân quá mức khi mang thai, đừng vội ăn kiêng hay nhịn ăn! Điều này rất thiệt thòi cho thai nhi! Việc mẹ bầu nên làm là chọn lựa thức ăn giàu dinh dưỡng hơn là thực phẩm cung cấp calories cao.
Đừng viện cớ mang bầu nên phải gấp đôi, ăn cho cả hai. Những thứ “đã miệng” hay “thèm con mắt ” chưa hẳn đã bổ dưỡng. Nếu chỉ nạp nhiều calories nhưng thức ăn ít đạm, ít vitamin hay khoáng chất, mẹ bầu đang ăn vào mình thay vì vào thai nhi!
Mặt khác, nếu mẹ bầu uống sữa như một nguồn dinh dưỡng, nên chọn sữa tách béo. Loại sữa này cung cấp lượng canxi và đạm ngang với sữa thông thuờng mà không nạp vào chất béo. 2 cốc sữa mỗi ngày sẽ cung cấp đủ lượng canxi mẹ bầu cần cho bé phát triển xương khớp.
Tăng cân khi mang bầu – Cách ăn để vừa mà không thừa?
Mang bầu sẽ là ăn cho con nữa- nhưng không có nghĩa là cái gì cũng nạp gấp đôi đâu nhé!
Mẹ bầu cần nạp thêm năng lượng nhưng cũng cần nạp cả khoáng chất, dưỡng chất. Nên chế độ ăn cho bầu chính xác là ăn “giàu về chất nhưng không tăng về lượng! Hay nói cách khác, khẩu phần ăn nên giàu vitamin và khoáng chất hơn thôi! Mẹ bầu cũng lưu ý hạn chế thức ăn chứa nhiều đường hoặc chất béo.
Tham khảo: thực đơn ăn cho mẹ bầu ăn vào con thay vì vào mẹ.
Khi mang bầu cảm giác thèm ăn cũng sẽ tăng lên ở những tháng giữa. Quá trình trao đổi chất cũng nhanh hơn bảo đảm dinh dưỡng được chuyển hóa thành năng lượng cho toàn quá trình hình thành tế bào mới, chuyển hóa thành dưỡng chất cho nhau thai để bé hấp thụ đồng thời giúp sản xuất hóc-môn và enzyme cho quá trình phát triển của thai nhi.
Hãy bảo đảm khẩu phần ăn của mẹ bầu có đủ các dưỡng chất dưới đây! Mỗi dưỡng chất đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành cơ thể thai nhi cũng như đảm bảo bé phát triển bình thuờng.
Protein- anh thợ hồ tạo từng tế bào cơ thể!
Protein hay chất đạm cần thiết cho quá trình hình thành cơ, mô biểu bì của bé , đồng thời cũng giúp cân bằng hoc-môn trong cơ thể mẹ lẫn bé.
Có thể trước khi bầu mẹ không quen “nạp đạm” nhiều đến thế. Nhưng khi bầu bí, bạn hãy làm quen dần với 3 bữa chính giàu đạm- như 1 miếng thịt rán đầy đặn hay thịt cá dồi dào…
Canxi – “kiến trúc sư dựng khung nhà”
Canxi là thành phần chính giúp khung xương, hộp sọ, đốt ngón tay của bé từ từ phát triển và chắc chắn. Hiển nhiên, mẹ bầu cần nạp nhiều canxi hơn bình thuờng. Bằng cách uống sữa, ăn hải sản đã nấu chín hay các loại rau xanh như bông cải, cần tây cũng là cách nạp canxi phong phú mỗi ngày. Hai cốc sữa là vừa và không thừa. Mẹ bầu chọn sữa thích hợp và vẫn ăn uống phong phú sẽ không phải lo “nạp thực phẩm chức năng tăng canxi”.
Muốn tăng cân khi mang bầu, đừng quên Sắt – “hiệp sĩ tạo máu”
Dù là khoáng chất với tỉ lệ nhỏ nhưng trong suốt thời kỳ mang bầu, nhu cầu chất sắt của mẹ tăng gấp đôi đấy! Thiếu sắt có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu và dẫn truyền oxi không đủ tới thai nhi, bầu khó thở, nghiệm trọng hơn là các dị tật về não bộ khi bé sinh ra. Hãy chọn thịt đỏ, thịt gia cầm, các hạt khô và rau đậm màu để đảm bảo cơ thể nạp chất sắt thông qua thực phẩm.
Vitamin A – “rực rỡ sắc màu “
Là loại vitamin bổ cho mắt và thúc đẩy quá trình phát triển. Thực phẩm giàu vitamin A như bí ngô, đu đủ, trứng…
Vitamin D – “hậu duệ mặt trời “
Là yếu tố quan trọng giúp cơ thể hấp thụ và tổng hợp canxi- phốt pho, hình thành khung xương, răng sau này. Vitamin D có nhiều trong cá, dầu cá … Mẹ bầu chọn khẩu phần ăn phong phú và chọn lọc các loại cá an toàn để nạp đủ vitamin D mà không gây nguy hiểm cho thai nhi.
Vitamin C – “chiến binh tăng sức đề kháng”
Giúp tăng cường sức đề kháng, góp phần hấp thu chất sắt và giúp xương chắc khỏe hơn. Chọn hoa quả tươi và rau sạch để đảm bảo cơ thể được nạp đủ vitamin C.
Vitamin B giúp tăng cân khi mang bầu hiệu quả
Chủ yếu, các vitamin B1, B2 có trong quá trình tạo năng lượng , giúp đưa oxi vào các tế bào trong cơ thể và giúp não lấy được năng lượng từ thực phẩm. Có nhiều trong trứng , sữa , gạo lứt…
Đặc biệt vitamin B12 và axit folic rất cần thiết cho việc hình thành tế bào. Thiếu hụt folic có thể dẫn đến các dị tật bẩm sinh như thoát vị não, sứt môi..
Mẹ đã biết cách tăng cân khi mang bầu hợp lý để thai nhi phát triển toàn diện. Chúc mẹ bầu có chế độ ăn uống cân bằng và tăng cân ổn định. Đếm từng ngày để đón bé yêu nào!
Xem thêm:
Bí quyết bầu ăn vào con thay vì vào mẹ!
4 quan điểm sai lầm trong ăn uống khi mang bầu
MẸ BẦU LƯU Ý: Hoa quả nên tránh ăn khi mang thai!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!