Trẻ bị khuyết tật bẩm sinh và những mối đe dọa khi mang thai. Các mẹ chuẩn bị có thai và đang có thai hãy cùng đọc bài viết để phòng tránh những việc làm sau nhé!
- Thiếu axit folic khi mang bầu khiến trẻ bị khuyết tật bẩm sinh
- Uống thuốc không theo chỉ định của bác sỹ
- Uống rượu bia khi mang bầu – Nguyên nhân nguy hiểm có thể khiến trẻ bị khuyết tật bẩm sinh
- Hút thuốc lá hoặc hít phải nhiều khói thuốc khi mang bầu
- Trẻ bị khuyết tật bẩm sinh nếu nhiễm xạ hoặc hóa chất độc hại khi mang bầu
Thai nhi đủ 32 tuần tuổi đã phát triển hoàn thiện chưa? Đây là câu hỏi mẹ bầu luôn hồi hộp và muốn biết ở lần khám thai tuần thứ 32 này. Liệu con mình có phát triển đầy đủ, có phát triển khỏe mạnh? Trong 9 tháng mang bầu có bất trắc gì xảy ra ảnh hưởng tới con không?….
Bố mẹ nào cũng muốn con phát triển đầy đủ, hoàn thiện. Vì thế, hãy ngừng những điều nguy hại này trong suốt thời kỳ mang thai để tránh rủi ro trẻ bị khuyết tật bẩm sinh.
1. Thiếu axit folic khi mang bầu khiến trẻ bị khuyết tật bẩm sinh
Axit folic là yếu tố không thể thiếu có tác dụng sản sinh ra hồng cầu, một trong những nhân tố quan trọng giúp mang oxy từ phổi đến khắp các bộ phận của cơ thể. Đối với thai nhi trước lúc mẹ mang thai và trong tuần đầu của thai kỳ, vi chất này còn giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh.
Bạn có thể chưa biết:
Điểm tên 6 thói quen của bố tưởng chừng vô hại lại có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh
Khuyết tật trí tuệ ở thai nhi – 4 nguyên nhân hàng đầu mẹ bầu phải biết
Một số nghiên cứu cũng nêu axit folic còn có tác dụng phòng ngừa khuyết tật bẩm sinh cho trẻ.
Giáo sư Pornsawan, thuộc bệnh viện các bệnh khuyết tật ở trẻ (Thái Lan) đã khẳng định tác dụng của axit folic trong quá trình mang bầu. Axit folic có thể chống rủi ro phát triển thiếu các cơ quan của thai nhi trong suốt thời kì mang bầu và các chứng bệnh về tim.
2. Uống thuốc không theo chỉ định của bác sỹ
Một số thành phần trong thuốc rất có hại cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Ví dụ như quinnine, aspirin và ambicilyl… nhất là vào 3 tháng đầu mang thai và những ngày gần sinh.
Ngoài ra, các loại thuốc khác cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới trẻ như thuốc chống say, chống nôn. Thực tế đã cho thấy trẻ có thể bị khiếm khuyết về tim và tứ chi không phát triển hoàn thiện nếu mẹ bầu uống phải những thuốc này. Thuốc kháng sinh nói chung còn có nguy cơ gây chứng phát triển chậm, cơ quan teo nhỏ và giác quan không phát triển bình thường.
3. Uống rượu bia khi mang bầu – Nguyên nhân nguy hiểm có thể khiến trẻ bị khuyết tật bẩm sinh
Uống rượu bia khi mang bầu là thói quen xấu dẫn tới khuyết tật bẩm sinh ở trẻ, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến sảy thai. Chân tay và tim mạch cũng bị ảnh hưởng đáng kể! Trẻ đủ cơ quan nội tạng cũng có thể tiềm tàng rủi ro rối loạn phát triển và khả năng phản xạ, nhận biết kém hơn trẻ cùng lứa.
4. Hút thuốc lá hoặc hít phải nhiều khói thuốc khi mang bầu
Hóa chất độc trong thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến khuyết tật bẩm sinh. Hoặc nhẹ hơn, sẽ làm trẻ chậm phát triển, cân nặng chiều cao và đường kính quanh thóp của trẻ thấp hơn bình thường. Hệ thống tiêu hóa, dịch vị và hô hấp của trẻ sẽ bị ảnh hưởng trưc tiếp.
Bạn có thể chưa biết:
Bất thường hoặc khuyết tật nhiễm sắc thể ở thai nhi – nỗi đau của mẹ bầu
Tật cong chân ở trẻ có đáng lo ngại? Nguyên nhân và cách phòng tránh
Trẻ sinh ra có nguy cơ cao mắc hen suyễn, khó thở hoặc các bệnh về đường tiêu hóa như bệnh colic, nhiễm trùng gan và mật, đường ruột… Khói thuốc từ mẹ hay mẹ hít phải từ lúc mang thai cho đến khi cho con bú đều có những ảnh hưởng trực tiếp tới trẻ!
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý và môi trường sống lành mạnh sẽ giúp giảm nguy cơ trẻ bị khuyết tật bẩm sinh
5. Trẻ bị khuyết tật bẩm sinh nếu nhiễm xạ hoặc hóa chất độc hại khi mang bầu
Nếu bị nhiễm hóa chất độc hại hay nhiễm xạ khi mang bầu, con sinh ra sẽ bị mắc các bệnh về phổi hoặc về sắc tố da…. Mẹ bầu cần chủ động tránh những nơi có hóa chất nguy hiểm, khói thuốc lá, than củi hay nơi có nồng độ khí thải cao, không thoáng khí….
Ngoài những nguyên nhân trên, khuyết tật bẩm sinh ở trẻ còn do:
– Thai phụ bỏ qua sàng lọc dị tật trước sinh, việc xét nghiệm sàng lọc trước sinh vô cùng quan trọng, không chỉ giúp phát hiện dị tật bẩm sinh cho thai nhi mà còn giúp cải thiện và nâng cao chất lượng giống nòi.
– Thai phụ ngoài 35 tuổi, Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng những phụ nữ mang thai ngoài 35 tuổi và người bố từ 50 tuổi trở lên có nguy cơ sinh con mắc những hội chứng dị tật bẩm sinh cao hơn những người ít tuổi.
– Bố mẹ mắc bệnh di truyền hoặc tiền sử sinh con dị tật.
– Thai phụ mắc truyền nhiễm khi mang thai,…
Hãy làm tất cả vì con sinh ra có một cơ thể hoàn thiện, phát triển đầy đủ!
Xem thêm: