Hầu hết, mẹ bỉm chưa biết sữa mẹ có đặc tính kháng khuẩn cực cao nên giữa được lâu khi ở môi trường bên ngoài. Yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến việc vi khuẩn phát triển nhanh trong sữa mẹ là nhiệt độ. Vậy chính xác sữa mẹ để ngoài được mấy tiếng đồng hồ?
Sữa mẹ để ngoài được mấy tiếng đồng hồ mà vẫn đảm bảo nguyên dưỡng chất?
Mẹ vắt sữa bằng hay dùng máy thì đều phải bảo quản sữa cẩn thận để đảm bảo an toàn cho con và giữ nguyên được dưỡng chất. Đầu tiên, mẹ cần rửa tay thật sạch và sử dụng đồ đựng sữa được rửa sạch kèm theo nắp đậy.
Vậy còn cách bảo quản sữa mẹ để ngoài được mấy tiếng mà vẫn đảm bảo nguyên chất dinh dưỡng và an toàn cho con?
Như các mẹ cũng đã biết, yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sữa mẹ khi để bên ngoài là nhiệt độ. Vì vậy, tùy theo thời gian mẹ muốn sử dụng mà có thể bảo quản ở những môi trường nhiệt độ khác nhau.
- Sữa mẹ để nhiệt độ phòng từ 16-25 độ C thì thời gian an toàn bé có thể uống là 4-6 giờ.
- Đối với sữa mẹ để tủ lạnh ngăn mát ở 4 độ C thì thời gian an toàn để con uống từ là 3-5 ngày.
- Sữa mẹ đã được đông lạnh trong nhiệt độ < 18 độ C thì thời gian sử dụng có thể lên tới 6 – 9 tháng.
- Nếu sữa mẹ đã được rã đông thì chỉ có thể để ở bên ngoài nhiệt độ phòng thêm 2 giờ. Còn nếu mẹ để ở ngăn mát thì thời gian là sau 24 giờ.
Các mẹ chú ý, khi bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh thì cần dãn nhãn ngày cho mỗi chai sữa để việc quản lý và sử dụng được đảm bảo hơn. Các thông tin cơ bản cần ghi trên mỗi chai sữa mẹ có thể là số ml bao nhiêu, ngày nào.
Sữa mẹ để được bao lâu ở bên ngoài còn tùy thuộc vào nhiệt độ bảo quản
Hướng dẫn mẹ cách sử dụng sữa mẹ sau khi vắt
Các mẹ sẽ thấy sữa mẹ vắt ra và để một lúc sẽ thấy lớp chất béo ở trên cùng. Bởi sau khi vắt thì sữa mẹ sẽ có xu hướng tách thành các lớp riêng biệt. Vì vậy, khi mẹ sử dụng sữa mẹ đã vắt cho con cần phải xoay chai để các lớp được hòa trộn lại với nhau. Mẹ nhớ không được lắc mạnh hay khuấy vì có thể làm hỏng một số thành phần có trong sữa.
Em bé bú sữa mẹ vắt ra từ cốc hay bình thì vi khuẩn trong miệng con có thể xâm nhập. Do đó, mẹ cần bỏ ngay sữa thừa khi con bú đêm để đảm bảo an toàn cho con. Cách tốt nhất là mẹ chỉ nên lấy đủ lượng sữa con uống mỗi lần.
Không nên cho con uống sữa mẹ thừa từ hôm trước
Làm thế nào để làm tan sữa mẹ đông lạnh?
Khi mẹ bảo quản sữa mẹ trong ngăn mát thì bạn có thể lấy ra ngoài ở nhiệt độ phòng hay ngâm bình trong nước ấm. Còn khi mẹ bỏ ngăn đá thì cần lấy bỏ xuống ngăn lạnh trước rồi hâm sữa ở 40 độ C. Mẹ nào không có máy hâm sữa thì có thể để bình sữa của con trong nước nóng.
Một số chú ý mẹ cần nhớ khi làm tan sữa mẹ đông lạnh để không làm mất dưỡng chất:
- Tránh làm thay đổi nhiệt độ của sữa mẹ đột ngột vì có thể làm mất dưỡng chất.
- Cách đảm bảo nhất là mẹ nên để sữa tan dần dần trong ngăn mát. Mẹ bỏ sữa ra hâm bằng máy hâm sữa hay sử dụng nước ấm đều được.
- Không được hâm sữa bằng lò vi sóng bởi độ nóng của sữa có thể không được đều. Đặc biệt, lò vi sóng có thể tiêu diệt một số kháng thể có trong sữa mẹ.
- Sữa mẹ bảo quản lạnh có thể giảm đi một số chất chống oxy hóa và kháng thể. Nhưng về cơ bản sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ.
Không nên hâm sữa mẹ trong lò vi sóng
Vệ sinh dụng cụ hút sữa đúng cách đảm bảo sạch sẽ tiêu diệt vi khuẩn
Mẹ cần vệ sinh sạch sẽ dùng cụ thút sữa trước khi sử dụng với một lưu ý như:
- Các mẹ nên cọ rửa bằng chổi cùng miếng rửa chuyên dụng.
- Cũng nên rửa các dụng cụ với nước lạnh.
- Mẹ nhớ lau kỹ phần đáy hay các góc kẽ nhỏ.
- Để cho dụng khô ráo và tiệt trùng bằng dụng cụ chuyên dụng hay nước đun sôi đều được.
Vậy mẹ đã biết sữa mẹ để ngoài được mấy tiếng rồi đúng không. Mẹ cần đặc biệt chú ý đến điều này để tránh làm mất dưỡng chất trong sữa hay vi khuẩn xâm nhập có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!