Số giờ ngủ của trẻ có thể chênh lệch ở mỗi bé. Nếu số giờ ngủ không đạt đủ “chuẩn” thường gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Bé không chỉ hay cáu gắt, khó nuôi mà ăn uống cũng khó khăn hơn. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Bé sơ sinh ngủ ít có phải là hiện tượng bất bình thường?
- Chuẩn lịch ngủ cho bé sơ sinh trong năm đầu đời dành cho mẹ
- Để tránh cho con gắt ngủ, mẹ đừng quên nắm vững dấu hiệu buồn ngủ của bé
Bé sơ sinh ngủ ít có phải là hiện tượng bất bình thường?
Trong năm đầu tiên của cuộc đời, một em bé sơ sinh cần rất nhiều số giờ trong một ngày để có thể lớn lên. Nếu con ăn sữa để tồn tại và phát triển thể chất thì giấc ngủ cũng tương đương như một loại thức ăn quan trọng cho cả sức khỏe lẫn bộ não của bé.
Chính vì thế, khi thấy con ngủ ít, số giờ ngủ không đạt đủ “chuẩn” thường gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Bé không chỉ hay cáu gắt, khó nuôi mà ăn uống cũng khó khăn hơn.
Giấc ngủ cũng tương đương như một loại thức ăn quan trọng cho cả sức khỏe lẫn bộ não của bé. (Nguồn ảnh: Unsplash)
Theo Bác sĩ chuyên khoa I Bùi Thị Hà – Bác sĩ Nhi – Sơ sinh – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long, nếu ở giai đoạn sơ sinh đến 3 tháng tuổi, trẻ bị tình trạng khó ngủ hay ngủ ít thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến não bộ và chiều cao sau này.
Thời gian từ 22 giờ – 24 giờ – 2 giờ là lúc bé cần ngủ sâu giấc vì đây là thời điểm hocmon chiều cao được tiết ra mạnh mẽ nhất. Bé ngủ ngon sâu giấc sẽ phát triển được chiều cao tối ưu. Nếu bỏ lỡ thời điểm này thì bé có thể sẽ thấp còi hơn các trẻ khác. Trẻ lớn hơn nếu mất ngủ sẽ gây ra tình trạng mất tập trung, khả năng học hỏi kém.
Con ngủ không sâu giấc, hay giật mình, khóc lóc mè nheo trước và sau khi ngủ dậy đều là hệ lụy của một chuỗi thói quen không tốt khi mẹ cho bé đi ngủ. Vì vậy, nếu con ngủ ít, mẹ cần cố gắng điều chỉnh lại lịch sinh hoạt để giúp con có được nền nếp ngủ tốt hơn. Như vậy bé cũng nhanh lớn và luôn sẵn sàng cho các hoạt động vui chơi và phát triển thể chất trong lúc thức.
Có thể bạn chưa biết
Chuẩn lịch ngủ cho bé sơ sinh trong năm đầu đời dành cho mẹ
Số giờ ngủ của trẻ sẽ giảm dần theo từng tháng tuổi. Mẹ nên căn cứ vào lịch ngủ này để điều chỉnh nếp sinh hoạt sao cho phù hợp với độ tuổi của bé.
|
Bé |
Tổng thời gian ngủ/ngày |
Giấc ngủ ngày |
Thời gian con có thể thức giữa các giấc ngủ |
Thời gian tối đa cho mỗi giấc ngủ |
Thời gian ngủ đêm (không kể giờ ăn) |
Lưu ý dành cho mẹ |
0 tháng |
16-21 tiếng |
4 giấc |
30-45 phút |
2-3 tiếng |
11 tiếng |
Nếu bé ngủ quá say vào ban ngày (trên 2 tiếng), mẹ nên đánh thức bé dậy để ăn. Giúp bé tỉnh táo trong khoảng thời gian cố định để con nhận biết đươc ngày đêm. Không nên để bé ngủ quá 8 giờ sáng và giấc chiều nên kết thúc trước 5 giờ. |
1 tháng |
15,5-18 tiếng |
4 giấc |
1 tiếng |
2-3 tiếng |
11 tiếng |
2 tháng |
16-18 tiếng |
3-4 giấc |
1,5-2 tiếng |
2 tiếng |
11-12 tiếng |
3 tháng |
16 tiếng |
3-4 giấc |
1,5-2 tiếng |
2 tiếng |
11-12 tiếng |
4 tháng |
16 tiếng |
3 giấc |
2-2,5 tiếng |
2 tiếng |
11-12 tiếng |
Giấc chiều của bé nên kết thúc trước 4 giờ chiều. |
5 tháng |
15-16 tiếng |
2 giấc |
3-3,5 tiếng |
2 tiếng |
11-12 tiếng |
6 tháng |
15 tiếng |
2 giấc |
4 tiếng |
2 tiếng |
11-12 tiếng trở lên |
7 tháng |
15 tiếng |
2 giấc |
4 tiếng |
2 tiếng |
11-12 tiếng trở lên |
8 tháng |
15tiếng |
2 giấc |
4 tiếng |
2 tiếng |
11-12 tiếng trở lên |
9 tháng |
14 tiếng |
2 giấc |
5 tiếng |
2 tiếng |
11-12 tiếng trở lên |
Giấc chiều của con nên kết thúc trước 3 giờ chiều. |
10 tháng |
14 tiếng |
1-2 giấc |
5-5,5 tiếng |
2 tiếng |
11-12 tiếng trở lên |
11-15 tháng |
14 tiếng |
1-2 giấc |
6 tiếng |
2 tiếng |
11-12 tiếng trở lên |
Để tránh cho con gắt ngủ, mẹ đừng quên nắm vững dấu hiệu buồn ngủ của bé
Một trong các vấn đề nhiều mẹ thấy khó nhất là làm sao cho con đi ngủ mà không gắt ngủ. Làm thế nào để biết đã đến giờ đi ngủ của bé để tránh tình trạng con gào khóc, rồi cuối cùng là ngủ được một tí lại tỉnh dậy khóc tiếp.
Đây chính là nguyên nhân quan trọng để mẹ bắt buộc phải tìm hiểu và nắm vững về tín hiệu buồn ngủ của bé sơ sinh trong năm đầu đời, giúp con dễ chìm vào giấc ngủ hơn.
Con gắt ngủ khiến không ít mẹ đau đầu. (Nguồn ảnh: Unsplash)
Có thể bạn chưa biết
Mẹ cần biết rằng con buồn ngủ sẽ phải trải qua 3 giai đoạn:
Tín hiệu buồn ngủ sớm: Mắt lờ đờ, nhìn chằm chằm vô định vào một điểm, quay đầu khỏi nơi có ánh sáng hoặc tiếng động mạnh. Nếu mẹ nhận ra tín hiệu này và cho con đi ngủ luôn thì bé sẽ dễ ngủ hơn rất nhiều hoặc thậm chí ngủ luôn mà không cần vỗ về gì.
Tín hiệu buồn ngủ vừa (nghĩa là đã hơi gắt ngủ rồi): Con sẽ ngáp, cau có, hắt hơi, giật tai, vò tai.
Tín hiệu buồn ngủ muộn (con đã rất mệt và buồn ngủ quá mức): Bé ưỡn lưng, khóc theo kiểu cáu kỉnh, gắt gỏng. Đặt bé vào giường con sẽ ngủ nhưng 20-30 phút sau lại tỉnh dậy và khóc tiếp. Đây chính là giai đoạn bé buồn ngủ nhưng không thể ngủ được.
Dựa trên các dấu hiệu này, mẹ cần cố gắng cho bé đi ngủ ngay khi xuất hiện dấu hiệu buồn ngủ của giai đoạn sớm, khi đó bé sẽ chìm vào giấc nhanh chóng mà mẹ không khổ sở vì con gắt ngủ.
Mẹ cần cho bé ngủ liền mạch và bỏ bữa đêm vào thời điểm cần thiết để con ngủ ngon giấc hơn
Chuẩn bảng số giờ ngủ của trẻ trong năm đầu đời cho mẹ tham khảo
Từ tháng thứ 4-5 trở đi, hầu hết bé sơ sinh đều có thể ngủ xuyên đêm mà không cần thức dậy ti mẹ hoặc bú bình nữa. Nếu mẹ cảm thấy giấc ngủ ngày của con có vấn đề, con ăn ít sữa đi thì mẹ nên xem xét việc cắt giấc ăn đêm và tập trung vào bữa ăn ban ngày để con tăng lượng ăn cũng như không bị thiếu ngủ.
Theo theAsianparent Singapore, Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!