theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Trở thành cha mẹ
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thời kỳ mang thai
    • 3 tháng đầu
    • 3 tháng giữa
    • 3 tháng cuối
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh 3 tháng đầu đời dành cho mẹ tham khảo (Cùng mẹ Nhật luyện con ngủ)

Mất 12 phút để đọc
•••
Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh 3 tháng đầu đời dành cho mẹ tham khảo (Cùng mẹ Nhật luyện con ngủ)Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh 3 tháng đầu đời dành cho mẹ tham khảo (Cùng mẹ Nhật luyện con ngủ)

Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh thường được chia thành 2 giai đoạn: 0-1 tháng, 2-4 tháng. Tuy nhiên, tùy vào tình hình sinh hoạt mà sắp xếp thời gian ngủ cho bé.

Nội dung bài viết

  • Vai trò của giấc ngủ đối với trẻ nhỏ
  • Mục tiêu của bảng giờ ngủ của trẻ sơ sinh
  • Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh 0-1 tháng tuổi
  • 8 điều mẹ cần chú ý khi thực hiện lịch sinh hoạt của bé sơ sinh 3 tháng đầu đời

Vai trò của giấc ngủ đối với trẻ nhỏ

Với con người, giấc ngủ cực kỳ quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của loài người. Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thời gian ngủ của bé và chất lượng của giấc ngủ ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển trí tuệ của trẻ nhỏ. 

Chất lượng trong giấc ngủ của trẻ không chỉ đánh giá về mặt thời gian ngủ đủ giấc hay không mà nó còn được đánh giá dựa trên việc trẻ ngủ có ngon, có sâu giấc hay không. Đây mới là yếu tố chính ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ ở trẻ nhỏ. 

Nếu trẻ ngủ không được ngon giấc, trẻ bị thiếu ngủ khiến cơ thể trẻ dễ tiết ra các chất hóa học gây mất cân bằng như Cortisol, Progesterone…Khi đó, trẻ sẽ có những biểu hiện khó chịu như cáu gắt, trẻ quấy khóc nhiều hơn, trẻ bị mệt mỏi và thiếu đi sự tập trung

Mục tiêu của bảng giờ ngủ của trẻ sơ sinh

  • Giúp các mẹ hình dung cụ thể về sinh hoạt thường ngày của một em bé sơ sinh. Một khi mẹ đã biết con cần gì, có các nhu cầu, hoạt động gì mỗi ngày thì mẹ sẽ ở cạnh con mà không bị căng thẳng cũng như lo lắng về điều gì sẽ diễn ra với con.
  • Giúp mẹ biết được giấc ngủ của trẻ sơ sinh ở ban ngày lẫn ban đêm thay đổi như thế nào theo lứa tuổi của con. Hiểu rõ kiến thức về quá trình phát triển và thay đổi trong giấc ngủ của trẻ sẽ giúp các mẹ không còn bị phân vân, lúng túng mỗi khi con có vấn đề về giác ngủ.

Một điều quan trọng các mẹ cần nhớ là lịch sinh hoạt này không phải để mẹ bắt con phải nhất nhất tuân theo mà nên sử dụng nó như một công cụ để điều chỉnh sao cho thích hợp với thói quen sinh hoạt của gia đình mình.

Nội dung liên quan

Hiểu được thời gian ngủ của trẻ sơ sinh giúp bố mẹ chăm con tốt hơn

Dạy bé sơ sinh tự ngủ - bí quyết tiết kiệm thời gian cho mẹ bỉm

Lưu ý dành cho mẹ

Trước khi thiết lập lịch sinh hoạt cho bé sơ sinh, đặc biệt là thời gian ngủ của con, mẹ nên lưu ý đến các điều sau:

  • Nếu con đã ngủ ngon giấc theo 3 bước hướng dẫn như trong bài Làm thế nào để trẻ sơ sinh ngủ ngon thì mẹ không cần thiết phải thực hiện theo lịch sinh hoạt này. 
  • Cần thực hiện theo lịch sinh hoạt tham khảo ít nhất từ 1 tuần trở lên. Do đó, trong thời gian này, mẹ hãy sắp xếp để không có các hoạt động đặc biệt khiến lịch sinh hoạt của bé sơ sinh bị xáo trộn như đi du lịch, thăm viếng họ hàng, v.v.
  • Áp dụng lịch sinh hoạt này cho con khi bé đang trong trạng thái sức khỏe tốt, không ốm đau bệnh tật.
  • Nên áp dụng lịch sinh hoạt theo đúng tháng tuổi của con.
  • Đừng quên rằng lịch sinh hoạt này chỉ là phương hướng tham khảo để tạo ra một lịch sinh hoạt phù hợp nhất với bé của mẹ.

Dưới đây là thời gian ngủ của trẻ theo tháng tuổi mà mẹ có thể tham khảo

bang-thoi-gian-ngu-cua-tre-so-sinh

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh 0-1 tháng tuổi

Đặc điểm giai đoạn này:

Con chưa thể phân biệt được ngày và đêm. Phần lớn thời gian là thức ngủ xen kẽ. Vì vậy mẹ cần tập cho con thói quen "Ban ngày nhiều ánh sáng, tiếng động lớn. Ban đêm tối và yên ắng" để con điều chỉnh được đồng hồ sinh học ngày đêm.

Đặc điểm giấc ngủ của bé 0-1 tháng là

  • Con ngủ tầm 4 giấc ngày/ngày
  • Thời gian con có thể thức tối đa là từ 30-45 phút
  • Thời gian tối đa cho một giấc ngủ ngày của con là 2 tiếng 30 phút. Không nên ngủ quá thời gian này để khỏi ảnh hưởng tới giấc ngủ đêm của con
  • Mẹ có thể tham khảo bảng giấc ngủ của trẻ sơ sinh dưới đây để  áp dụng và xây dựng một lịch trình sinh hoạt, giấc ngủ phù hợp cho thiên thần nhà mình
Giờ  Hoạt động Lưu ý
7 giờ sáng

 

Thức giấc - Mở rèm cửa cho ánh sáng tràn vào phòng ngủ con.

- Thực hiện nếp sinh hoạt rửa mặt, thay bỉm, ăn sữa, v.v. . Sau đó bế bé ra ngoài phòng khách.

- Sau 1 tuần sinh, nếu kết quả kiểm tra sức khỏe của bé không có vấn đề gì thì mẹ nên bế bé ra ngoài đi dạo từ 5-10 phút

8-10 giờ sáng Ngủ
10-10.30 sáng Ăn sữa - Nếu bé bú sữa mẹ: Cho bé bú theo nhu cầu và mẹ cần uống nước thật nhiều

- Bé bú bình: Con có thể bú từ 80-140ml/lần và cứ 3 tiếng ăn một lần

- Khi bé bú nên nắm chân, nắm tay con, nói chuyện nhỏ nhẹ với con

- Hãy để mọi âm thanh, tiếng động diễn ra như bình thường

10.30-12.30 trưa Ngủ trưa
12.30-1 giờ chiều Ăn sữa - Khi con tròn 1 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé tắm vào ban ngày hoặc khi chiều tối trước giờ ngủ đêm

- Mẹ đừng quên vỗ ợ hơi cho con sau mỗi lần ăn sữa

1.30 - 3.30 chiều Ngủ chiều
3.30 - 4 giờ chiều Ăn sữa
4.30-6.30 chiều Ngủ chiều
6.30-7 giờ tối Ăn sữa - Mẹ cho bé ăn sữa trong phòng để đèn mờ mờ
7 giờ - 10 giờ tối Ngủ đêm - Cho bé ngủ trong phòng tối đèn
10.30 tối Ăn sữa - Khi cho bé ăn sữa bữa đêm, đảm bảo yên lặng và ở trong phòng ánh sáng mờ ảo
11 giờ đêm- 1 giờ sáng Ngủ đêm
1 giờ -1.30 sáng Ăn sữa
1.30-4 giờ sáng Ngủ đêm
4 giờ 30 sáng Ăn sữa
5 giờ - 7 giờ sáng Ngủ đêm

3 điều cần lưu ý về bảng giờ ngủ của trẻ sơ sinh 0-1 tháng tuổi mà mẹ nên biết là:

  • Từ 0-1 tháng tuổi mẹ cần tập trung hồi phục thể chất cũng như tập cho con biết bú mẹ và bú bình đúng cách.
  • Để con được sinh hoạt theo nhu cầu của mình. Nếu con đang ngủ, không nhất thiết phải đánh thức con dậy. Mẹ chỉ cần lưu ý kéo rèm hoặc bật đèn sáng khi con thức giấc vào buổi sáng và tắt đèn tối vào ban đêm. Tuyệt đối không bế bé ra ngồi chơi bật đèn sáng trưng vào ban đêm.
  • Bé bú mẹ cần bú ít nhất 10 lần/ngày vào tháng đầu tiên.

bang-thoi-gian-ngu-cua-tre-so-sinh

Bảng thời gian ngủ của trẻ từ 2-4 tháng tuổi

Đặc điểm bé sơ sinh trong giai đoạn này:

Đây là thời điểm quan trọng để mẹ tập cho bé điều chỉnh đồng hồ sinh học sao cho phù hợp với nếp sinh hoạt thực tế của gia đình. Thời điểm này bé sơ sinh cũng rất dễ nhầm lẫn giữa đêm và ngày, một trong các nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh hay khóc về ban đêm. Do đó, mẹ cần có một lịch sinh hoạt cố định để bé không quấy khóc khi đi ngủ.

Đặc điểm giấc ngủ của bé 2-4 tháng là:

  • Con giảm thời gian ngủ xuống chỉ còn khoảng 3 giấc/ngày
  • Bé có thể thức được từ 1,5-2 tiếng
  • Theo bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh, thời gian tối đa của giấc ngủ ngày là 2 tiếng. Giấc chiều của con nên kết thúc trước 5 giờ chiều
Giờ Hoạt động Lưu ý
7 giờ sáng Thức giấc - Kéo rèm, bật đèn cho phòng sáng

- Thực hiện các hoạt động buổi sáng như rửa mặt, thay bỉm

7.30-8 giờ sáng Ăn sữa - Trò chuyện, vuốt ve bé trong khi cho con ăn

- Sau khi ăn nhớ vỗ ợ hơi cho bé

- Khi giờ con đã biết bú mẹ và bình tốt rồi thì nên giảm dần việc "cho con bú mỗi lần con khóc", tập ăn theo một giờ cố định

- Bé 2-3 tháng ăn từ 140-160ml/lần/3 tiếng một lần

- Bé 3-4 tháng ăn lượng sữa 180-200ml/lần và ăn từ 3-4 tiếng/lần

8 giờ -9 giờ Hoạt động cho bé sơ sinh - Đi dạo ở những nơi không khí trong lành

- Tập các bài thể dục cho bé

- Chơi với con hoặc để bé tự nằm chơi

9 giờ sáng-10.30 sáng Ngủ sáng  
10.30-11 giờ sáng Ăn sữa - Trò chuyện, vuốt ve bé trong khi cho con ăn

- Sau khi ăn nhớ vỗ ợ hơi cho bé

11 giờ-12 giờ trưa Hoạt động cho bé sơ sinh - Tập các bài thể dục cho bé

- Chơi với con hoặc để bé tự nằm chơi

12 giờ -2 giờ 30 chiều Ngủ trưa
2.30-3 giờ chiều Ăn sữa - Trò chuyện, vuốt ve bé trong khi cho con ăn

- Sau khi ăn nhớ vỗ ợ hơi cho bé

3 giờ-4 giờ chiều Hoạt động cho bé sơ sinh - Tập các bài thể dục cho bé

- Chơi với con hoặc để bé tự nằm chơi

 

4 giờ -4 giờ 45 chiều Ngủ chiều - Cho bé ngủ từ 30-45 phút

- Nên đánh thức bé dậy trước 5 giờ chiều

5-5.30 chiều Ăn sữa
5.30-6 giờ chiều Hoạt động cho bé sơ sinh - Tắm cho bé

- Mát xa nhẹ nhàng

- Cho bé yên tĩnh 30 phút trước khi đi vào giấc tối

6 giờ chiều-7 giờ tối Ăn sữa - Cho bé ăn trong phòng ánh sáng vàng mờ

- Để bé ăn thật no theo nhu cầu

- Tránh để bé thiếp đi trong lúc ăn sữa

7 giờ - 10 giờ tối Ngủ đêm Cho bé ngủ trong phòng tối
10 giờ 30 Ăn sữa
11 giờ đêm-2 giờ sáng Ngủ đêm
2.30 sáng Ăn sữa
3 giờ-7 giờ sáng Ngủ đêm

Mẹ có quan tâm đến

Tư thế ngủ tốt nhất cho bé sơ sinh

Có nên cho bé sơ sinh ngủ nằm nghiêng?

8 điều mẹ cần chú ý khi thực hiện lịch sinh hoạt của bé sơ sinh 3 tháng đầu đời

bang-thoi-gian-ngu-cua-tre-so-sinh

  • Từ 2 tháng tuổi trở đi, mẹ có thể hình dung khái quát về lịch ngủ trong một ngày của bé là ngủ sáng, ngủ trưa và ngủ chiều. Biết được điều này, mẹ dần dần xây dựng các thói quen, hoạt động cũng như nếp ngủ của bé trong vòng 1 tháng là mẹ sẽ thấy hiệu quả.
  • Việc điều chỉnh lịch sinh hoạt cho con hãy bắt đầu từ thói quen đánh thức con buổi sáng rồi dần dần chỉnh các hoạt động khác theo giờ dậy này.
  • Một số trẻ thức giấc sớm từ lúc 5 giờ sáng. Nếu mẹ không thấy quá mệt thì có thể bắt đầu lịch sinh hoạt của một ngày mới luôn cho con khi đó (có thể điều chỉnh giờ ngủ buổi sáng kéo dài ra).
  • Trẻ ở độ tuổi 2-4 tháng thường ăn từ 2-3 bữa sữa vào thời gian 7 giờ tối-khi thức giấc buổi sáng. Mẹ cần lưu ý không nên cho ăn quá số bữa này để tránh các vấn đề phát sinh vào ban ngày.
  • Bé khóc vào ban đêm không phải lúc nào cũng có nghĩa là con đói. Bé sơ sinh thường mơ ngủ và khóc 1 tiếng 1 lần. Do đó, nếu bé khóc, hãy đợi từ 2-3 phút rồi mới can thiệp.
  • Dù sữa mẹ ít thì cũng không nên tăng số bữa đêm mà nên tăng bữa sữa vào ban ngày. 
  • 2-4 tháng tuổi, con thường ăn khoảng 800ml sữa trở lên. Vì thế, mẹ đừng quên uống 1 cốc sữa tươi hoặc sữa đậu nành hoặc nước lọc trước khi cho bé bú.
  • Tổng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh sẽ thay đổi theo từng giai đoạn. Do vậy mẹ cần trang bị những kiến thức về lịch sinh hoạt của trẻ để có những điều chỉnh phù hợp đối với trẻ.

Hi vọng thông qua bài viết này mẹ có thêm thông tin về thời gian ngủ của trẻ theo tháng tuổi. Tuy nhiên mẹ nên dựa vào tình hình sinh hoạt của con để tạo ra bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh sao cho phù hợp. Chúc mẹ và bé luôn khỏe!

Xem thêm

  • Lịch sinh hoạt của bé tháng tiếp theo: 5-6 tháng tuổi 
  • Vì sao bé sơ sinh hay khóc về đêm? (Cùng Mẹ Nhật luyện con ngủ)
  • Làm thế nào để trẻ sơ sinh ngủ ngon? Các bước hướng dẫn chi tiết giúp con ít quấy khóc, dễ đi vào giấc

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Bài viết của

Minh Hương

  • Home
  • /
  • Em bé 0 - 1 tuổi
  • /
  • Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh 3 tháng đầu đời dành cho mẹ tham khảo (Cùng mẹ Nhật luyện con ngủ)
Chia sẻ:
•••
  • Lịch sinh hoạt của bé 5-6 tháng tuổi dành cho mẹ tham khảo

    Lịch sinh hoạt của bé 5-6 tháng tuổi dành cho mẹ tham khảo

  • Hiểu được thời gian ngủ của trẻ sơ sinh giúp bố mẹ chăm con tốt hơn

    Hiểu được thời gian ngủ của trẻ sơ sinh giúp bố mẹ chăm con tốt hơn

  • Điểm ngay những dấu hiệu chắc chắn mẹ bầu đang mang thai bé trai

    Điểm ngay những dấu hiệu chắc chắn mẹ bầu đang mang thai bé trai

  • Tập xi tè sớm cho bé có hại cho cơ thể bé theo lời bác sĩ!

    Tập xi tè sớm cho bé có hại cho cơ thể bé theo lời bác sĩ!

app info
get app banner
  • Lịch sinh hoạt của bé 5-6 tháng tuổi dành cho mẹ tham khảo

    Lịch sinh hoạt của bé 5-6 tháng tuổi dành cho mẹ tham khảo

  • Hiểu được thời gian ngủ của trẻ sơ sinh giúp bố mẹ chăm con tốt hơn

    Hiểu được thời gian ngủ của trẻ sơ sinh giúp bố mẹ chăm con tốt hơn

  • Điểm ngay những dấu hiệu chắc chắn mẹ bầu đang mang thai bé trai

    Điểm ngay những dấu hiệu chắc chắn mẹ bầu đang mang thai bé trai

  • Tập xi tè sớm cho bé có hại cho cơ thể bé theo lời bác sĩ!

    Tập xi tè sớm cho bé có hại cho cơ thể bé theo lời bác sĩ!

  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore
  • Thailand
  • Indonesia
  • Philippines
  • Malaysia
  • Sri Lanka
  • India
  • Vietnam
  • Australia
  • Japan
  • Nigeria
  • Kenya
© Copyright theAsianparent 2021. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng
Bài viết
  • cộng đồng
  • COVID-19
  • Trở thành cha mẹ
  • Sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
  • Nuôi dạy con
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Phong cách sống
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
Công cụ
  • ?Cộng đồng
  • Theo dõi thai kỳ
  • Theo dõi bé yêu
  • Công thức
  • Thức ăn
  • Bình chọn
  • VIP Parents
  • Cuộc thi
  • Photobooth

Tải app của chúng tôi

  • Liên hệ quảng cáo
  • Về chúng tôi
  • Đội ngũ chúng tôi
  • Hướng dẫn cộng đồng
  • Liên hệ
  • Điều khoản sử dụng
  • Trở thành cộng tác viên
  • Công cụ
  • Bài viết
  • ?Hỏi & Đáp
  • Bình chọn
Xem trong app