Sinh mổ 1 năm có bầu lại được không? Theo các bác sĩ, mang thai sau sinh mổ 1 năm có thể được, nếu người mẹ đáp ứng được các yêu cầu cần thiết về sức khỏe.
Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:
- Sinh mổ bao lâu thì có bầu lại được?
- Những nguy cơ đối với mẹ có thai sau sinh mổ 6 tháng
- Có thai sau sinh mổ 12 tháng có sao không?
- Nếu có bầu 1 năm sau sinh mổ thì sao?
Sinh mổ bao lâu thì có bầu lại được?
Có thai sau sinh mổ 15 tháng được không? Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa sản, cơ thể người mẹ sau sinh mổ cần ít nhất 2 năm nghỉ ngơi mới sẵn sàng cho lần mang thai tiếp theo. Bởi sau khi sinh mổ, vết mổ ở tử cung phải lành lặn sau thời gian dài, đảm bảo sẽ không bị bục chỉ, vỡ vết thương khi tiếp tục mang thai và sinh con.
Có thể bạn chưa biết:
Bên cạnh đó, cơ thể người mẹ sau kỳ vượt cạn mất rất nhiều sức, mất máu, đau xương chậu, cột sống. Để có thể sẵn sàng mang thai và cho thai nhi khoẻ mạnh, mẹ cần thời gian nghỉ ngơi, phục hồi dần lại. Việc sinh mổ có bầu sớm, mang thai và sinh con liên tiếp trong thời gian ngắn có thể bào mòn sức khoẻ mẹ nhanh chóng và để lại nhiều hậu quả về sau khi đã qua tuổi trung niên.
Sau sinh mổ cần ít nhất 2 năm để cơ thể mẹ phục hồi
Chưa kể đến vừa sinh bé xong, bé sơ sinh còn trong giai đoạn bú sữa mẹ và cần được đảm bảo đủ dinh dưỡng qua sữa mẹ. Nếu mẹ lại có thai tiếp có thể không đảm bảo chăm bé được khoẻ mạnh. Sinh 2 bé cận nhau cũng khó về vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ cũng như đảm bảo việc chăm sóc được đầy đủ, kỹ càng.
Những nguy cơ đối với mẹ có thai sau sinh mổ 6 tháng
Việc mang thai sớm sau khi sinh mổ làm tăng nguy cơ bục vết sẹo mổ cũ. Hiện tượng này có thể xuất hiện trong quá trình chuyển dạ sinh, nhất là khi cơn co mạnh. Ngay cả trong thời gian mang thai, người mẹ cũng có thể thường xuyên bị đau vết mổ. Với những bà mẹ đã từng sinh mổ nhiều lần thì nguy cơ nhau cài răng lược là rất cao. Nếu vị trí bám của nhau bất thường thì nguy cơ chảy máu nặng khi sinh.
Việc vừa chăm trẻ vừa mang thai khiến người mẹ càng thêm mất sức. Nó dẫn tới việc dưỡng thai không tốt, chăm con cũng khó chu toàn.
Với mẹ đang cho con bú thì người mẹ sẽ phải đối diện với nguy cơ mất sữa.
Có bầu sau sinh mổ 6 tháng làm tăng nguy cơ sinh non. Trẻ sinh non rất dễ mắc các bệnh sau này. Trong quá trình mang thai nếu xuất hiện tình trạng nhau cài răng lược, thai non tháng, chậm phát triển, thiếu máu, tỉ lệ tử vong sơ sinh cao.
Tuy vậy, nếu có thai lại sau khi sinh mổ 6 tháng thì mẹ cũng không nên vội bỏ thai. Đặc biệt là khi thai nhi có các dấu hiệu tốt, phát triển bình thường. Nguy cơ sức khỏe khi có thai sớm sau sinh mổ là thật. Thế nhưng bạn vẫn hoàn toàn có thể hạn chế chúng.
Dấu hiệu mang thai sau sinh mổ
- Đau bụng từng cơn và tức bụng: Nếu thấy dấu hiệu này thường xuyên, mẹ nên khám.
- Tăng thân nhiệt: Là dấu hiệu cho thấy cơ thể mẹ đang kích hoạt các hormones thai kỳ để chuẩn bị cho bé tiếp theo chào đời.
- Cơ thể mệt mỏi, tâm trạng thay đổi thất thường và dễ cáu gắt.
- Căng tức ngực, đầu ti thâm: Do hormone Estrogen gây ra
- Buồn nôn, nôn khan, chán hoặc thèm ăn
- Chậm kinh và có máu báo thai: Là dấu hiệu có thai sau sinh mổ gần như chắc chắn.
Sinh mổ 1 năm có bầu lại được không?
Trên thực tế, không ít mẹ mới sinh mổ lại có bầu chỉ sau 1 năm. Đối với vấn đề này, các bác sĩ có lời khuyên như sau.
Mang thai sau sinh mổ 1 năm có thể được, nếu người mẹ đáp ứng được các yêu cầu cần thiết về sức khoẻ. Bao gồm: thai phụ dưới 35 tuổi; vết mổ lần trước đã lành; không có hiện tượng viêm nhiễm; không thỉnh thoảng đau, khó chịu ở vết mổ. Hoặc không mang thai đôi; được bác sĩ thăm khám vào theo dõi kỹ càng.
Cần thời gian để đảm bảo vết mổ không bị bục, rách vỡ
Còn nếu không đáp ứng được các yêu cầu trên thì việc mang thai sau sinh mổ 1 năm cần được cân nhắc. Vì nếu “trót lỡ” để có bầu sớm hơn hạn định 2 năm sau khi lên bàn mổ có thể gặp rất nhiều nguy hiểm cho thai phụ và cả thai nhi.
Một số nguy cơ có thể xảy ra khi có bầu sau khi sinh mổ 1 năm
Bục vết mổ. Tỷ lệ vết mổ cũ bị bục tăng cao gấp 3 lần đối với các mẹ bầu mang bầu lần 2 sau sinh khi dưới 18 tháng. Đặc biệt khi thai lớn lên, bụng căng to và khi chuyển dạ, nguy cơ bục chỉ gần như là chắc chắn. Nếu thai phát triển quá lớn, làm rách vểt mổ cũ gây chảy máu, cách duy nhất là mổ sớm lấy thai.
Tình trạng sinh non phổ biến. Nguy cơ này xảy ra với mẹ bầu sinh mổ 1 năm có thai sớm. Thai non, kém phát triển, khi sinh ra bé cũng có nhiều vấn đề về sức khoẻ, trí não.
Nguy cơ thai bám vào vết sẹo. Đây là nguy cơ mẹ thường mắc phải khi sinh mổ 1 năm có thai ngay. Tương tự như có thai ngoài tử cung, nếu thai nhi làm tổ và bám vào vết sẹo cũ, ở giai đoạn sớm gây ra chảy máu nặng và thường phải bỏ thai. Có trường hợp nguy hiểm hơn khi bánh rau bám sâu vào cơ tử cung tại vết sẹo mổ cũ, gây tình trạng cài răng lược. Thậm chí có nguy cơ phải cắt bỏ tử cung nếu tình hình chuyển xấu.
Có thể bạn chưa biết:
Mẹ cũng nên quan tâm đến việc chăm sóc bé trước khi thời gian quá cận kề
Vậy mẹ nên làm gì?
Tuy đối diện với các nguy cơ trên và được khuyên là nên đợi 2 năm, nhưng nếu các mẹ lỡ có bầu sau khi sinh mổ 1 năm sớm thì cũng có nhiều giải pháp. Nếu thai phát triển khoẻ mạnh và cơ thể mẹ bình thường thì đừng vội phá thai. Chưa kể việc phá thai cũng ảnh hưởng không tốt đến tử cung còn đang phục hồi sau khi mổ.
Điều đầu tiên các mẹ cần làm khi phát hiện lỡ có bầu sớm hơn dự định là đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám. Nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, đừng ngại ngùng hay chờ đợi khi thai lớn lên thì càng khó xử lý nếu có chuyển biến xấu.
Khi gặp bác sĩ, các mẹ có bầu sau khi sinh mổ 1 năm nên nêu rõ tình hình mang thai lần trước, sinh mổ có vấn đề gì không, tình hình lành lặn của vết mổ ra sao. Đồng thời yêu cầu được thăm khám cơ thể mẹ và để bác sĩ đưa ra lời khuyên nên giữ thai nhi hay không.
Quan trọng nhất vẫn là sức khoẻ mẹ và bé
Nếu có thể giữ thì hãy đảm bảo mẹ bầu nên khám thai thường xuyên, có chế độ chăm sóc đặc biệt và theo dõi kỹ càng kết mổ. Đặc biệt giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ là cực kỳ quan trọng, cần quan sát và chú ý bất cứ sự chuyển biến nào ở vùng tử cung và khu vực mổ. Nếu được thì nên chủ động sinh sớm ở tuần thứ 38 để an toàn cho mẹ và thai nhi.
Kết
Để tránh những nỗi lo lắng như sau sinh 1 năm có bầu lại được không, các đôi vợ chồng nên chú ý tránh thai khi vợ mới sinh hay có con nhỏ. Nên tìm hiểu các điều cần tránh để đảm bảo sức khoẻ người phụ nữ, đồng thời luôn xin ý kiến từ bác sĩ chuyên môn.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!