Vết mổ sau sinh bị đau nhói đi kèm với các triệu chứng như sốt cao, vết mổ sưng tấy, chảy máu…các mẹ nên gặp bác sĩ ngay vì đó là dấu hiệu bất thường có thể vết mổ đã bị viêm.
- Vết mổ sau sinh bị đau nhói – Khi nào là hiện tượng bình thường?
- Vết mổ sau sinh bị đau nhói – Khi nào là hiện tượng bất thường?
Vết mổ sau sinh bị đau nhói – Khi nào là hiện tượng bình thường?
Sinh mổ không phải là điều dễ dàng với tất cả các bà mẹ. Sau sinh bạn sẽ phải mất rất nhiều thời gian để vết thương lành lặn và liền sẹo. Trong quá trình này, mẹ vẫn sẽ thấy hiện tượng hơi đau nhức khi vận động người như gập bụng, ho, hắt xì hơi, … Đó là điều hoàn toàn bình thường.
Mẹ có thể quan tâm:
Vết mổ sau sinh bao lâu thì hết đau? Chăm sóc đúng cách để vết mổ nhanh lành
Vết mổ đẻ bị đau bên trong: Nguyên nhân và cách ngăn ngừa tình trạng này
Lý giải cho hiện tượng đau nhói của vết mổ như trên, bác sĩ CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang, Khoa Khám phụ khoa – BV Từ Dũ giải thích như sau:
Để thực hiện phẩu thuật mổ lấy thai, các bác sĩ phải đi qua rất nhiều lớp trên cơ thể của sản phụ, cụ thể là da, mỡ, cân, cơ, phúc mạc, cơ tử cung. Do vậy, cần rất nhiều thời gian để người mẹ có thể có cảm giác gần như bình thường như trước đây.
Thời gian này là bao lâu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: mổ lần này có phải là mổ khó; cơ điạ sản phụ sau mổ có bị dính gây co kéo nên đau khi vận động hoặc sức chịu đựng của mỗi người.
Ngoài ra quá trình tạo sẹo cần 2- 3 tháng mới hoàn chỉnh, sau 3 tháng cảm giác xúc giác mới phục hồi ; trong năm đầu hồi phục 95% phụ nữ sau sinh vẫn còn cảm giác đau.
Như vậy, nếu mẹ cảm thấy đau nhói nhưng không có các dấu hiệu bất thường khác đi kèm thì mẹ không cần quá lo lắng bởi đây là hiện tượng bình thường mà mẹ sinh mổ nào cũng gặp phải.
Mẹ nên làm gì để vết mổ nhanh hết đau:
- Luôn rửa tay sạch sẽ khi chạm vào vết mổ.
- Không tắm quá lâu, không ngâm mình trong bồn tắm bởi sẽ làm ướt vết thương.
- Dùng khăn có chất liệu mềm sạch thấm khô vết mổ sau khi tắm
- Để giảm đau vết mổ sau sinh, mẹ nên giữ vết mổ sau sinh khô thoáng. Có thể sử dụng dung dịch betadin hay povidine 10% để vệ sinh vết mổ.
- Bổ sung đa dạng các thực phẩm giàu canxi và protein để nhanh chóng hôi phục sức khỏe cũng như tạo nguồn sữa dồi dào cho trẻ bú.
- Tái khám theo lích hẹn của bác sĩ
- Để tránh nhiễm trùng vết mổ, ngoài việc vệ sinh vết mổ đúng cách, các mẹ nên lưu ý về thực đơn mỗi ngày phải đầy đủ chất dinh dưỡng để hồi phục sức khỏe sau sinh vừa hổ trợ vết thương mau lành không gây dị ứng, nhiễm trùng vết thương. Để làm được điều đó mẹ nên ăn các thức ăn giàu chất dinh dưỡng đạm, đường, chất sắt, rau củ nấu chín… Tránh những món ăn có tính hàn như cua, rau đay. Ngoài ra, mẹ không nên ăn các loại hải sản có mùi tanh như cá, ốc quá sớm bởi chúng sẽ gây ức chế ngưng tụ máu khiến vết thương lâu lành. Các mẹ cũng nên kiêng ăn rau muống, lòng trắng trứng gà, thịt gà, gạo nếp, gạo dẻo,…làm tăng quá trình tạo mủ viêm, gây ra sẹo lồi mất thẩm mỹ cho vùng bụng.
Vết mổ sau sinh bị đau nhói – Khi nào là hiện tượng bất thường?
Nhiễm trùng sau sinh một là một trong những biến chứng nguy hiểm mà người mẹ có thể gặp phải. Ngay khi thấy các triệu chứng của nhiễm trùng vết mổ sau sinh, mẹ nên đi khám để được tư vấn điều trị kịp thời:
1.Vết mổ nóng ran
Ban đầu vết mổ sau sinh sẽ có cảm giác nóng ran và đỏ ửng, tuy nhiên nếu sau một thời gian dài mà các triệu chứng không được thuyên giảm mà mức độ trở nên nghiêm trọng hơn thì chắc hẳn là bạn đang bị nhiễm trùng vết mổ sau sinh và cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
2. Đau nhức kéo dài
Khi các cơn đau nhói vết mổ sau sinh ngày càng tăng với mức độ nghiêm trọng hơn, đây cũng là một trong dấu hiệu mẹ cần thận trọng vì nó cho thấy mẹ đang gặp vấn đề.
3. Vết mổ có mùi hôi
Vết mổ có mùi hôi cũng là một dấu hiệu của nhiễm trùng. Do đó ngay khi nhận thấy vị trí vết mổ có mùi hôi thì ngay tức khắc đến các cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị.
Mẹ có thể quan tâm:
Tại sao phụ nữ bị đau vết mổ sau sinh 4 năm? Cách xử lý tình huống này
Đau vết mổ khi mang thai lần 3 có nguy hiểm không?
4. Sốt
Vết mổ đau nhức, cơ thể lên cơn sốt thường do nhiễm khuẩn vết mổ lấy thai. Tình trạng này thường đi kèm với biểu hiện vết mổ sưng, có dịch tiết là máu hay mủ, tấy đỏ quanh vết khâu. Lúc này mẹ cần được đi khám để có cách điều trị phù hợp.
5. Vết mổ rỉ máu
Đây là tình trạng vết mổ lấy thai bị sưng, có dịch tiết là máu hay mủ, tấy đỏ quanh vết khâu. Biểu hiện này thường do vết mổ bị hở hoặc nhiễm trùng. Do đó mẹ cần đi khám nhằm và điều trị, nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho mẹ sau sinh.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!