X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Thực hư thông tin mẹ sau sinh ăn cua đồng sẽ khiến con bị dị ứng

Mất 8 phút để đọc
Thực hư thông tin mẹ sau sinh ăn cua đồng sẽ khiến con bị dị ứngThực hư thông tin mẹ sau sinh ăn cua đồng sẽ khiến con bị dị ứng

Cua đồng sống chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm gây ngộ độc thức ăn. Nếu chế biến cua không chín, người ăn sẽ nhiễm trứng sán.

Sau sinh có nên ăn cua đồng? Theo các bác sĩ chuyên khoa, mẹ sau sinh với cơ thể yếu, hệ tiêu hóa chưa ổn định không nên ăn cua đồng bởi nó có tính hàn dễ gây ra các vấn đề về tiêu hóa, có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng sau sinh. Các mẹ cùng tìm hiểu những nội dung sau để biết thêm thông tin nhé:

  • Cua đồng – món ăn và vị thuốc giàu canxi
  • Sau sinh ăn cua đồng được không?
  • Những lưu ý khi ăn cua đồng sau sinh

Cua đồng – món ăn và vị thuốc giàu canxi

Đây là loại thực phẩm rất quen thuộc của người Việt Nam, nhất là ở nông thôn. Cua đồng sinh sống chủ yếu ở ruộng lúa quanh năm. Vào mùa hè – thu, chỉ sau mấy cơn mưa, bạn sẽ dễ dàng thấy cua bò ra trên mặt ruộng. Vì là nguồn thực phẩm dễ kiếm, cua đồng cũng trở thành nguồn chất đạm quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của người dân quê. Một tô canh cua hay riêu cua chan cơm hoặc ăn với bún khiến bất cứ người nào cũng khó lòng cưỡng lại.

Thực hư thông tin mẹ sau sinh ăn cua đồng sẽ khiến con bị dị ứng

Con cua đồng nhỏ mà có võ, có giá trị dinh dưỡng cao (Ảnh: istockphoto)

Giá trị dinh dưỡng của cua đồng rất cao. Thông thường, trong 100g cua đồng có:

  • Hơn 5.000mg canxi
  • Protid và các axit amin cần thiết cho cơ thể: lysine, methionie, valine, leucin, isoleucien, phenylalanine…
  • 74,4g nước, 12,3g protid, 3,3g lipid, 2g glucid, cung cấp 89g kcal cho cơ thể (nếu đã bỏ mai và yếm)

Ngoài giá trị dinh dưỡng, cua đồng còn là một vị thuốc lâu đời. Theo Đông y, cua đồng vị mặn, mùi tanh, tính lạnh, có tác dụng tán huyết, bổ gân cốt, khớp xương.

Bạn đang tìm kiếm:

Mẹ sau sinh ăn bưởi có lợi hay hại? Ăn thế nào để tốt cho mẹ và bé?

Phụ nữ sau sinh có được ăn cua đồng không?

Theo Bác sĩ Hoàng Xuân Long, chuyên viên cao cấp Bộ Y tế, cua đồng chứa nhiều canxi phosphate tốt cho người bị loãng xương hay trẻ nhỏ bị còi xương, tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn loại thực phẩm này. Đối với mẹ sau sinh, cơ thể còn rất yếu, hệ tiêu hóa chưa khỏe lại thì không nên ăn cua đồng ngay do cua đồng có vị mặn, tính hàn, hơi độc, không tốt cho tiêu hóa, có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng sau sinh.

Món ăn này cũng không phù hợp với phụ nữ có thai, thai yếu, có tiền sử sảy thai do theo quan niệm Đông y, cua đồng là vị thuốc chữa chứng đau ngã, sưng, làm tan máu cục nên nếu ăn vào thì có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Ảnh hưởng của cua đồng đến mẹ sau sinh

Không thể phủ nhận giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của cua đồng. Tuy nhiên, không phải ai ăn cua cũng tốt. Nhất là phụ nữ sau sinh cơ thể mẹ sau thời gian “vượt cạn” rất yếu ớt. Hệ tiêu hóa cũng chưa làm việc ổn định nên rất “nhạy cảm” với các loại thực phẩm khó tiêu. Trong khi đó, cua đồng có vị mặn, tính hàn, hơi độc. Bên cạnh đó, cua đồng lại rất dễ gây dị ứng. Vì thế, cua đồng không thích hợp với hệ tiêu hóa mẹ sau sinh.

Sau-sinh-co-nen-an-cua-dong

Mẹ sau sinh không nên ăn cua đồng (Ảnh: istockphoto)

Cua đồng cũng là một loại hải sản. Vì thế khi ăn, ngoài việc ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, cần xem xét đến các vấn đề sẽ xảy ra với trẻ, bởi trẻ sẽ hấp thụ tất cả thức ăn mà mẹ dùng qua nguồn sữa mẹ. Nếu một trong những thành viên trong gia đình dị ứng với hải sản thì có thể trẻ cũng sẽ bị dị ứng với thực phẩm. Đồng nghĩa với việc, dù mẹ không dị ứng với hải sản nhưng bé vẫn có khả năng bị và có thể nguy hiểm hơn bởi sức đề kháng lúc này của trẻ còn yếu.

Không chỉ mẹ sau sinh, những đối tượng sau cũng không nên ăn nhiều cua đồng:

  • Bệnh nhân đau ốm mới bình phục, hệ tiêu hóa còn yếu.
  • Người có biểu hiện tỳ vị hư hàn, sợ lạnh, bụng yếu, dễ bị tiêu chảy. Để làm giảm bớt tính hàn, có thể ăn cua cùng với lá tía tô, gừng.
  • Hàm lượng axit uric trong máu tăng khiến cơ khớp đau thêm. Đối tượng bị gout, viêm khớp cũng không nên ăn cua.
  • Cua chứa nhiều đồng và selen làm giảm tác dụng của thuốc. Nếu mẹ đang sử dụng loại thuốc nào đó thì không nên ăn cua đồng.
  • Trong gạch cua có chứa nhiều cholesterol. Người cao huyết áp, mắc bệnh tim mạch cũng không nên ăn nhiều cua đồng.

Những lưu ý quan trọng khi ăn cua đồng

Thời gian thích hợp để mẹ sau sinh nên ăn cua đồng

Nếu mẹ trót là một “fan cuồng” của cua đồng, mẹ cố gắng chờ khoảng 3 tháng nữa nhé. Lúc đó, hệ tiêu hóa đã hoạt động tốt. Mẹ có thể tha hồ ăn cua đồng mà không sợ ảnh hưởng đến việc hấp thụ dinh dưỡng.

Các món ăn từ cua đồng rất tốt cho não bộ của bé. Trong khoảng 85g thịt cua cung cấp đến 300 – 500mg chất béo cung cấp axit béo omega 3. Lượng dinh dưỡng tuyệt vời này cũng sẽ giúp mẹ bỉm có đủ chất sau sinh.

Bạn đang tìm kiếm:

Sau sinh mổ bao lâu được ăn hải sản để không ảnh hưởng tới vết mổ?

Mẹ sau sinh không nên ăn cua đồng đã nấu chín rồi để lâu

Nhiều mẹ thích nấu một lượng lớn cua rồi để ăn dần qua ngày. Thực ra, việc này tiết kiệm thời gian nhưng cực kỳ nguy hiểm. Cua đã luộc, nấu chín nhưng để lâu dễ bị ôi thiu, nhiễm khuẩn. Vì thế, chế biến cua đến đâu, bạn nên ăn đến đó nhé.

Thực hư thông tin mẹ sau sinh ăn cua đồng sẽ khiến con bị dị ứng

Không nên ăn cua sống (Ảnh: istockphoto)

Không nên ăn món cua sống

Nhiều người thích ăn gỏi cua, những món cua chế biến chưa chín tới hoặc uống cả nước cua sống. Cách ăn này rất nguy hiểm.

Cua đồng sống chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm gây ngộ độc thức ăn. Sán lá phổi là bệnh điển hình. Ấu trùng sán thường tìm đến ốc để ký sinh. Sau đó vỏ ốc tìm các loài cua và tôm nước ngọt ký sinh dưới dạng nang trùng sán. Nếu chế biến cua không chín, người ăn sẽ nhiễm trứng sán.

Mẹ sau sinh tuyệt đối không ăn cua đồng không còn tươi sống

Cua chết sẽ tiết ra nhiều histidine. Chất này gây ngộ độc, đau bụng, nôn mửa cho người ăn. Nếu cua chết càng lâu, lượng histidine càng nhiều, nguy cơ ngộ độc sẽ cao hơn.

Thực phẩm đại kỵ với cua đồng

  • Mật ong đại nhiệt trong khi cua đồng có tính hàn, ăn vào sẽ gây ra các phản ứng kích thích hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy, hoặc thậm chí trúng độc
  • Khoai tây, khoai lang có axit phytic trong khi cua giàu canxi nếu kết hợp với nhau tạo thành muối. Khi ăn vào sẽ khiến cơ thể không hấp thụ được canxi, ứ đọng trong thận gây suy thận, viêm thận
  • Hoa quả giàu vitamin C chứa lượng lớn axit tanic, khi kết hợp với dinh dưỡng trong cua sẽ bị kết tủa và gây hại cho hệ tiêu hóa, gây ngộ độc
  • Cần tây
  • Dưa lê, dưa bở

Bài viết trên đã giúp bạn biết được mẹ sau khi sinh có nên ăn cua đồng được không và những giá trị dinh dưỡng cua đồng mang lại. Chúc mẹ có chế độ ăn khoa học để mẹ và bé khỏe mạnh nhé!

Câu chuyện từ đối tác
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?
Vì sao chồng không tặng quà cho vợ là… rất dở?

Nguồn tham khảo: Sau sinh ăn cua đồng được không? – suckhoecongdongonline.vn

Xem thêm:

  • Cách làm nước gạo rang lợi sữa: 30 phút “gọi sữa về” ướt áo
  • Mẹ trong giai đoạn cho con bú có nên uống nước đá hay không?
  • Mẹ cho con bú ăn mì tôm được không hay sẽ bị mất sữa?

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

Nhi Le

  • Home
  • /
  • Sau sinh
  • /
  • Thực hư thông tin mẹ sau sinh ăn cua đồng sẽ khiến con bị dị ứng
Chia sẻ:
  • Bà bầu ăn cua được không? - Những lưu ý khi bà bầu ăn cua

    Bà bầu ăn cua được không? - Những lưu ý khi bà bầu ăn cua

  • Mẹ sau sinh nên ăn gì để nhiều sữa cho con bú?

    Mẹ sau sinh nên ăn gì để nhiều sữa cho con bú?

app info
get app banner
  • Bà bầu ăn cua được không? - Những lưu ý khi bà bầu ăn cua

    Bà bầu ăn cua được không? - Những lưu ý khi bà bầu ăn cua

  • Mẹ sau sinh nên ăn gì để nhiều sữa cho con bú?

    Mẹ sau sinh nên ăn gì để nhiều sữa cho con bú?

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2023. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

theAsianparent heart icon
Chúng tôi muốn gửi thông báo những thông tin cập nhật và mới nhất gần đây về chuyên mục đời sống dành cho bạn