Sa dây rốn là biến chứng sản khoa nguy hiểm có thể gây suy thai cấp khi mẹ chuyển dạ, do việc cung cấp máu của dây rốn cho thai bị đình trệ. Nếu bà bầu không được cấp cứu kịp thời có thể ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và con.
- Tình trạng sa dây rốn xảy ra khi nào?
- Nguyên nhân dẫn đến dây rốn bị sa là gì?
- Xử lý thế nào khi bà bầu bị sa dây rốn?
- Điều trị sa dây rốn như thế nào?
Tình trạng sa dây rốn xảy ra khi nào?
Như bạn đã biết, dây rốn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các chất dinh dưỡng và oxy cho bé. Bất cứ tác động tiêu cực nào tác động tới dây rốn cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình truyền dẫn oxy, máu và chất dinh dưỡng để nuôi thai nhi.
Sa dây rốn là tình trạng dây rốn sa xuống qua cổ tử cung vào trong ống sinh. Lúc này dây rốn sẽ bị nén chặt trong ống sinh một thời gian dài, dẫn đến lượng máu và oxy truyền đến thai nhi sẽ bị giảm, có thể làm thay đổi nhịp tim của bé.
Tình trạng này thường xuất hiện nhiều ở quá trình chuyển dạ, với tỉ lệ khoảng 1/10 ca, chủ yếu là trong lúc sinh con nhưng ở mức độ nhẹ và ít được chú ý.
Tuy nhiên trong một số trường hợp tình trạng này vẫn có thể xảy ra ở giai đoạn cuối của thai kỳ (thai khoảng 38 tuần) khi bé bắt đầu di chuyển nhiều hơn, điều này khiến dây rốn bị chèn ép giữa thành xương chậu. Vì thế, khi sản phụ gặp phải tình trạng này, cần được cấp cứu kịp thời trong vòng 30 phút thì mới cứu được thai nhi.
Nguyên nhân dẫn đến dây rốn bị sa là gì?
Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là dây rốn bị kéo căng và nén chặt trong quá trình sinh nở. Ngoài ra, sự cử động quá mức của thai nhi trong bụng mẹ và vỡ ối sớm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sa dây rốn.
Trong đó, các mẹ nên lưu ý với tình trạng vỡ ối sớm, tức là màng ối bị vỡ trước khi chuyển dạ. Vì tỉ lệ mẹ bẫu bị sa dây rốn đến 32 – 76% nếu bị vỡ ối trước tuần thứ 32 của thai kỳ.
Bài viết liên quan:
Xử lý thế nào khi bà bầu bị sa dây rốn?
Nếu không may gặp phải tình trạng bị sa dây rốn thì mẹ bầu cũng đừng quá hoang mang lo lắng. Lúc này, mẹ bầu có thể cảm thấy dây rốn trong âm đạo nhưng tuyệt đối không cố gắng đẩy dây rốn trở lại. Hãy gọi xe cấp cứu ngay lập tức và thông báo cho nhân viên y tế về tình trạng đang mắc phải.
Ngoài ra trong khi chờ xe cấp cứu đến, bà bầu cần tránh ăn uống trước khi sinh vì xác suất phải sinh mổ là rất cao. Các bác sĩ cũng khuyên sản phụ nên nằm ở tư thế úp mặt xuống sàn nhà, đầu gối quỳ gập lại, khuỷu tay và bàn tay úp sát sàn nhà và không được rặn, để giảm rủi ro cho việc dây rốn bị chèn ép quá nhiều.
Bài viết liên quan:
Điều trị sa dây rốn như thế nào?
Có rất nhiều phường pháp điều trị sa dây rốn. Trong đó truyền ối là một trong những phương pháp được sử dụng nhiều nhất. Quá trình này được thực hiện bằng cách đưa dung dịch muối ở nhiệt độ phòng vào tử cung trong thời gian chuyển dạ nhằm làm giảm áp lực khiến dây rốn bị nén.
Trong trường hợp bị nhẹ, dây rốn chỉ bị nén ít thì phương pháp điều trị là tăng lượng oxy cung cấp cho người mẹ để làm tăng lượng máu truyền qua rốn. Những nếu tình trạng nặng hơn, mẹ bầu sẽ được điều trị tích cực để theo dõi tình hình thai nhi. Nếu bé rơi vào tình hình nguy hiểm, có dấu hiệu suy thai hoặc nhịp tim bị giảm đột ngột thì bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai để cứu đứa bé.
Nếu gặp tình trạng sa dây rốn nặng buột phải sinh mổ để đảm bảo an toàn cho bé
Trong những tuần cuối cùng của thai kỳ, chắc hẳn bạn sẽ bắt đầu cảm thấy lo lắng nhiều hơn về sức khỏe của bé. Để chắc chắn rằng bé hoàn toàn khỏe mạnh, tốt nhất bạn nên đi khám thai thường xuyên. Nếu gặp phải tình huống này mẹ bầu cũng đừng nên quá lo lắng, hãy bình tĩnh và xử lý tình huống kịp thời để đảm bảo an toàn cả mẹ và con.
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!