Dây rốn thai nhi có hình tròn, trơn, mềm, là một đoạn nối giữa da bụng của thai nhi với bánh nhau thai của mẹ. Dây rốn được nối bởi hai đầu, một đầu sẽ gắn với nhau thai mà nhau thai lại gắn vào thành tử cung. Đầu còn lại của dây rốn sẽ được nối với bào thai bằng một lỗ nhỏ trên bụng, khi phát triển hoàn thiện, lỗ nhỏ đó sẽ là rốn. Dây trung bình dài khoảng 50 cm.
Nhiệm vụ của dây rốn thai nhi?
Dây rốn có chức năng oxy và dinh dưỡng cho thai nhi. Nếu dây rốn hoạt động tốt, cả mẹ và bé sẽ khỏe mạnh cho đến lúc chuyển dạ. Dây rốn còn truyền cả chất kháng sinh khi mẹ sử dụng kháng sinh, kháng sinh sẽ ngấm vào mạnh máu của người mẹ đi vào cơ thể của bé để đào thải các chất có hại trong bào thai ra nhau thai.
Dây rốn được tạo thành từ:
- Tĩnh mạch mang máu giàu oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ đến em bé
- Động mạch trả lại máu và các sản phẩm thải, như carbon dioxide, từ em bé trở lại nhau thai
Những mạch máu này được bao bọc và bảo vệ bởi một chất dính gọi là thạch Wharton, chính nó được bao phủ bởi một lớp màng gọi là màng ối.
Đến cuối thai kỳ, nhau thai truyền kháng thể qua dây rốn từ mẹ đến em bé. Những thứ này cung cấp cho bé khả năng miễn dịch khỏi nhiễm trùng trong khoảng 3 tháng sau khi sinh. Tuy nhiên, nó chỉ truyền các kháng thể người mẹ đã có.
Điều gì xảy ra với dây rốn thai nhi sau khi em bé được sinh ra?
dây rốn thai nhi
Ngay sau khi sinh, nữ hộ sinh sẽ:
- Kẹp dây rốn khoảng 3 đến 4cm (1,5 đến 2in) từ rốn của bé bằng kẹp nhựa
- Đặt một cái kẹp khác ở đầu kia của dây, gần nhau thai
- Sau đó, dây sẽ được cắt giữa hai kẹp, để lại một gốc dài khoảng 2 đến 3cm (1 đến 1,5 in) trên bụng của bé. Điều này sẽ hình thành rốn của bé khi rụng dây rốn và lành lại.
Không có dây thần kinh trong dây, vì vậy cắt nó không gây đau đớn cho mẹ hoặc em bé. Từ 5 đến 15 ngày sau khi em bé của bạn được sinh ra, gốc rốn sẽ khô đi, biến thành màu đen và rụng xuống. Sau khi gốc rốn rụng, thường mất khoảng 7 đến 10 ngày để rốn lành lại hoàn toàn.
Cho đến khi gốc rốn rụng xuống và rốn được chữa lành hoàn toàn, điều quan trọng là phải giữ cho khu vực sạch sẽ và khô ráo, để tránh nhiễm trùng.
Những vấn đề liên quan đến dây rốn thai nhi
Khi dây rốn thai quá ngắn
Thường thì dây rốn sẽ phát triển bằng cách quấn quanh người thai nhi. Vì vậy, dây rốn mà quá ngắn có thể bị căng quá mức hoặc co thắt lại, làm cắt đứt hoặc giảm sự trao đổi chất giữa mẹ và bé.
Trường hợp này khiến cho thai nhi có khả năng nhẹ cân, thiếu máu khi sinh ra do không nhận được chất dinh dưỡng mà dây rốn cung cấp. Thậm chí có thể dẫn tới tử vong trong bụng mẹ hoặc lúc sinh ra vì không nhận được oxy.
Hoặc dây rốn thai nhi quá dài
Nếu thai nhi có dây rốn quá dài có thể mắc bệnh tràng hoa quấn cổ cao hơn bình thường. Đã có khoảng 30% thai nhi bị dây rốn quấn quanh cổ khi chào đời.
Đối với một số thai nhi, dây rốn bị cuốn vào nhau, giống như một sợi chỉ rối cản trở quá trình cung cấp các chất dinh dưỡng và oxy cho bào thai. Lúc này, bạn nên đưa các bà bầu tái khám thai định kì để các bác sĩ chuẩn đoán và quyết định nên mổ hay không nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Dây rốn thai nhi
Tuy nhiên, vào giai đoạn giữa thai kì, có trường hợp thai nhi phát triển chưa quá to, dây rốn có thể được gỡ ra và nổi bồng bềnh trong bụng người mẹ do sự chuyển động của thai nhi. Lúc này người mẹ có thể sinh đẻ bình thường mà không cần phải mổ.
Nếu dây rốn quấn quanh cổ thai nhi quá chặt. Bạn nên siêu âm Doppler đẻ xác định được lượng máu từ mẹ đến thai qua động mạch rốn và có thể tính được số vòng dây rốn.
Nếu số lượng vòng quấn nhiều và lượng máu nhiều lúc này nên tiến hành mổ tránh trường hợp sanh thường, vì nguy cơ dẫn đến tử vong. Các mẹ bầu nên thường xuyên khám sức khỏe thai nhi định kì, quan sát thai nhi hàng ngày để phát hiện sớm.
Sa dây rốn
Tình trạng sa dây rốn thường xảy ra lúc thai nhi được 39 tuần, Là tình trạng dây rốn bị sa trước ngôi thai. Nếu xuất hiện hiện tượng này, có thể gây suy hô hấp, tử vong, trường hợp sống bé dễ mắc tổn thương não do thiếu oxy khi mẹ chuyển dạ. Thậm chí gây suy thai cấp vì cuống rốn bị chèn ép giữa ngôi và thành chậu hông hoặc bị sa ra ngoài âm đạo khiến quá trình cung cấp máu của dây rốn cho thai bị trì hoãn do sự co thắt của các mạch máu dây rốn.
Hiện nay vẫn chưa có biện pháp nào để xử lí tình trạng trên, chỉ có cách thai nhi phải được mổ lấy ra ngay sau 30 phút nhưng không phải trường hợp nào cũng kịp thời lấy ra. Vì vậy cách tốt nhất là nên khám thai định kì vừa đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, vừa tránh được các trường hợp xấu xảy ra.
Tình trạng xoắn dây rốn thai nhi
Với hiện tượng này có thể xảy ra bất kì lúc nào kể cả dây rốn ngắn, dây rốn dài hay dây rốn bình thường. Hậu quả vô cùng nghiêm trọng và khó lường trước vì xoắn dây rốn thường xảy ra khi số lượng vòng xoắn vượt khỏi giới hạn chịu lực của dây rốn.
Dây rốn thai nhi
Khi đó, lực chèn ép dây rốn sẽ làm cho thai nhi bị thiếu oxy và dưỡng chất. Số lượng vòng xoắn có thể dẫn đến những biến chứng có thể cướp đoạt mạng sống của thai nhi kể cả lúc chiều dài dây rốn bình thường.
Bên cạnh dó, dây rốn cũng có vai trò riêng, vốn là nguồn tế bào gốc giá trị có thể sử dụng để điều trị khi gặp sự cố, đã có nhiều trường hợp gửi dây rốn của thai nhi vào bệnh viện để dùng những lúc cấp bách.
Ở Mỹ, đã có khoảng 6% sản phụ sinh gặp phải hiện tượng xoắn dây rốn và tỷ lệ thai nhi tử vong trong các ca này là 20%. Vì vậy, nên tiến hành kiểm tra kĩ lưỡng cho các bà bầu đặc biệt là các bà bầu có tiểu sử về vấn đề liên quan đến dây rốn thai nhi.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!