Cách chữa dây rốn quấn cổ 1 vòng theo dân gian là mẹ bầu bò quanh giường ngược chiều kim đồng hồ, số vòng mà mẹ bầu phải bò tương ứng với số vòng mà dây rốn quấn cổ bé. Hãy cùng đọc và tìm hiểu:
- Dấu hiệu nhận biết dây rốn quấn cổ
- Vì sao có hiện tượng này?
- Biến chứng nguy hiểm khi bị dây rốn quấn cổ
- Làm gì khi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng?
Bài viết có phần đóng góp ý kiến chuyên môn từ bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh.
Câu hỏi: Dây rốn quấn cổ 1 vòng có sinh thường được không? Có cách nào gỡ vòng dây rốn quấn cổ hay không? Mẹ bầu nên làm gì để đề phòng tình trạng này?
Trả lời:
Theo bác sĩ Vũ Nhật Nam, Khoa Nội tổng hợp – Tim mạch – Lão học, Bệnh viện Quận Bình Thạnh:
Dây rốn quấn cổ khá thường gặp trong thai kì. Trường hợp dây rốn quấn cổ lỏng, không ảnh hưởng đến tuần hoàn thai nhi thì mẹ có thể sinh thường được. Trong quá trình chuyển dạ, nếu có sự chèn ép dây rốn hoặc giảm lượng máu đến thai khi cổ tử cung chưa mở trọn, cuộc sinh còn kéo dài thì sẽ được mổ lấy thai ngay.
Khi thai nhi có tình trạng dây rốn quấn cổ, mẹ không nên quá lo lắng mà cần bình tĩnh cùng bác sĩ theo dõi thai kì, vì thực tế có nhiều trường hợp dây rốn tự tháo được ở tuần 18-25. Trường hợp bé bị quấn cổ khi đã lớn sẽ không có phương pháp nào để tháo gỡ được thì việc mẹ cần làm đó là khám thai theo đúng lịch của bác sĩ và thường xuyên theo dõi thai máy. Khi thấy bé đạp quá ít hoặc quá nhiều thì cần đến bệnh viện kiểm tra ngay. Tùy vào tình hình của sản phụ mà bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp.
Để tránh tình trạng trên, mẹ cần ăn uống đủ dinh dưỡng, tránh vận động mạnh, có chế độ tập thể dục và nghỉ ngơi điều độ, quá trình chăm sóc trước sinh thích hợp để tránh kích thích thai nhi.
Dấu hiệu nhận biết dây rốn quấn cổ một hay nhiều vòng
Dây rốn là một ống dẫn hai đầu có nhệm vụ đưa dưỡng chất và oxy từ máu mẹ sang thai nhi, chính nó cũng sẽ mang những sản phẩm chuyển hóa từ máu thai nhi sang máu mẹ để đào thải ra ngoài.
Chiều dài trung bình của dây rốn khoảng 50-60cm. Dây rốn càng dài sẽ dễ bị quấn quanh cổ, tay, chân của thai hoặc bị thắt nút. Nhưng cũng trường hợp dây rốn ngắn (ví dụ toàn bộ chiều dài dây rốn dưới 35cm thì gọi là dây rốn ngắn tuyệt đối).
Tỷ lệ thai bị dây rốn quấn cổ xảy ra khá phổ biến, chiếm tỷ lệ khoảng 12% ở thai từ 24-26 tuần, 37% ở thai đủ tháng. Đa số các trường hợp thường được phát hiện nhờ siêu âm. Siêu âm cho phép bác sĩ biết được dây rốn quấn bao nhiêu vòng, và tình hình sẽ nguy hiểm đến mức nào. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không vì thế mà lơ là nhé!
Mẹ bầu nên thường xuyên theo dõi những cú “tung chưởng” mỗi ngày của con. Nếu bé đạp ít hoặc dữ dội hơn bình thường, bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức.
Dây rốn quấn cổ thai nhi có nguy hiểm không (Ảnh: istockphoto)
Với những trường hợp dây rốn quấn 1, 2 vòng và không quá chặt, thai nhi vẫn có thể nhận đủ dưỡng chất và phát triển bình thường. Ngược lại, những trường hợp dây rốn quấn cổ quá nhiều vòng hoặc dây rốn quá ngắn khiến bé không nhận đủ dưỡng chất cần thiết rất nguy hiểm. Bé cưng không nhận đủ chất dinh dưỡng có thể bị nhẹ cân, thiếu máu sau sinh. Nguy hiểm hơn, bé có thể bị suy thai và tử vong trong bụng mẹ.
Bạn có thể chưa biết:
Dây rốn bám màng: Biến chứng mang thai nguy hiểm không nên xem nhẹ!
Dây rốn quấn cổ 1 vòng, mẹ có thể sinh thường được không?
Vì sao lại có hiện tượng thai nhi bị dây rốn quấn cổ?
- Sự di chuyển của thai nhi trong bụng mẹ trong thời gian đầu mang thai. Lúc này dây rốn còn dài nên dễ bị rối và quấn vào thân hay cổ bé. Có trường hợp dây rốn thắt nút cực kỳ nguy hiểm
- Thai phụ vận động, lao động quá sức nên thai nhi có xu hướng quay đầu xuống nhiều hơn, dây rốn rất dễ cuộn quanh người và quấn vào cổ bé.
- Mẹ bầu bị dư ối, đa ối cũng làm tăng khả năng thai bị dây rốn quấn cổ, nhất là trong những tháng cuối thai kỳ
- Độ dài dây rốn hơn mức trung bình thì thai nhi cũng có nguy cơ bị quấn cổ cao hơn.
Biến chứng của tình trạng dây rốn quấn cổ 1 vòng
Con bị dây rốn quấn cổ 1 vòng có sao không? Bị dây rốn quấn cổ 1 vòng có sao không? Đây là những câu hỏi mẹ bầu hay thắc mắc. Thông thường, tình trạng dây rốn quấn cổ có thể khiến bé và mẹ bầu gặp phải các sự cố sau:
Thai nhi có bất thường về nhịp tim
Biến chứng mà thai nhi gặp phải khi bị dây rốn quấn cổ 1 vòng phổ biến nhất là có sự bất thường về nhịp tim trong quá trình mẹ bầu chuyển dạ. Nguyên nhân là các cơn co thắt chuyển dạ có thể khiến dây rốn bị xiết lại. Điều này làm giảm lưu lượng máu được bơm đến cơ thể thai nhi nên có thể làm cho nhịp tim của bé giảm.
Do đó trong quá trình đỡ sinh, nếu nhận thấy nhịp tim của bé tiếp tục giảm và có dấu hiệu suy thai, các bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn. Nếu được theo dõi kỹ càng, thai nhi bị dây rốn quấn cổ thường được sinh ra mà không gặp phải bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào.
Nên kiểm tra nhịp tim thai nhi thường xuyên (Ảnh: istockphoto)
Bạn có thể chưa biết:
Dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 27 có nguy hiểm không?
Thai tuần 33 bị dây rốn quấn cổ 1 vòng, mẹ bầu nên làm gì?
Nguy cơ thai chết lưu nếu dây rốn quấn cổ
Năm 2015, theo báo cáo của Hội Sản phụ khoa Quốc tế nguy cơ thai chết lưu do dây rốn quấn cổ là cực thấp, thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai. Theo các nghiên cứu đáng tin cậy thì tính đến hiện nay chỉ có một trường hợp thai nhi 16 tuần chết lưu do dây rốn quấn cổ.
Giảm sự phát triển của thai nhi
Trong một số ít trường hợp, tình trạng dây rốn quấn cổ quá chặt xảy ra sớm trong thai kỳ có thể khiến lưu lượng máu từ mẹ qua thai bị giảm, giảm kali máu và thiếu máu… Việc này sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, làm thai nhi giảm chuyển động.
Nguy cơ mổ lấy thai
Các bác sĩ cho biết nếu số vòng rốn quấn nhiều có thể làm đầu thai nhi ngửa ra, điều này gây cản trở đến việc sinh qua ngả âm đạo, buột các bác sĩ phải chỉ định mổ lấy thai ngay lập tức. Tuy nhiên đa số các trường hợp dây rốn quấn cổ thai nhi vẫn có thể sanh qua ngã âm đạo và bé vẫn khoẻ. Tuy nhiên mẹ bầu phải theo dõi cử động thai và tim thai bằng máy để kiểm tra sức khoẻ thai nhi thường xuyên.
Cách chữa dây rốn quấn cổ 1 vòng theo kinh nghiệm dân gian
Trong mẹo vặt dân gian, cách gỡ dây rốn quấn cổ 1 vòng là mẹ bầu bò quanh giường theo chiều ngược với chiều quay của kim đồng hồ. Số vòng mà mẹ bầu phải bò tương ứng với số vòng mà dây rốn quấn cổ bé. Không biết mẹo chữa dây rốn quấn cổ dân gian có thực sự đem lại hiệu nghiệm hay không nhưng nhiều mẹ bầu đã làm theo cách này khi gặp tình trạng trên.
Một vài cách giúp chữa dây rốn quấn cổ thai nhi (Ảnh: istockphoto)
Nếu muốn áp dụng mẹo chữa dây rốn quấn cổ này, bạn cần lưu ý vài điều sau:
- Không bò ngay khi vừa ăn xong hoặc khi đang mệt
- Không bò quá nhanh vì sẽ khiến bạn bị chóng mặt gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ bầu lẫn thai nhi
- Cần lưu ý là nếu sau khi bạn bò mà nhận thấy thai nhi có cử động bất thường, mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay. Nguyên do là việc thai giảm cử động có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.
Như vậy, dây rốn quấn cổ 1 vòng phải làm sao? Cách chữa dây rốn quấn cổ 1 vòng đơn giản theo dân gian chỉ là mẹ bò quanh giường. Tuy không hiệu quả 100% nhưng ngại gì không thử vì khoa học hiện đại cũng chưa tìm ra phương pháp nào hữu dụng hơn.
Nguồn tham khảo: Những bệnh lý về rốn ở trẻ sơ sinh – Vinmec
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!