Theo một số nghiên cứu, những mẹ bầu có nguy cơ cao mắc phải tình trạng này khi có một trong các yếu tố sau:
- Mẹ bầu mắc các tình trạng nhau tiền đạo, mạch máu tiền đạo
- Bà bầu mang song thai có chung màng đệm
- Một số nghiên cứu gần đây cho thấy các trường hợp thụ tinh thai trong ống nghiệm cũng rất dễ gặp biến chứng này
- Việc thai phụ mang thai khi đã lớn tuổi có thể làm tăng nguy cơ dây rốn bám màng
Dây rốn bám màng có nguy hiểm không?
Mặc dù hiện tượng này rất hiếm gặp, tuy nhiên nếu mắc phải sẽ gây ra nhiều rủi ro. Đầu tiên là nếu thai nhi còn trong bụng mẹ sẽ gây cản trở việc hấp thụ thức ăn và nuôi dưỡng thai nhi. Hay nói cách khác trẻ chỉ có thể hấp thu khoảng 30% các dưỡng chất cần thiết, điều này sẽ gây ra tình trạng suy dinh dưỡng bào thai, sinh non, thai lưu rất nguy hiểm.
May mắn thay, mức độ ảnh hưởng của nguy cơ biến chứng thai kỳ này chỉ có thể làm tổn thương thai nhi ở mức rất thấp dù tình trạng dây rốn bất thường này làm tăng nguy cơ sinh non, chỉ số Apgar thấp và trẻ sơ sinh khi ra đời cần phải nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt.
Dây rốn bám màng gây nguy hiểm cho mẹ bầu chuyển dạ sắp sinh
Đối với bà bầu đang trong giai đoạn chuyển dạ sẽ càng đặc biệt nguy hiểm hơn. Bởi những cơn gò tử cung trước khi sinh có thể làm rách màng ối, đứt dây nhau và cắt đứt nguồn máu nuôi thai hoặc có nguy cơ sinh non rất cao. Đây là nguyên nhân chính khiến thai nhi bị ngạt và mất tim thai đột ngột trước khi đứa trẻ được sinh ra và buột phải mổ lấy thai.
Bên cạnh đó, các biến chứng như bong rau, nhau tiền đạo, tiền sản giật,… rất dễ xảy ra bởi sự bất thường của vị trí bám. Một triệu chứng khác có thể gặp là bánh nhau 2 thùy với thùy phụ nằm ở phần thấp tử cung, nhau bám thấp. Đây là dấu hiệu cảnh báo mạch máu tiền tạo đã gây áp lực nặng nề lên thai nhi, làm tăng nguy cơ tử vong cho thai nhi.
Bài viết liên quan:
Nên làm gì khi gặp tình trạng dây rốn bám màng?
Khi mẹ bầu đi siêu âm thai và được chẩn đoán tình trạng dây rốn bám màng, trước tiên mẹ hãy giữ bình tĩnh và nên siêu âm thường xuyên để theo dõi tình trạng của em bé và nhau thai.
Nếu kiểm tra siêu âm cho thấy bạn bị dây rốn bám màng, mẹ bầu cần được siêu âm thường xuyên hơn nhằm theo dõi tình trạng của em bé và nhau thai để đảm bảo an toàn. Cụ thể là siêu âm khảo sát giải phẫu thai thật chi tiết, xem có nhau tiền đạo không, đánh giá tăng trưởng của thai. Các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm khảo sát giải phẫu thai thật chi tiết, để xem có nhau tiền đạo không, từ đó sẽ đánh giá được sự tăng trưởng của thai.
Khám thai định kỳ để phát hiện sớm các bất thường
Bắt đầu từ tuần 36 trở đi mẹ bầu cần được đo tim thai liên tục và siêu âm, đặc biệt là trong lúc sinh để phát hiện dấu hiệu chèn ép dây rốn và vỡ mạch máu tiền đạo. Trong trường hợp các chỉ số đều ổn, các bác sĩ sẽ khuyên mẹ nên để quá trình chuyển dạ diễn ra tự nhiên đến 40 tuần và chủ động sinh thường.
Kết luận
Do các nghiên cứu vẫn chưa tìm ra cơ chế sinh bệnh, nên vẫn chưa có biện pháp để ngăn ngừa tình trạng dây rốn bám màng. Tốt nhất các mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ và siêu âm thai thường xuyên để có thể theo dõi quá trình phát triển của thai nhi và phát hiện bệnh càng sớm càng tốt, từ đó bác sĩ sẽ có biện pháp theo dõi kịp thời.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!