Cách xử lý thai lưu đối với thai dưới 7 tuần có thể tự tiêu biến mà không cần có sự tác động. Trường hợp thai trên 8 tuần, thai phụ cần đến các cơ sở y tế, bệnh viện để bác sĩ xử lý đưa thai ra ngoài.
- Dấu hiệu nhận biết thai lưu là gì?
- Thủ thuật xử lý thai lưu trong y học mẹ cần biết
- Thai lưu bao lâu thì phải lấy ra để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ?
- Biện pháp phòng tránh thai lưu
- Nếu đã từng bị thai lưu, bạn có thể sinh con khỏe mạnh ở lần mang thai kế tiếp không?
Dấu hiệu nhận biết thai lưu là gì?
Mẹ bầu có thể hết ốm nghén, không thấy chuyển động của thai nhi, vỡ ối, vùng nhạy cảm ra máu đen, không nghe được tim thai hay tử cung không phát triển nữa. Đó chính là những dấu hiệu điển hình giúp mẹ có thể nhận biết thai lưu.
Nếu thai lưu trước 12 tuần sẽ có khả năng tự tiêu biến và nhiều mẹ không hề biết mình đã mang thai. Trường hợp, thai lưu từ 3-6 tháng thì mẹ gặp hiện tượng sảy thai. Hoặc nếu thai lưu trên 6 tháng thì mẹ sẽ phải sinh non. Trong đó, thời gian từ lúc thai lưu đến khi sảy thai hay sinh non ở mỗi mẹ là khác nhau.
Mẹ có thể quan tâm:
Thai lưu có đau bụng không? Thai lưu có biểu hiện như thế nào?
Thai lưu ra máu màu gì? Những dấu hiệu điển hình nhận biết thai chết lưu
Sảy thai hay sinh non của thai chết lưu sẽ diễn ra như những ca bình thường. Tuy nhiên, thời gian sảy hay chuyển dạ thường kéo dài hơn và có thể máu ra nhiều.
Một trong những dấu hiệu thai chết lưu là mẹ không nghe được nhịp tim của thai nhi
Thủ thuật xử lý thai lưu trong y học mẹ cần biết
Quy trình xử lý thai lưu? Những thai nhi chết lưu dưới 7 tuần thì không cần có sự tác động. Bởi nó có thể tự tiêu biến. Còn trường hợp thai lưu trên 7 tuần thì cần sử dụng thuốc hay hút thai. Nếu thai lưu trên 8 tuần thì cần đến các cơ sở y tế, bệnh viện để bác sĩ xử lý đưa thai ra ngoài. Các biện pháp xử lý thai chết lưu gồm có:
1. Gây khởi phát chuyển dạ
Cách xử lý khi thai chết lưu? Phần lớn các mẹ khi biết thai lưu đều muốn được chuyển dạ và sinh sớm. Nếu người mẹ chưa thực hiện được chuyển dạ sau 2 tuần thai lưu thì bác sĩ sẽ có biện pháp can thiệp can thiệp. Họ có thể dùng thuốc hay thủ thuật bấm ối để gây khởi phát chuyển dạ.
Bác sĩ thực hiện gây khởi phát chuyển dạ để thai lưu được đẩy ra bên ngoài
2. Nong cổ tử cung và hút thai
Thai lưu và cách xử lý? Khi mẹ cho bác sĩ thực hiện phương pháp nong cổ tử cung và sử dụng dụng cụ chuyên dụng để lấy thai ra bên ngoài là khó có thể biết được nguyên nhân thai lưu. Một số chị em sau khi hút thai còn phải theo dõi tình trạng chảy máu sau nạo và có bị sót nhau không. Từ đó, bác sĩ sẽ có những chỉ định cho dùng kháng sinh hay không để tránh hiện tượng viêm nhiễm.
3. Mổ lấy thai
Nhiều mẹ thai chết lưu có nguy cơ gây tổn thương đến tử cung khi đẻ thường. Vì vậy, bác sĩ cần phải thực hiện mổ lấy thai.
Thai lưu bao lâu thì phải lấy ra để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ?
Nhiều mẹ thắc mắc, thai lưu bao lâu thì phải lấy ra và đây là câu trả lời. Theo các bác sĩ, sau khi phát hiện thai lưu thì mẹ cần được kiểm tra và có biện pháp lấy ra càng sớm càng tốt. Bởi nếu thai lưu để lâu trong dạ con (từ 3-4 tuần trở lên) có thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho người mẹ như nhiễm trùng nặng, thai bị vôi hoá, hoại tử, rối loạn đông máu và dẫn đến băng huyết.
Thai chết lưu cần được lấy ra càng sớm càng tốt
Mẹ chú ý, nhiều trường hợp thai chết lưu bị vỡ ối sớm mà chưa có dấu hiệu sảy thai hay chuyển dạ rất nguy hiểm. Lúc này, màng ối rách nên vi khuẩn có thể xâm nhập vào bên trong và gây nhiễm khuẩn. Những trường hợp này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ.
Mẹ có thể quan tâm:
5 biểu hiện thai lưu 6 tuần, chị em nên làm gì khi bị thai lưu ở giai đoạn này?
Đau bụng dưới sau khi hút thai lưu có phải dấu hiệu sót thai?
Thai chết lưu không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ mà còn làm tổn thương tinh thần, ảnh hưởng đến tâm lý của người mẹ. Do đó, các mẹ cần phải thực hiện khám sức khoẻ, tiêm phòng trước khi mang thai và theo dõi thai trong thời gian mang thai để hạn chế tối đa nguy cơ thai lưu.
Biện pháp phòng tránh thai lưu
Để phòng tránh, làm giảm thiểu nguy cơ xảy ra tình trạng lưu thai xảy ra, chị em phụ nữ đang hoặc chuẩn bị mang thai nên thực hiện các biện pháp sau:
– Tuyệt đối không hút thuốc hoặc không đến những nơi có khói thuốc tránh việc hút thuốc lá thụ động;
– Tránh uống rượu, bia và sử dụng chất kích thích làm tăng nguy cơ sảy thai và thai chết lưu;
– Đi khám thai định kỳ đầy đủ để theo dõi sức khỏe của mẹ và bé. Thai phụ cần theo dõi cử động thai thường xuyên và trao đổi ngay với bác sĩ nếu cảm thấy có những dấu hiệu bất thường. Đặc biệt là các biểu hiện đau bụng và xuất huyết;
– Khám sức khỏe, tiêm ngừa đầy đủ trước khi mang thai. Việc tiêm ngừa có thể tránh nguy cơ mẹ mắc các bệnh có thể gây nguy hiểm cho thai nhi khi mang thai;
– Cẩn trọng trong việc lên thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày, tránh ăn các thực phẩm không tốt cho thai kỳ;
Nếu đã từng bị thai lưu, bạn có thể sinh con khỏe mạnh ở lần mang thai kế tiếp không?
Các mẹ hoàn toàn có thể mang thai bình thường nhé! Theo các khảo sát, thai thai chết lưu liên tiếp chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ khoảng 1/100. Nếu thai lưu và mẹ đang suy nghĩ đến việc có thai trở lại thì cần đảm bảo đã phục hồi sức khoẻ và tinh thần. Mẹ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
Vậy là mẹ đã biết được câu trả lời, thai lưu bao lâu thì phải lấy ra rồi đúng không nào. Mẹ chớ có chủ quan mà cần đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường để được sự can thiệp kịp thời. Mẹ càng để lâu càng gây nguy hiểm cho sức khoẻ của mình.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!