Nhau thai bám mặt sau là con trai đúng hay sai? Theo các bác sĩ chuyên khoa, vị trí bánh nhau không nói lên giới tính thai nhi mà nói lên những nguy cơ mà mẹ bầu và thai nhi có thể đối mặt.
- Thực hư thông tin nhau thai bám mặt sau là con trai?
- Vị trí nhau thai ảnh hưởng thế nào tới thai kỳ?
- Làm gì để tránh những biến chứng nguy hiểm liên quan đến nhau thai?
Bánh nhau thai đảm nhận nhiệm vụ cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi, chức năng vận chuyển dưỡng chất từ mẹ sang thai nhi và các chất đào thải từ thai nhi sang mẹ. Nhau thai giúp quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng từ mẹ sang thai nhi được diễn ra nhanh chóng hơn. Ngoài ra, bánh nhau còn bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ bị tác động của nhiều yếu tố từ trong cơ thể mẹ và từ ngoài môi trường vào. Theo quan niệm dân gian, nhau thai bám mặt trước mẹ sẽ sinh con trai, mặt sau là con gái. Nhưng theo góc nhìn khoa học cho thấy, mẹ bầu có nhau bám ở mặt trước, hay sau thì tỷ lệ sinh bé gái và bé trai đều tương đương. Sau đây là một số thông tin cần thiết:
Thực hư thông tin nhau thai bám mặt sau là con trai?
Nhau thai bám mặt sau là gái hay trai? Nhau thai là một cơ quan phát triển ở tuần thứ 3 của thai kỳ. Ngay từ tuần thứ 10, nhau thai có thể được nhìn thấy khi siêu âm. Nhau thai được kết nối với em bé bằng dây rốn. Cơ quan quan trọng này sẽ chuyển oxy và các chất dinh dưỡng thiết yếu như canxi và protein. Đồng thời, dây rốn cũng loại bỏ chất thải khỏi máu của em bé.
Bánh nhau thai hình tròn, đường kính khoảng 15cm. Trọng lượng nhau nặng bằng 1/6 trọng lượng thai nhi (khoảng 400-500 gram), dày 2,5-3cm, mỏng hơn ở ngoại vi. Mỗi bánh nhau gồm 15-20 múi, giữa các múi nhau là các rãnh nhỏ. Sau khi sinh em bé, nhau thai sẽ thoát ra khỏi tử cung của bạn.
Nhau thai có thể tự gắn vào bất kỳ vị trí nào trong tử cung, đó là:
- Sau lòng tử cung (nhau bám mặt sau tử cung)
- Trước lòng tử cung (nhau bám mặt trước tử cung)
- Về phía bên lòng tử cung (nhau bám mặt bên tử cung)
- Nhau tiền đạo (nhau bám vào đoạn dưới tử cung và cổ tử cung, một phần hay toàn bộ)
- Nhau bám đáy tử cung
Mặc dù quan niệm dân gian cho rằng, nhau thai bám mặt sau là con trai, mặt trước là con gái. Tuy nhiên, vị trí nhau thai thật sự không thể cho biết giới tính chính xác của em bé trong bụng bạn. Nhưng vị trí này lại cho biết các nguy cơ mà bạn và em bé của bạn phải đối mặt trong thai kỳ.
Bạn có thể chưa biết:
Nhau bám thấp mặt sau: Dấu hiệu nhận biết và các lưu ý khi chăm sóc mẹ bầu bị tình trạng này
Vị trí nhau thai ảnh hưởng thế nào tới thai kỳ?
Bánh nhau thai có di chuyển không? Trong thai kỳ, vị trí nhau thai của bạn có thể thay đổi theo thời gian cũng như tình trạng sức khỏe mẹ bầu. Mỗi vị trí bám của nhau sẽ ảnh hưởng khác nhau đến mẹ và thai nhi.
Vị trí an toàn nhất của nhau thai là bám mặt trước hoặc mặt sau của tử cung. Nhau thai bám mặt trước tử cung có thể khiến phụ nữ khó cảm nhận chuyển động của thai nhi. Bác sĩ sản khoa cũng gặp khó khăn hơn trong việc phát hiện nhịp tim thai nhi hơn. Nhưng về cơ bản, hai vị trí bám này tương đối thuận lợi cho mẹ sinh thường.
Nhau thai bám thấp có nguy hiểm không? Nhau tiền đạo bám ở đoạn dưới tử cung và cổ tử cung sẽ cản trở đường ra của thai trong quá trình chuyển dạ. Tỷ lệ mổ thai cũng tăng lên. Các biến chứng khác của nhau tiền đạo gồm: chảy máu tử cung, sinh non, thiếu máu, có thể gây tử vong cho mẹ và con.
Nhau tiền đạo gặp với tỷ lệ khoảng 1/300 thai kỳ. Tỷ lệ mắc nhau tiền đạo đang có xu hướng tăng trong vòng 30 năm trở lại đây. Nếu bám bám vào phần dưới tử cung, che lấp đường ra của bé, mẹ bắt buộc phải sinh mổ.
Khi mẹ có bánh nhau cài răng lược, các mạch máu và các bộ phận khác của nhau thai phát triển sâu vào thành tử cung. Điều này khiến nhau thai không thể tự tróc ra khỏi thành tử cung trong quá trình sinh nở. Mẹ có nguy cơ tử vong khi sinh vì mất máu quá nhiều.
Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thị Yến – Chuyên khoa sản – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng chia sẻ “Khi mẹ có các dấu hiệu như ra máu đỏ tươi không có lý do, không đau bụng nhưng xuất hiện nhiều lần và lượng máu ngày càng nhiều hơn. Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được siêu âm kiểm tra. Bởi với các thiết bị tối tân, việc siêu âm hiện nay có thể phát hiện bánh nhau đang ở vị trí nào, nhờ đó mà sớm biết được các bất thường và điều trị kịp thời”.
Làm gì để tránh những biến chứng nguy hiểm liên quan đến nhau thai?
Về cơ bản, mẹ không cách nào kiểm soát được vị trí bám của nhau thai. Qua siêu âm, các bác sĩ sẽ cho mẹ biết nhau bám mặt sau, mặt trước hay bất cứ vị trí nào khác. Đồng thời, bác sĩ cũng tư vấn cho mẹ những điều cần lưu ý để có một thai kỳ ổn định.
Để tránh những biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ liên quan đến nhau thai, mẹ nên:
- Mang thai dưới 35 tuổi để thai kỳ khỏe mạnh và hạn chế các trường hợp xấu. Theo đó, thai phụ trên 35 tuổi có tỷ lệ mắc nhau tiền đạo là 1,1%, cao gấp đôi so với 0,5% ở phụ nữ dưới 35 tuổi.
- Bổ sung các thực phẩm cần thiết, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, cung cấp đủ chất cho thai kỳ.
- Đảm bảo tuân thủ đúng lịch khám thai định kỳ.
- Thông báo cho bác sĩ của bạn bất kỳ vấn đề sức khỏe nào. Ví dụ như cao huyết áp.
- Không hút thuốc hoặc dùng tự ý dùng thuốc không có chỉ định của bác sĩ.
- Tham khảo ý kiến chuyên môn trước khi quyết định mổ lấy thai.
Bạn có thể chưa biết:
Nhau bám mặt trước thì mẹ có sinh thường được không?
Vị trí nhau thai bám mặt sau hay mặt trước không thể biết chính xác thai nhi là trai hay gái. Tuy nhiên, biết được vị trí bám của nhau thai, độ trưởng thành của nhau thông qua siêu âm, bác sĩ sẽ giúp mẹ có thai kỳ an toàn nhất.
Nguồn tham khảo: Thế nào là hiện tượng nhau bám thấp? – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!