Trẻ có dây rốn quấn cổ có thông minh không là điều mà nhiều mẹ bỉm sữa thắc mắc. Đây là quan niệm dân gian được truyền miệng qua nhiều thế hệ. Song nếu xét về phương diện khoa học, chưa có nghiên cứu nào chứng minh điều này.
Hiện tượng dây rốn quấn cổ là gì?
Dây rốn quấn cổ hay còn gọi là tràng hoa quấn cổ là một hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Đó là khi dây rốn quấn quanh cổ của thai nhi từ một đến nhiều vòng. Theo thống kê, có đến 1/3 số trẻ sinh ra có tình trạng này. Nhìn chung, nó không phải vấn đề đáng lo ngại. Thông thường, dây rốn sẽ được để yên trong khi sinh để tránh gây thêm áp lực. Chỉ trừ một số trường hợp khẩn cấp cần can thiệp đặc biệt.
Dây rốn quấn cổ là hiện tượng khá phổ biến
Chiều dài trung bình của dây rốn vào khoảng 50 – 60cm. Dây rốn càng dài càng có thể làm tăng nguy cơ dây rốn quấn cổ 1 vòng hoặc nhiều vòng hơn. Ngoài ra, nó còn gây ra hiện tượng thắt nút. Sự chuyển động của bào thai là yếu tố khiến dây rốn bị căng và dài thêm. Tuy dây rốn dài có thể gây vướng và quấn cổ em bé, đồng thời gây nguy cơ tắc nghẽn mạch máu nhưng nó cũng có tác dụng bảo vệ bào thai khỏi nguy cơ giảm lưu lượng máu truyền qua dây rốn.
Làm sao để phát hiện dây rốn quấn cổ thai nhỉ?
Để phát hiện tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi, mẹ bầu có thể thông qua siêu âm, thai máy. Thậm chí, mẹ cũng có thể tự cảm nhận được. Tình trạng này thường xuất hiện vào tháng thứ 5 và thứ 6 của thai kỳ. Càng về cuối thai kỳ, hiện tượng càng rõ rệt hơn.
Khi dây rốn quấn càng chặt, thai nhi sẽ đạp mạnh hơn. Điều này nhằm báo hiệu mức độ nguy hiểm trong bụng mẹ. Có một số trường hợp đặc biệt, thai nhi sẽ tự gỡ dây rốn quấn quanh cổ và giúp trở lại như bình thường.
Trẻ với dây rốn quấn cổ có thông minh không?
Quan niệm dân gian
Ông bà xưa cho rằng, những em bé gái có dây rốn quấn cổ thì lớn lên có cuộc sống giàu sang, phú quý. Đối với bé trai, nếu có dây rốn quấn cổ thì sẽ thông minh và đào hoa. Mức độ đào hoa của con sẽ được tính dựa trên số vòng quấn cổ.
Dây rốn quấn cổ thì trẻ thông minh là quan niệm chưa có căn cứ khoa học
Khía cạnh khoa học
Tính đến nay, chưa có bất cứ chứng minh khoa học nào xác định được chuyện dây rốn quấn cổ liên quan đến sự phát triển trí não của trẻ. Thế nên, không thể nói việc trẻ có dây rốn quấn cổ thì trưởng thành sẽ thông minh. Bé có thông minh hay không là do nhiều yếu tố khác. Trên thực tế, hiện tượng dây rốn quấn cổ thai nhi gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé trong những tháng thai kỳ.
Những ảnh hưởng của hiện tượng dây rốn quấn cổ đới với mẹ và em bé
Đối với thai phụ
Mẹ bầu sẽ bị áp lực tinh thần khi phát hiện tình trạng thai nhi bị dây rốn quấn cổ. Nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và bé. Bên cạnh đó, tình trạng này còn khiến mẹ có nguy cơ sinh khó hoặc thậm chí không thể sinh. Nguyên do là vì khi dây rốn quấn cổ của thai nhi sẽ khiến cho trẻ không thể lọt ra ngoài cổ tử cung.
Đối với thai nhi
Khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ, quá trình trao đổi chất sẽ bị ảnh hưởng. Điều đó dẫn đến bé bị nhẹ ký hoặc thiếu máu sau sinh. Tình trạng sẽ nguy hiểm hơn khi dây rốn quấn cổ mà trẻ hiếu động. Bởi vì lúc ấy, dây rốn sẽ càng siết chặt và gây nghẹt thở.
Nếu gặp phải tình trạng trên, mẹ bầu cần có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Cách này giúp cải thiện sức khỏe của mẹ và bé. Trong quá trình chuyển dạ, việc dây rốn quấn cổ khiến cho trẻ khó mà lọt qua tử cung và ra ngoài. Một vài trường hợp, trẻ bị ngạt vì thiếu oxy.
Những lưu ý dành cho mẹ bầu khi thai nhi có dây rốn quấn cổ
Mẹ cần lưu ý làm theo chỉ định của bác sĩ khi trẻ có dây rốn quấn cổ
- Khám thai định kỳ để kịp thời phát hiện những bất thường.
- Duy trì chế độ ăn uống hợp lý để bổ sung đầy đủ vitamin cùng các khoáng chất thiết yếu.
- Tránh ăn các thực phẩm đóng hộp chế biến sẵn hoặc thực phẩm chưa được nấu kỹ.
- Nghỉ ngơi đầy đủ để giải tỏa căng thẳng, giải trí và thư giãn bằng cách nghe nhạc, xem phim, đọc sách.
- Vận động nhẹ nhàng với các bộ môn phù hợp cho bà bầu như tập yoga, đi bộ…
- Tuyệt đối không áp dụng các phương pháp chưa được khoa học kiểm định như bò quanh giường hay bò ngược chiều kim đồng hồ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Kết
Tình trạng trẻ có dây rốn quấn cổ không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý thăm khám định kỳ cũng như làm theo chỉ định của bác sĩ để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!