Ở cữ mùa dịch mẹ bỉm chắc chắn sẽ không thoải mái được nhưng trong những ngày bình thường, thậm chí vừa cho con bú vừa nơm nớp lo chuyện phòng dịch. Nên bài viết sau sẽ giúp cho các mẹ tìm hiểu:
- Ở cữ mùa dịch có gì khác với bình thường?
- Những điều cần lưu ý về cho con bú trong mùa dịch
Ở cữ mùa dịch có gì khác với bình thường?
Ở cữ mùa dịch có thể sẽ là “cơn ác mộng” của những bà mẹ sau sinh vì vừa phải ở cữ, vừa phải chăm con, vừa phải phòng dịch. Nghĩ một cách tích cực hơn, mùa dịch này, nhiều người chồng có thể sẽ làm việc tại nhà, qua đó sẽ có nhiều thời gian chăm sóc vợ con hơn, mẹ bầu vì thế mà cũng sẽ đỡ buồn bực sau sinh vì luôn có chồng bên cạnh giúp đỡ.
(Nguồn: Phụ Nữ Online)
Ở cữ mùa dịch có gì khác so với bình thường? Câu trả lời là vừa giống vừa khác. Giống ở chỗ, mẹ bầu vẫn phải tuân thủ các lưu ý khi ở cữ như bình thường để phục hồi cơ thể một cách tốt nhất bao gồm:
- Không vận động mạnh, chỉ nên đi bộ nhẹ nhàng để lưu thông khí huyết
- Không ăn uống kiêng khem quá mức mà phải đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ
- Không tự ý uống thuốc mà phải có sự hướng dẫn của bác sĩ
- Kiêng quan hệ tình dục từ 4 – 6 tuần vì lúc này vùng nhạy cảm của mẹ còn yếu, dễ nhiễm trùng
- Không uống rượu, hút thuốc, sử dụng chất kích thích
- Không tắm nước lạnh, chỉ nên tắm nước ấm. Thậm chí vài ngày đầu sau sinh chỉ nên lau mình, ở trong phòng kín gió
- Không khiêng vật nặng vì sẽ ảnh hưởng đến việc phục hồi của cơ thể
- Vệ sinh răng miệng thường xuyên nếu hay ôm hôn em bé
- Không nên căng thẳng, lo âu
- Dành thời gian nghỉ ngơi
Xem thêm:
7 thực đơn ở cữ sau sinh cho mẹ nhiều sữa và lấy lại vóc dáng nhanh!
Tuy nhiên ở cữ mùa dịch sẽ có những bất tiện nhất định
- Không thể ra ngoài để hưởng không khí trong lành. Nên mẹ cố gắng vận động nhẹ tại nhà trong khả năng cho phép.
- Không dễ dàng mua các đồ vật thiết yếu cho tháng ở cữ. Nên mẹ cùng chồng và người thân nên lên danh sách các món đồ cần thiết cho việc ở cữ, có kế hoạch mua sắm từ trước khi sinh để có thời gian kiểm tra đồ còn thiếu và bổ sung.
- Không thể dễ dàng ăn những món “tự nhiên thèm”. Nên người thân có thể giúp mẹ trữ một ít đồ trong tủ lạnh phòng trừ hợp mẹ muốn ăn.
- Đặc biệt, cần phải rất cẩn thận trong việc tiếp xúc với người khác, nhất là với người thân đang làm các nghề nghiệp có nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cao. Với trường hợp này, mẹ nên hạn chế tiếp xúc với người thân đó, hạn chế ăn chung, dùng chung nhà vệ sinh để loại bỏ các yếu tố lây nhiễm qua giọt bắn hay trong không khí. Bản thân người nhà cũng hãy có ý thức bảo vệ mẹ và bé, áp dụng các nguyên tắc phòng dịch và vệ sinh khi đi từ ngoài đường vào nhà.
- Việc cho con bú cũng phải hết sức thận trọng vì trong giai đoạn này, trẻ chỉ có một nguồn tiếp nhận dinh dưỡng duy nhất là từ sữa mẹ, nên nếu mẹ có nguy cơ nhiễm Covid thì cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến trẻ.
Xem thêm:
Ở cữ sau sinh bao lâu thì đủ ngày đủ tháng cho sản phụ hồi phục sức khỏe?
Những điều cần lưu ý về cho con bú trong mùa dịch
Một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của các bà mẹ trong mùa dịch chính là việc làm sao để bảo vệ con khỏi lây nhiễm, nhất là khi thời điểm này, nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho bé là sữa mẹ. Nhiều bà mẹ hoang mang nếu mẹ có nguy cơ bị nhiễm bệnh thì có thể cho con bú sữa không? Con có nguy cơ bị lây nhiễm Covid qua sữa mẹ không? Dưới đây là giải đáp của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF về vấn đề này :
Cần lưu gì những gì khi cho con bú trong mùa dịch? (Nguồn: Báo Quốc Tế)
Có nên cho con bú vào mùa dịch không?
Chắc chắn là nên vì sữa mẹ không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho bé phát triển mà còn giúp trẻ có đầy đủ kháng thể để chống lại các bệnh nhiễm trùng. Các kháng thể và các yếu tố hoạt tính sinh học trong sữa mẹ giúp bé chống lại sự lây nhiễm COVID-19, nếu em bé bị phơi nhiễm.
Mẹ có thể lây Covid-19 cho con qua đường sữa không?
Cho đến nay, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh việc lây truyền Covid-19 qua sữa mẹ. Nên việc bạn có thể làm là bảo vệ bản thân nhiều nhất có thể để tránh các tình huống xấu xảy ra.
Nếu nghi ngờ nhiễm COVID-19 có nên tiếp tục cho con bú không?
Mẹ vẫn nên tiếp tục cho con bú với các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Vì tính đến nay, virus Covid-19 chỉ mới được phát hiện lây nhiễm qua giọt bắn. Mẹ nên đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc gần vùng mặt của bé, rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc với chất tẩy rửa tay có cồn trước và sau khi chạm vào em bé. Lau hoặc rửa ngực mẹ thực sạch nếu mẹ vừa bị ho trước khi cho con bú.
Có nên cho trẻ bú nếu trẻ bị bệnh?
Vẫn tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ nếu trẻ bị ốm cho dù là trẻ nhiễm Covid-19 hay một căn bệnh khác. Việc hấp thu sữa mẹ đều đặn giúp bé tăng cường hệ thống miễn dịch và chống lại các bệnh nhiễm trùng. Điều này có thể giúp con khỏi bệnh mau hơn.
Lưu ý điều gì khi cho con bú mùa dịch?
Mẹ cần tuân thủ các nguyên tắc rửa tay, vệ sinh bao gồm: rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chạm vào bé, sử dụng dung dịch rửa tay có cồn. Đồng thời làm sạch và khử trùng bất kỳ bề mặt nào mẹ đã chạm vào. Máy hút sữa, bình trữ sữa và dụng cụ cho con bú sau mỗi lần sử dụng cũng cần được tiệt trùng.
(Nguồn: Bệnh viện Hồng Ngọc)
Ở cữ mùa dịch có thể là giai đoạn khá bất tiện với mẹ bỉm nhưng chỉ cần tuân thủ các quy tắc phòng dịch lẫn những lưu ý trong lúc ở cữ, mẹ có thể bảo vệ được bé lẫn phục hồi tốt sức khoẻ của bản thân. Chúc các mẹ thành công và mạnh khoẻ nhé!
Nguồn thông tin: Nuôi con bằng sữa mẹ an toàn trong mùa dịch COVID-19 – unicef.org
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!