X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Ở cữ sau sinh đúng cách và nhiều quan niệm sai lầm có thể mẹ không biết

Mất 7 phút để đọc
Ở cữ sau sinh đúng cách và nhiều quan niệm sai lầm có thể mẹ không biết

Ở cữ là khi các sản phụ nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe sau chuỗi ngày mang thai và vượt cạn đầy khó nhọc. Tuy nhiên không nên kiêng cữ thái quá.

Kinh nghiệm ở cữ sau sinh là cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên những quan niệm sai lầm về ở cữ lại gây không ít khó khăn cho các mẹ sau sinh.

Nhắc tới “ở cữ” hẳn ai cũng nghĩ tới hình ảnh các sản phụ sau sinh tóc bết mồ hôi, người nồng mùi sữa, trùm kín người như nữ tu và chỉ loanh quanh trong căn phòng kín gió. Sau đây là một số quan niệm sai lầm về ở cữ sau sinh được cho là phản khoa học, không nên áp dụng. Hãy theo dõi nhé!

Ở phương Tây, không có một khái niệm cụ thể nào cho việc ở cữ đúng cách. Tuy nhiên ở một số nước châu Á và Đông Nam Á, việc kiêng cữ này rất nghiêm ngặt. Việc nghỉ ngơi sau sinh là điều bắt buộc, tuy nhiên có những kiêng kị cổ hủ gây không ít phiền hà cho chị em.

Cách ở cữ sau khi sinh sai lầm: Kiêng ăn đa dạng

Theo như quan niệm của các cụ ngày xưa, bà đẻ chỉ được ăn thịt nạc kho khô, rau ngót và uống nước đun sôi. Nhiều mẹ phải ăn thực đơn đó đến cả 3 tháng 10 ngày. Các bà, các cô đều cho rằng ăn da dạng các loại thực phẩm như bắp cải xanh, cá biển, thịt bò, rau muống… sẽ khiến cổ tử cung lâu “khép lại” hay mẹ sẽ bị tiểu tiện không kiểm soát,…

Đây là quan điểm sai lầm về ở cử sau khi sinh vì trong thời gian cho con bú, cơ thể phụ nữ cần một lượng calo cao, khẩu phần ăn phải tăng thêm về số lượng và chất lượng.

Kiêng tắm gội trong vòng 1 tháng

Quan điểm không gội đầu trong vòng 1 tháng ở cữ để tránh đau nhức đầu và rụng róc về sau là không đúng. Kiêng tắm gội sau sinh sẽ khiến cơ thể mất vệ sinh, các lỗ chân lông bị bít lại khiến da không được hô hấp, gây viêm da hay nhiễm trùng da. Kinh nghiệm ở cữ sau sinh sẽ giúp mẹ học cách vệ sinh thân thể đúng nhất.

kinh-nghiem-o-cu-sau-sinh

Sau sinh khoảng 2 – 3 ngày là các bà mẹ đã có thể gội đầu và tắm toàn thân được: dùng dầu gội đầu hay trái bồ kết nấu nước sôi để ấm gội, nên gội nhanh và sấy khô ngay sau khi gội.

Bí quyết ở cữ là sau khi tắm có thể thoa thêm rượu gừng hoặc dầu tràm giúp cho cơ săn chắc và làm ấm cơ thể.

Kiêng để hở chân, tay

Việc này nhằm mục đích giữ ấm cho sản phụ, tránh nhiễm lạnh và trúng phải gió độc. Nhưng vào mùa hè nóng nực mà người mẹ phải đi tất, đội mũ, mặc quần áo dài tay, không được bật quạt và điều hòa thì không thực sự cần thiết.

Mồ hôi ra nhiều sẽ khiến da mẹ dễ nhiễm khuẩn, khi cho con bú có thể ảnh hưởng tới chất lượng sữa.

Kiêng xem tivi, điện thoại, đọc sách

Chưa có nghiên cứu khoa học nào cho thấy xem tivi, đọc sách khi ở cữ sẽ khiến mắt nhanh lão hóa, mờ mắt. Không nên xem tivi hay đọc sách quá sớm, vì mẹ cần thời gian nghỉ ngơi nhiều để lấy lại sức. Tuy nhiên xem ở mức độ vừa phải sẽ giúp mẹ sau sinh được thư giãn, giảm căng thẳng trong những ngày chăm con mọn.

Kiêng ra ngoài – kinh nghiệm ở cữ sai lầm

Các sản phụ thường không được ra ngoài ít nhất là 1 tháng sau khi sinh. Phòng ở của hai mẹ con phải đóng kín để tránh gió lùa. Việc này sẽ tạo ra môi trường ẩm thấp cho nhiều vi khuẩn và nấm phát triển. Đóng kín cửa cả ngày cũng rất dễ gây ra tình trạng thiếu oxy, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả 2 mẹ con.

Kiêng nói chuyện nhiều

Theo quan niệm cũ, mẹ sau sinh nói nhiều sau này sẽ bị “nói nhịu”. Tuy nhiên điều này không có căn cứ khoa học. Sản phụ vẫn có thể giao tiếp bình thường chỉ không nên nói lớn tiếng để tránh ảnh hưởng tới thanh quản.

Kiêng vận động

Mẹ sinh mổ hoặc phải rạch tầng sinh môn sẽ đi lại khó khăn. Tuy nhiên quan điểm di chuyển nhiều sẽ làm vết khâu bị rách là không đúng. Sau khi sinh, người mẹ nên đi lại nhẹ nhàng, vận động điều hòa sẽ giúp vết mổ mau lành và tránh sản dịch ứ đọng trong cơ thể.

kinh-nghiem-o-cu-sau-sinh

Kiêng đánh răng, chải đầu – kinh nghiệm ở cữ sau sinh nói gì?

Đánh răng ngay khi mới sinh con sẽ làm hại men răng, khiến răng ê buốt. Chải đầu sẽ làm tóc rụng nhiều, sau này dễ bị hói đầu. Đó là quan niệm của các bà, các mẹ thời xưa. Thực ra, đánh răng hay chải đầu là hoạt động vệ sinh cá nhân, không ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ. Sản phụ chỉ không nên đánh răng bằng nước lạnh hoặc chải đầu quá mạnh.

Kiêng chuyện vợ chồng

kinh-nghiem-o-cu-sau-sinh

Quan điểm gái đẻ không được nằm gần chồng không sau này xanh da mặt hay phải kiêng chuyện chăn gối đến 6 tháng để vết thương lành lại là không cần thiết. Ngược lại, kinh nghiệm ở cữ sau sinh cho rằng gần gũi chồng sẽ giúp mẹ giảm căng thẳng sau sinh, gìn giữ tình cảm vợ chồng.

Đốt than để giữ ấm

Theo dân gian, sản phụ nên nằm than, hơ nóng cơ thể giúp ấm người, tránh phát sinh bệnh sau này. Đây là quan điểm hết sức cổ hủ. Nằm than nóng có nguy cơ gây cháy, bỏng hoặc khi đốt than sẽ sản sinh ra nhiều khi CO2, gây độc cho mẹ và bé.

Vậy “ở cữ” sau sinh có cần thiết không? Ở cữ sau sinh đúng cách là vô cùng quan trọng

Trong quá trình chuyển dạ, người mẹ mất rất nhiều sức lực. Sản phụ rất cần được nghỉ ngơi để lấy lại sức và chuẩn bị năng lượng để chăm sóc bé yêu. Tuy vẫn có nhiều những quan niệm kiêng cữ vô lý nhưng không thể phủ nhận một số kinh nghiệm dân gian của các bà, các cô vẫn có những tác dụng nhất định.

Với điều kiện cuộc sống ngày càng được nâng cao, sự hiểu biết về sức khỏe sau sinh của phụ nữ đươc phổ câp rộng rãi, ở cữ không còn đáng sợ như trước. Các bà mẹ thời hiện đại chỉ cần tuân thủ nguyên tắc nghỉ ngơi điều độ, ăn uống hợp lý, vận động phù hợp sẽ sớm phục hồi sức khỏe.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp mẹ không còn phân vân về việc nên hay không nên kiêng cữ sau sinh. Để biết thêm các kiến thức chăm sóc sức khỏe mẹ và bé, hãy truy cập theAsianparent ngay hôm nay!

Câu chuyện từ đối tác
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
Giới thiệu 5 máy hút mũi cho bé sơ sinh được các mẹ tin dùng
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
TOP 6 loại sữa dành cho trẻ sinh non thiếu tháng được nhiều mẹ tin dùng
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay

Xem thêm

  • Trầm cảm sau sinh – Xin đừng chủ quan!
  • Để bớt đau sau sinh mổ, 6 cách hiệu quả này sẽ giúp mẹ nhanh chóng hồi phục
  • Bài tập Kegel giúp phụ nữ sau sinh thêm tự tin, hấp dẫn và thăng hoa

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

Mecoca

  • Home
  • /
  • Sau sinh
  • /
  • Ở cữ sau sinh đúng cách và nhiều quan niệm sai lầm có thể mẹ không biết
Chia sẻ:
  • Lưu ý an toàn khi thắt ống dẫn trứng sau sinh mổ

    Lưu ý an toàn khi thắt ống dẫn trứng sau sinh mổ

  • Test Product Comparison Table

    Test Product Comparison Table

  • 5 cách tập cho bé bú mẹ trở lại

    5 cách tập cho bé bú mẹ trở lại

  • Lưu ý an toàn khi thắt ống dẫn trứng sau sinh mổ

    Lưu ý an toàn khi thắt ống dẫn trứng sau sinh mổ

  • Test Product Comparison Table

    Test Product Comparison Table

  • 5 cách tập cho bé bú mẹ trở lại

    5 cách tập cho bé bú mẹ trở lại

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it