X
theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
Product GuideSign in
  • COVID-19
  • Mẹ bầu
    • Tính ngày dự sinh
    • Thời kì mang thai
    • Tam cá nguyệt thứ nhất
    • Tam cá nguyệt thứ hai
    • Tam cá nguyệt thứ ba
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Những thứ bà bầu không nên ăn trong thai kỳ để đảm bảo an toàn cho thai nhi

Mất 6 phút để đọc
Những thứ bà bầu không nên ăn trong thai kỳ để đảm bảo an toàn cho thai nhi

Chế độ dinh dưỡng cực kỳ quan trọng trong thai kỳ. Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ đảm bảo cho mẹ mạnh khỏe, con phát triển toàn diện. Vậy, những thứ bà bầu không nên ăn trong quá trình mang thai bao gồm những gì?

Những thứ bà bầu không nên ăn trong thai kỳ

Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao

Thủy ngân sẽ tích lũy lâu trong cơ thể người mẹ. Chất này sẽ gây thương tổn nặng nề cho hệ thần kinh của thai nhi. Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao là các loại cá đóng hộp như cá ngừ, cá thu,…

Mẹ nên chọn cá rô phi, cá hồi, các cá da trơn,… Vừa giàu protein, vitamin B12, kẽm, những loại cá này còn giàu axit béo Omega-3 và DHA rất tốt cho não bộ.

Các loại thịt và cá sống hoặc tái

Vi khuẩn salmonella, coliform, toxoplasmosis,… tồn tại rất nhiều trong thịt và cá sống hoặc tái. Đây đều là những vi khuẩn gây ngộ độc có thể gây sảy thai, thai chết lưu.

Nhung-thu-ba-bau-khong-nen-an

Sushi, bò bít tết, thịt cá còn sống là những thứ bà bầu không nên ăn. Đặc biệt, trứng sống có thể chứa 20.000 vi khuẩn salmonella.

Thức ăn nướng, xông khói

Than và gỗ dùng để nướng thịt đều rất độc hại. Các loại chất đốt này sẽ tạo ra khí độc, nhiễm vào thức ăn. Người ăn nhiều thức ăn xông khói có khả năng bị ung thư cao hơn người khác.

Thịt chế biến sẵn

Thịt nguội, xúc xích, giăm bông,… đều có nguy cơ chứa vi khuẩn Listeria. Đối với người bình thường, vi khuẩn này không gây hại. Với mẹ bầu, vi khuẩn này có thể gây sảy thai. Vì thế, mẹ bầu nên tự chế biến thịt và nấu chín kỹ.

Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa không tiệt trùng

Sữa là nguồn cung cấp canxi và vitamin D nhưng chế phẩm từ sữa chưa tiệt trùng lại gây hại. Vi khuẩn Listeria trong pho mát có thể gây sẩy thai.

Nhung-thu-ba-bau-khong-nen-an

 

Mẹ chỉ nên ăn phomat được chế biến từ các loại sữa tươi tiệt trùng. Đừng quên kiểm tra thành phần có trong nhãn sữa, pho mát nhé!

Gan động vật

Đây là thực phẩm rất giàu sắt và vitamin A nhưng đây cũng là kho chứa chất độc trong cơ thể động vật. Nếu cung cấp quá nhiều vitamin A, thai nhi sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí quái thai.

Trái cây bà bầu không nên ăn

Vỏ trái cây có thể còn lẫn hóa chất, chất bảo vệ thực vật như toxoplasmosis. Mẹ nên rửa sạch để tránh nhiễm độc nhé.

Nhãn gây nóng dễ dẫn đến tình trạng động thai. Bà bầu sẽ đau tức bụng dưới, tổn thương thai khí và có thể gây sảy thai. Đu đủ xanh rất bổ dưỡng nhưng dễ gây sảy thai. Enzymes trong đu đủ xanh gây co thắt tử cung, gây sảy thai.

Nhung-thu-ba-bau-khong-nen-an

Khoai tây mọc mầm xanh có chất solanin. Chất này ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ gây sảy thai cho bà bầu.

Dứa (thơm) chứa nhiều vitamin C, nhiều enzym tiêu hóa các thành phần protein nhanh. Bromelain làm mềm tử cung, kích thích tử cung co bóp. Ăn dứa (thơm) trong 3 tháng đầu dễ bóc tách túi thai và gây sảy thai.

Các loại rau củ, gia vị mẹ nên tránh

Ớt, gừng dễ gây táo bón. Hoạt chất gingerol trong gừng gây mỏng mạch máu. Nếu mẹ ăn gừng quá 4 ngày có thể góp phần gây ra hiện tượng máu đóng cục.

Khổ qua chứa nhiều Quinin, Monodicine, Vicine khiến tử cung co bóp gây động thai. Trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ nên kiêng khổ qua dưới mọi hình thức.

Rau ngải cứu, chùm ngây, rau răm, rau sam, … cũng khiến dạ con bị kích thích co bóp quá mức.

Bà bầu cần bổ sung chất gì khi mang thai?

Chế độ ăn uống khi mang thai phải cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng mà thai nhi cần để phát triển thành một em bé khỏe mạnh.

Những thứ bà bầu không nên ăn trong thai kỳ để đảm bảo an toàn cho thai nhi

Bà bầu nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày những chất sau:

  • Vitamin B6: giúp chống lại cảm giác buồn nôn và nghén. Thịt nạc, thịt gia cầm, trứng, trái cây họ cam quýt, các loại đậu,… rất giàu vitamin B6
  • Folate/axit folic: rất quan trọng đối với sự phát triển thích hợp của não và tủy sống của em bé. Axit folic có nhiều trong bông cải xanh, đậu Hà Lan, đậu lăng, bơ, cải Brussels, đậu bắp, măng tây và các loại rau lá xanh đậm
  • Axit béo omega-3 là chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của mắt và não thai nhi. Thực phẩm giàu axit béo Omega-3 là đậu nành, dầu hạt cải, quả óc chó, hạt chia, hạt lanh, cá hồi, …
  • Trái cây tươi và rau xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa cần thiết cho sự tăng trưởng của em bé
  • Carbohydrate trong ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu, khoai tây và khoai lang
  • Protein: Đây là thành phần cấu tạo của DNA, mô và cơ, kích hoạt các enzym trong cơ thể. Protein có nhiều trong các loại đậu, đậu lăng, thịt gà, các loại hạt, bơ hạt, thịt và đậu nành
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời, mang đến hệ xương chắc khỏe. Nếu bị dị ứng với sữa, bạn có thể bổ sung cải xoăn, cải xoong và cá mòi
  • Vitamin D cần thiết cho sự phát triển của hệ thống miễn dịch, răng và xương. Cá hồi, cá thu, cá ngừ, lòng đỏ trứng, dầu gan cá, và sữa hoặc ngũ cốc đều giúp tăng cường vitamin D
  • Kẽm: khoáng chất quan trọng cho sự phát triển của hệ thống miễn dịch và hệ thần kinh khỏe mạnh. Thịt bò, rau bina, nấm, hàu, bí ngô và hạt bí, thịt gà, các loại hạt và đậu rất giàu kẽm

Bên trên là những thứ bà bầu không nên ăn và nên ăn trong thai kỳ. Mẹ nên lưu ý để đảm bảo mạnh khỏe và an toàn nhé!

Xem thêm:

Câu chuyện từ đối tác
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
5 dòng sản phẩm sữa rửa mặt dành cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
Bật mí 4 loại kem chống nắng cho bà bầu được ưu chuộng trên thị trường hiện nay
  • Bà bầu ăn gì để vào con không vào mẹ? Cho bé tăng cân mẹ không sợ mập
  • Khi nào thì có tim thai? Thai nhi mấy tuần thì nghe được nhịp tim?
  • Bà bầu ăn măng được không? Những điều mẹ bầu nên cẩn trọng

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

img
Bài viết của

Nhi Le

  • Home
  • /
  • Trở thành cha mẹ
  • /
  • Những thứ bà bầu không nên ăn trong thai kỳ để đảm bảo an toàn cho thai nhi
Chia sẻ:
  • Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

    Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

  • Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

    Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

  • Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

    Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

  • Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

    Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

  • Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

    Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và biện pháp chữa trị

  • Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

    Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

Nhận những lời khuyên đều đặn từ chúng tôi về quá trình mang bầu và thai nhi phát triển!
  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore flag Singapore
  • Thailand flag Thailand
  • Indonesia flag Indonesia
  • Philippines flag Philippines
  • Malaysia flag Malaysia
  • Sri-Lanka flag Sri Lanka
  • India flag India
  • Vietnam flag Vietnam
  • Australia flag Australia
  • Japan flag Japan
  • Nigeria flag Nigeria
  • Kenya flag Kenya
© Copyright theAsianparent 2025. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng |Sơ đồ trang web
  • Công cụ
  • Bài viết
  • Hỏi & Đáp
  • Bình chọn

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it

Chúng tôi sử dụng dữ liệu để đảm bảo bạn có một trải nghiệm tốt nhất. Learn MoreOk, Got it