Làm sao để nhận biết con có xu hướng bạo lực – làm thế nào cha mẹ, thầy cô biết được trẻ có tính bạo lực để ngăn chặn kịp thời.
Dấu hiệu con có xu hướng bạo lực
- Trẻ không bình tĩnh trong cách cư xử hàng ngày
- Rất dễ nổi giận, nóng tính, hung hăng
- Thường hay gây gổ với bạn bè
- Hay phá hủy đồ vật, vật dụng
- Thường hay tính toán, suy luận về những hành động bạo lực
- Thích nói về những hành vi mạo hiểm
- Luôn đe doạn đánh người khác hay làm đau chính bản thân mình
- Tỏ vẻ thích thú trước những động vật săn mồi
- Hay mang theo các loại vũ khí
- Sử dụng nhiều chất kích thích hơn như rượu, bia, ma túy
Ngoài ra, Viện nghiên cứu Tâm bệnh học trẻ em và tuổi vị thành niên Mỹ đã nghiên cứu và xác định được các yếu tố có thể dự đoán khả năng bị kích động và khả năng gây các hành vi bạo lực thậm chí lớn lên có thể giết người, xâm hại đến người khác như:
- Từ nhỏ luôn có hành vi bạo lực ở những mức độ khác nhau
- Là nạn nhân của sự lạm dụng về tình dục, thể xác…
- Phải chứng kiến những hành động bạo lực trong gia đình, xã hội…
- Có cha mẹ, người thân là người có những hành động mang tính bạo lực
- Hay xem phim ảnh bạo lực
- Sử dụng chất kích thích
- Thường xuyên nhìn thấy súng hoặc vũ khí giết người
- Bộ óc có những tổn thương nhất định
Những dấu hiệu trên đây mang tính chất tương đối, khi áp dụng cần dựa trên những diễn biến cụ thể trong hành vi của trẻ. Từ đó, các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo, sẽ tìm ra những dấu hiệu về hành động bạo lực mang tính đặc thù hơn ở trẻ để tìm cách dạy dỗ trẻ, giáo dục trể cho phù hợp.
Ba mẹ nên làm gì khi con có xu hướng bạo lực
Cách tốt nhất để dạy trẻ không bạo lực là bản thân cha mẹ và người lớn phải kiểm soát được hành vi. Nếu chúng ta thể hiện sự giận dữ một cách nghiêm túc nhưng nhẹ nhàng, có thể trẻ sẽ học theo.
Nếu bạn thấy trẻ có những hành vi hung hăng, đưa con đến bác sỹ tâm lý. Các biện pháp tâm lý sẽ được áp dụng như dạy trẻ kiểm soát sự giận dữ, thể hiện thái độ thất vọng theo cách phù hợp, phải có trách nhiệm với hành động của mình, phải chịu hậu quả,… Bên cạnh đó, những mâu thuẫn gia đình, rắc rối ở trường, các vấn đề cộng đồng xung quanh cũng cần được làm rõ.
Giúp con từ bỏ tính bạo lực?
Phòng ngừa luôn tốt hơn chữa trị, cùng như ngăn chặn ngay từ lúc chớm nở, còn nhỏ thì dễ hơn khi để bạo lực ăn sâu vào trẻ.
Nếu sớm nhận ra con có dấu hiệu thích bạo lực từ khi còn nhỏ tuổi, các bậc phụ huynh cần chấn chỉnh con ngay.
Không bao giờ là quá muộn để dạy con từ bỏ tính bạo lực. Cha mẹ cần theo sát con và cần cùng nhau có kế hoạch nuôi dạy để con trưởng thành khỏe mạnh và sống tốt với mọi người.
Khi con có bất kì vấn đề gì mà cha mẹ không còn kiểm soát nổi thì tốt nhất hãy kết hợp với chuyên gia, nhà trường và cả cô giáo của con và cả những nhà tâm lý khi cần thiết.
Không sử dụng bạo lực với con
Nhất là với những đứa trẻ vốn tính nóng nảy thì việc chứng kiến cảnh bạo lực ở trường, ở nhà hay trên các phương tiện truyền thông sẽ càng làm cho hành vi hung hăng ở trẻ tăng lên.
Cha mẹ hoặc cô giáo dùng biện pháp đánh đòn có thể sẽ làm cho trẻ bị rối loạn tâm lý. Khi con mắc lỗi, hãy phạt con theo cách vừa phân tích, vừa khuyên bảo lẫn giáo dục, tránh đe dọa hay đánh đập trẻ. Cha mẹ cũng nên tránh cho con tiếp xúc với các loại đồ chơi, phim ảnh mang tính bạo lực.
Hiểu tâm lý và hanh vi của chính con mình, luôn theo dõi mọi giai đoạn phát triển tâm sinh lý của con, để có thể điều chỉnh kịp thời, cũng như nhận biết con có xu hướng bạo lực sớm để điều trị sớm!
Theo Báo Mới
Xem thêm:
Vào ngay Fanpage của The Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!